Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng| Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo
Viên tướng trẻ và con ngựa trắng kể về vị anh hùng Trần Quốc Toản, tuy còn nhỏ nhưng đã có ý chí đánh đuổi lũ giặc xâm lược, dành chủ quyền cho đất nước. Nhưng vì tuổi đời còn quá nhỏ lại thêm việc cha mất sớm nên đã bị cho ra rìa và không được tham gia vào việc đánh đuổi quân Nguyên Mông cùng với vua quan nhà Trần.
1. Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: Chuẩn bị đọc
Em biết nhân vật đó là ai, có công trạng gì mà lại được tôn vinh như thế hay không? Hãy chia sẻ với các bạn ở trong lớp.
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Nhân vật ấy là Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng đó là “Phá cường địch báo hoàng ấn”, tuổi trẻ tài cao lại đạo mạ phi thường.
2. Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: Trải nghiệm cùng văn bản
2.1 Em hình dung ra sao về đoàn quân của Hoài Văn?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đoàn quân của Hoài Văn với số lượng rất đông hơn sáu trăm người, tinh nhuệ và thiên chiến, ngày đêm miệt mài rèn luyện
2.2 Theo dõi sau đó tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Sáu trăm hào kiệt đã chia nhau bố trí trên những ngọn núi chung quanh cánh đồng Ma Lục. Giữa trưa Hoài Văn nhìn thấy đội quân giặc đang lọt thỏm giữa thế trận của mình. Những bao tên lắc lư ở trên vai, tua tủa những mũi tên được bịt sắt, Chúng tiến lên đầu ngựa húc vào mông của ngựa trước, Hoài Văn đã nín thở nhìn quân giặc, chàng cố lấy hết sức bình tĩnh.
Quân giặc khi tiến vào giữa cánh đồng và ngồi im ở trên lưng ngựa, Hoài Văn và Thế Lộc đều nắm chặt đốc gươm và cán giáo. Quân giặc rụt rè và tiến tới hàng nghìn mũi tên phóng xuống thẳng vào đám quân giặc. Quân giặc thì tranh nhau chạy, ngựa xô vào nhau mà ngã lổng chổng, nhiều tên giặc cũng bị ngã sõng soài. Toán giặc chạy đầu tiên ngã chúi vào một trận mưa tên dữ đội, những người còn sống sót chạy và va ập vào đám quân đang chạy hộc tốc. Bấy giờ quân giặc chỉ nghe thấy được tiếng núi lở, những chiến sĩ trèo nhanh như vượn đã đến trước mặt quân giặc mà vung con dao to chém giết lũ giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt được trời đất hay ngày đêm.
Viên tướng giặc dẫn theo một cánh quân liều chết đánh sau đó chạy khỏi cánh đồng Ma Lục. Chúng cắm đầu chạy ra khỏi cánh đồng mà không dám ngoảnh đầu lại cùng với tiếng chiêng tiếng trống vang lừng của đôi quân ta chiến thắng ăn mừng.
Hoài Văn chỉ tay vào mặt của viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại ý trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.
Tên tướng đã hốt hoảng từ yên ngựa nhảy xuống và quỳ trước con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu và lá cờ thêu sáu chữ vẻ vang đã nhòe trong bóng tối nhưng vẫn reo phần phật.
>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 8 Chân trời sáng tạo
2.3 Từ Chương XI tới chương XII-XIII, tuyến truyện có điều gì thay đổi?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Từ chương XI tới chương XII – XIII, tuyến truyện có sự thay đổi như sau: Từ việc giới thiệu nhân vật Trần Quốc Toản chuyển đến mưu kế tuyệt diệu ở trên dãy núi Ma Lục tới câu chuyện về Chiêu Thành Vương (chú của nhân vật Trần Quốc Toản) gặp khó khăn và đã được một người cháu giải cứu.
2.4 Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đội quân sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương chính là đội quân của Hoài Văn Hầu.
2.5 Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn thông qua câu nói này?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Hoài Văn là một người rất chú trọng nghĩa khí, dám nghĩ và dám làm, chính chú ruột của Hoài Văn cũng không nghĩ được rằng anh sẵn sàng xả thân mình để cứu ông trong hoạn nạn để thấy được rằng anh là một người vô cùng trọng tình nghĩa và chiến đấu vì chính nghĩa để bảo vệ đất nước, đánh tan bọn quân giặc.
3. Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng: Suy ngẫm và phản hồi
3.1 Câu 1 trang 84 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Các sự kiện ở trong văn bản được kể dựa theo hai tuyến:
Tuyến 1:
Sáu trăm hào kiệt đã chia nhau bố trí trên những ngọn núi chung quanh cánh đồng Ma Lục. Giữa trưa Hoài Văn nhìn thấy đội quân giặc đang lọt thỏm giữa thế trận của mình. Những bao tên lắc lư ở trên vai, tua tủa những mũi tên được bịt sắt, Chúng tiến lên đầu ngựa húc vào mông của ngựa trước, Hoài Văn đã nín thở nhìn quân giặc, chàng cố lấy hết sức bình tĩnh.
Quân giặc khi tiến vào giữa cánh đồng và ngồi im ở trên lưng ngựa, Hoài Văn và Thế Lộc đều nắm chặt đốc gươm và cán giáo. Quân giặc rụt rè và tiến tới hàng nghìn mũi tên phóng xuống thẳng vào đám quân giặc. Quân giặc thì tranh nhau chạy, ngựa xô vào nhau mà ngã lổng chổng, nhiều tên giặc cũng bị ngã sõng soài. Toán giặc chạy đầu tiên ngã chúi vào một trận mưa tên dữ đội, những người còn sống sót chạy và va ập vào đám quân đang chạy hộc tốc. Bấy giờ quân giặc chỉ nghe thấy được tiếng núi lở, những chiến sĩ trèo nhanh như vượn đã đến trước mặt quân giặc mà vung con dao to chém giết lũ giặc như chặt chuối. Giặc không phân biệt được trời đất hay ngày đêm.
Viên tướng giặc dẫn theo một cánh quân liều chết đánh sau đó chạy khỏi cánh đồng Ma Lục. Chúng cắm đầu chạy ra khỏi cánh đồng mà không dám ngoảnh đầu lại cùng với tiếng chiêng tiếng trống vang lừng của đôi quân ta chiến thắng ăn mừng.
Hoài Văn chỉ tay vào mặt của viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại ý trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.
Tên tướng đã hốt hoảng từ yên ngựa nhảy xuống và quỳ trước con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu và lá cờ thêu sáu chữ vẻ vang đã nhòe trong bóng tối nhưng vẫn reo phần phật.
Tuyến 2
Chiêu Vương Thành được lệnh phải đi đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ mà đã đầu hàng giặc Nguyên. Trong quá trình đánh đuổi quân giặc Chiêu Vương Thành đã bị quân giặc bao vây và khó có đường thoát chạy nhưng lúc đó thì bất ngờ đội quân của Hoài Văn đã tới ứng cứu kịp thời và giết hết quân giặc để giải vòng vây cho Chiêu Vương Thành.
3.2 Câu 2 trang 84 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Xác định nội dung bao quát của toàn văn bản và cho biết những dấu hiệu nào đã giúp cho em nhận biết được văn bản phía trên thuộc thể loại truyện lịch sử.
Phương pháp giải:
Vận dụng tri thức đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nội dung bao quát của toàn văn bản nói về vị tướng trẻ tên Hoài Văn Hầu một vị anh hùng anh dũng vô cùng hiên ngang chiến đấu với quân giặc để bảo vệ đất nước trước quân giặc. Đồng thời Hoài Văn Hầu là một người anh hùng rất chính trực, căm ghét những kẻ phản quốc đầu hàng theo quân giặc đều sẽ phải bị chém đầu. Nên khi thấu Chiêu Vương Thành đánh đuổi lũ giặc phản nước theo giặc mà không suy nghĩ nhiều về lợi ích hay mệnh lệnh đã được giao sẵn sàng ứng cứu trong những trận chiến vì đất nước và vì nhân dân.
Em nhận biết được đây là thể loại truyện lịch sử là do có dấu mốc thời gian và những sự kiện ở trong quá khứ về các trận đánh.
3.3 Câu 3 trang 84 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Nêu các nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Một vài nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.
- Tuổi nhỏ nhưng chí lớn, dũng mãnh và tự tin...
- Giàu lòng yêu nước và căm thù quân xâm lược, khát khao được lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân”.
- Biết cách phối hợp với Thế Lộc để phát huy được mưu lược và trí dũng của đôi bên.
- Sống có tình nghĩa và biết ứng xử theo quy tắc của triều đình.
3.4 Câu 4 trang 84 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Theo em, sự xuất hiện của những nhân vật như Thế Lộc và Chiêu Thành Vương có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Sự xuất hiện của nhân vật Thế Lộc đã làm nổi bật lên nét tính cách: biết cách phối hợp với đồng đội để có thể phát huy mưu lược và trí dũng của đôi bên, sự xuất hiện của Chiêu Thành Vương làm nổi bật được nét tính cách sống có tình nghĩa và biết ứng xử theo phép tắc trong triều đình của Hoài Văn Hầu. Sự xuất hiện của cả hai nhân vật này cũng góp phần cho thấy nhân vật Hoài Văn Hầu là một người tuổi nhỏ nhưng chí lớn, tài cao, dũng mãnh và tự tin; giàu lòng yêu nước lại căm thù quân xâm lược, khát khao được lập chiến công “phá cường địch báo hoàng ân” ...
3.5 Câu 5 trang 85 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng cùng con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng cùng với con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ đã giúp cho việc thể hiện được chủ đề của văn bản một cách rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh của những chàng trai trẻ cùng với hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng và con ngựa trắng đã biểu thị về thắng lợi của chúng ta. Nét đặc trưng để nhớ đến.
3.6 Câu 6 trang 85 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý vào cách sử dụng ngôi kể; cách quan sát và miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử; cách sử dụng lời người kể chuyện và lời của nhân vật;…)
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả chính là:
+ Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể một câu chuyện thật chân thật và bao quát nhất.
+ Cách quan sát, miêu tả sự vật và sự việc tinh tế, chân thật.
+ Tái hiện lại bối cảnh lịch sử chân thật cùng với ngôn từ ngắn gọn và súc tích.
+ Giọng điệu lời văn đầy khí chất và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc luôn được lưu giữ muôn đời.
3.7 Câu 7 trang 85 SGK Văn 8/2 Chân trời sáng tạo
Theo em, hình tượng của nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng trong văn bản phía trên có những điểm tương đồng hay khác biệt nào so với hình tượng của Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em, hình tượng của nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng trong văn bản phía trên có những điểm tương đồng và khác biệt với hình tượng của Hoài Văn ở trong Đại Nam quốc sử diễn ca:
- Điểm tương đồng:
Hoài Văn Hầu ở trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết và gan dạ yêu nước, có ý chí đánh giặc và rất căm ghét kẻ thù xâm lược.
- Điểm khác biệt:
Hai tác phẩm đều thể hiện được hình ảnh anh hùng nhưng hai tác phẩm lại có hai mặt khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Một bên là nhân vật xây dựng dựa trên câu chuyện có thực, một bên là tác giả thêm vào đó yếu tố văn học và thẩm mỹ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật cũng trở nên lý tưởng hóa hơn.
Trên đây là toàn bộ phần soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng sách Ngữ Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo mà các em có thể tham khảo. Thông qua bài viết hy vọng các em học được những bài học quý giá từ nhân vật anh hùng lịch sử. Ngoài bài soạn này, các em có thể truy cập nhanh vào website của VUIHOC để xem thêm các bài soạn khác cũng như để có thể đăng ký khoá học và được nghe giảng bài từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.
>> Mời bạn tham khảo thêm: