Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết| Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ có thêm kiến thức để viết ra một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong xã hội.
1. Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Phân tích kiểu văn bản
1.1 Câu 1 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết như thế nào?
- Văn bản này đã nêu lên được vấn đề và phân tích các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó.
- Đồng thời văn bản cũng nêu lên những lý lẽ và bằng chứng của người đọc. Qua đó đã giúp người đọc có thể hiểu thêm về những giải pháp để khắc phục vấn đề mà tác giả nói đến
1.2 Câu 2 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hay kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp? Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế gì trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên?
- Ở phần thân bài, văn bản đã được triển khai theo trình tự từ những vấn đề được đưa ra đến những giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
- Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên bởi theo trình tự này thì người đọc có thể dễ dàng hiểu được vấn đề đang diễn ra và giúp họ hiểu rõ tác hại của chúng. Sau đó mới đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Chính nhờ vào trình tự này mà tác phẩm sẽ có tính thuyết phục cao hơn.
1.3 Câu 3 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề?
- Để làm sáng tỏ vấn đề tác giả đã sử dụng lý lẽ: Ngày nay, căn bệnh sáo rỗng vẫn ngày ngày lây lan ra nhiều người và ở mọi nơi.
- Bằng chứng cho lý lẽ đó là:
+ Có cán bộ địa phương xuống thăm cơ sở (nhất là ở các xã miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa) khi nói chuyện với bà con nông dân mà toàn dùng những từ “đao to búa lớn” đại loại như: phải xây dựng xã vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hoá, mạnh về quốc phòng - an ninh; phải khai thác tiềm năng sẵn có, xác định cho được một ngành kinh tế mũi nhọn để làm hướng đột phá cho sự phát triển; phải phấn đấu đưa địa phương trở thành đầu tàu dẫn dắt cho cả vùng, cả khu vực;...
+ Có lẽ,“bệnh” sáo rỗng thời nay dễ thấy nhất là hầu như đi đâu, chỗ nào người ta cũng nói đến từ “4.0” như một thứ mốt thời thượng. Trong hội nghị, trên diễn đàn, ở văn bản báo cáo, thậm chí cả lúc trà dư tửu hậu, người ta liên tục nhắc đến đủ thứ “4.0”. Không chỉ “trí thức 4.0”, “doanh nghiệp 4.0”, “doanh nhân 4.0”, “lãnh đạo 4.0”, “quản lí 4.0”,“trường học 4.0”... mà còn “công nhân 4.0”, “nông dân 4.0”, “trồng rau 4.0”, “nuôi cá 4.0”... thậm chí là “bảo mẫu 4.0”, “ô sin 4.0”, “lao công 4.0”...
+ Chả thế mà tại hội nghị nông nghiệp, một bí thư tỉnh uỷ ở phía nam từng phải nhắc nhở cán bộ, viên chức ngành nông nghiệp địa phương không lạm dụng từ “4.0” khi trao đổi, trò chuyện với bà con nông dân, vì nói như thế vừa sáo rỗng, vừa xa dân! Còn một đại biểu Quốc hội từng bày tỏ: Miệng luôn nói thời đại “4.0” mà tư duy vẫn ở tầm “0.4” thì khó làm nên trò trống gì.
>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
1.4 Câu 4 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể nào?
- Những giải pháp mà bài viết đã đề xuất là:
+ Mỗi người chúng ta đều phải tự chủ động tiếp thu thêm kiến thức, củng cố bản lĩnh của bản thân và những dũng khí và đạp đức của mình để không có tâm lý chạy theo xu hướng của đám đông. Việc trang bị cho bản thân những kỹ năng và kiến thức sẽ giúp ta không dễ dàng bị thao túng mà vẫn có đủ bản lĩnh để bắt kịp xu hướng của thời đại.
+ Việc học và trau dồi kiến thức tiếng Việt sẽ giúp cho chúng ta không chỉ nâng cao kỹ năng của bản thân mà còn giúp ta có đủ khả năng sử dụng ngôn ngữ đúng lúc đúng chỗ đúng thời điểm và phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều đó giúp cho chúng ta có thể giữ gìn nét đẹp cũng như sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn mực của văn hóa ngôn từ.
1.5 Câu 5 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng như thế nào trong việc trình bày vấn đề?
Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng giúp cho người đọc hiểu được trọn vẹn nội dung và ý nghĩa của vấn đề cần trình bày. Đó là cách sử dụng những ngôn từ phổ thông cũng như lựa chọn cách diễn đạt bằng câu văn trần thuật.
1.6 Câu 6 trang 113 sgk văn 9/2 chân trời sáng tạo
Qua văn bản trên, em rút được những lưu ý gì khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?
- Qua văn bản trên, những lưu ý cần có khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết:
+ Lựa chọn đề tài nóng hổi, mang tính thời sự và thực tế cũng như là vấn đề có khả năng được giải quyết. Nên tránh đi những vấn đề hay đề tài quá trừu tượng khó hiểu hay là quá rộng khó nói được chi tiết.
+ Cần xác định rõ ý kiến và quan điểm lập trường của bản thân mình để chọn được những quan điểm phù hợp và một cơ sở lập luận logic, chặt chẽ.
+ Lựa chọn sử dụng những dẫn chứng, lý lẽ cụ thể và đáng tin cậy. Những câu văn cần có logic và tránh bày tỏ cảm xúc cá nhân quá nhiều.
+ Cố gắng sử dụng những ngôn ngữ dễ hiểu, phổ thông mà phù hợp với đối tượng khác giả hướng đến. Những ngôn từ khó hiểu hay mang tính chuyên ngành quá cao sẽ làm thu hẹp đi tập khán giả quan tâm.
2. Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Thực hành viết
Đề bài: Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).
2.1 Bài viết tham khảo 1
Bạo lực học đường ngày nay đã trở nên phổ biến hơn mỗi khi chúng ta lướt mạng xã hội và báo điện tử sẽ thấy tràn ngập những câu chuyện về bạo lực học đường. Trường học vốn nên là ngôi nhà thứ hai của học sinh. Nhưng mỗi đứa trẻ sẽ phải làm gì khi có cảm giác sợ hãi hoặc cô đơn ở ngôi nhà này?
Bạo lực học đường có thể được định nghĩa là nhiều hành vi gây tổn hại về thể chất và tâm lý của mỗi đứa trẻ. Nó thường xảy ra giữa các học sinh với nhau, bao gồm sự đe dọa, tẩy chay hay tác động vật lý với bạn học. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia về chủ đề này, hàng năm ở Việt Nam có tới 1.800 vụ đánh nhau giữa các bạn học sinh ở cả trong và ngoài trường học. Đây có thể coi là con số báo động đỏ cho vấn đề này.
Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Nguyên nhân chính của tình trạng này là do bản thân học sinh, là những thay đổi về thể chất và tính cách quá nhiều. Các bạn đã tiếp xúc quá nhiều với những trò chơi bạo lực hay theo dõi các video bạo lực trên mạng. Và nguyên nhân chính là do gia đình và nhà trường chỉ giáo dục kiến thức văn hóa, nhiều khi quên dạy con mình phải học cách đối nhân xử thế. Cha mẹ vì công việc, cuộc sống mà ít quan tâm đến con cái mình, khiến chúng không biết dựa vào ai mỗi khi có vấn đề phát sinh. Vấn đề này đã gây ra nhiều thiệt hại và đây là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi xấu đi về tâm sinh lý của học sinh. Học sinh trở nên hung hãn hơn, các bạn bị bắt nạt sẽ nảy sinh tâm lý sợ gặp kẻ bắt nạt mình thậm chí không muốn đến trường. Những học sinh ngây thơ có cái nhìn xấu với xã hội và xã hội cũng có sự đánh giá chủ quan với các bạn trẻ ngày nay.
Vì vậy, phải có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này. Gia đình và nhà trường cần phải xem xét việc giáo dục tâm lý song song với học tập. Đồng thời cần có những buổi học để các bạn hiểu được hậu quả của những hành vi bạo lực này. Đối với một số học sinh cá biệt hay là có vấn đề về tâm lý thì gia đình, nhà trường hay cả xã hội phải làm việc cùng nhau để giải quyết và ngăn chặn sự phân biệt đối xử. Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là vấn đề của cộng đồng. Hãy cùng nhau chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh và hạnh phúc.
Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!
2.2 Bài viết tham khảo 2
Rừng được mệnh danh là “lá phổi xanh của trái đất”. Nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống không chỉ của con người mà là của cả hệ sinh thái. Chính vì vậy, có câu nó cho rằng “Bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của chúng ta”. Khi chúng ta có thể hiểu được bảo vệ rừng là bảo vệ sự sống của con người thì đồng nghĩa với việc khẳng định tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.
Đầu tiên, rừng giống như ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật, trong đó có một số loài quý hiếm. Nếu các tòa nhà chung không được bảo trì đúng cách, chúng có thể có tác động đáng kể đến với hệ sinh thái. Nhờ có rừng xanh nên sự cân bằng sinh thái của trái đất mới được duy trì. Thứ hai, rừng là lá phổi xanh của trái đất. Câu này cho thấy rừng có tác dụng như lá phổi với khả năng làm sạch môi trường, là lá chắn bụi bẩn và ô nhiễm. Lá cây có thể tiết ra nhiều chất kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong không khí. Khi bạn bảo vệ rừng, bạn cũng tham gia vào cuộc chiến chống lại thiên tai. Rừng giúp ngăn lũ lụt, chống xói mòn và điều hòa khí hậu. Hầu hết mọi biến đổi khí hậu đều do con người không biết cách chăm sóc và bảo vệ rừng. Ví dụ, ở đất nước Việt Nam ta, lũ lụt gây lở đất ở vùng núi, gây ra sự tàn phá rừng nhiệt đới.
Không chỉ vậy, rừng còn là một ngành kinh tế kinh tế và khoa học quan trọng. Khu rừng chính là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có những loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Nó là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu thô quan trọng cho công nghiệp và y học, đồng thời là nguồn gen hoang dã quan trọng để nhân giống các loài mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Rừng là một khu du lịch sinh thái tuyệt vời dành cho những ai muốn khám phá và trải nghiệm. Nhưng vì những giá trị này mà nhiều người chỉ đơn giản sử dụng rừng để lấy đi những lợi ích to lớn. Rừng bảo vệ và cải thiện cảnh quan của trái đất. Nhờ tán lá rộng như ô nên nước mưa không rơi trực tiếp xuống đất, nắng không làm nóng mặt đất nên lớp đất trên bề mặt không bị mưa cuốn trôi.
Rừng nuôi dưỡng và làm giàu cho trái đất. Hơn nữa, khi chúng ta bảo vệ rừng chính là chúng ta cũng bảo vệ sự an toàn, an ninh của đất nước. Bởi rừng là ranh giới tự nhiên giữa các quốc gia. Thời chiến tranh, rừng cũng là mặt trận mà quân dân ta chiến đấu để bảo vệ đất nước. Rừng giúp bộ đội ẩn náu, trốn thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù. Vì vậy, khái niệm bảo tồn rừng càng trở nên quan trọng hơn.
Mọi người cần ngay lập tức ra tay bảo vệ rừng để bảo vệ sự sống con người. Chúng ta phải lên án hành vi săn bắt động vật quý hiếm trong tự nhiên. Tất cả người dân sống gần khu vực có rừng cần được khuyến khích tích cực trồng rừng và ngừng đốt rừng để làm nông nghiệp. Các em học sinh nên tích cực tuyên truyền để những người xung quanh biết được tầm quan trọng của việc bảo tồn rừng. Chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ rừng để cuộc sống tốt đẹp hơn.
HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7
⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả
⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết Văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: