img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:52 09/12/2024 376 Tag Lớp 6

Mỗi cuốn sách chúng ta đọc đều để lại cho chúng ta thông điệp về những hiện tượng đời sống. Để các em có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, VUIHOC đã viết những bài viết tham khảo dưới đây để giúp các em Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc| Văn 6 kết nối tri thức.

Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc: Phân tích bài viết tham khảo

- Văn bản: Nỗi đau của Ken-ga (Kengah) và trách nhiệm của con người với môi trường.  

+ Giới thiệu về tên sách và tác giả. Nêu hiện tượng đời sống mà cuốn sách đã gợi ra và suy nghĩ về hiện tượng ấy: "Trong học kì vừa qua... trên Trái Đất.".

+ Sử dụng lí lẽ và bằng chứng sao cho phù hợp để làm rõ cho hiện tượng: "Em không thể quên... của muôn loài.".

+ Liên hệ với thực tế của đời sống: "Mùa hè vừa qua... hành tinh xanh.".

+ Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ trong cuốn sách: "Cuốn sách... của chúng ta.".

2. Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc: Thực hành viết 

2.1 Bài viết tham khảo 1

Nhắc đến tình cảm gia đình người ta thường nói đến tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì đó chính là tình phụ tử. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của tác giả Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật cũng như tình cảm cha con vô cùng sâu sắc.

Ông Sáu là hình tượng rất đẹp về một người cha đã hy sinh cả cuộc đời mình để gìn giữ được tình cảm cha con thiêng liêng, dù cho chiến tranh, hình thức bên ngoài có thay đổi thì tình cảm ấy chưa bao giờ phai nhạt đối với người đàn ông này. Nhớ con và thương con vô hạn, sau tám năm xa nhà để đi kháng chiến, bé Thu đã lên tám tuổi thì ông Sáu người cha cũng xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp được về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông cảm thấy vô cùng thương nhớ, ông nghĩ rằng đó chính là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy cô con gái, ông đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ vội vàng "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông cảm thấy rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con cũng sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy nhanh và kêu thét lên gọi má khiến cho ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng và đau đớn.

Và trong hai ngày phép ở nhà cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu mà chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu vẫn không nhận ra cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông luôn sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về đến nhà con sẽ chạy lại mà ôm ông và chia sẻ với ông về những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con trở nên bất lực khi ông Sáu đã đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà chính tay ông gắp cho ra khỏi bát cơm làm cơm bắn tung toé, rồi nó bỏ chạy sang nhà ngoại, đi vùng vằng và cố tình đánh đổ đồ vật khiến chúng kêu loạng choạng để báo cho ông biết rằng hãy để cho nó yên.

Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn, dù không được con bé chấp nhận hay yêu thương, nhưng đối với ông khoảng thời gian ngắn ngủi ấy cũng khiến ông vơi đi biết bao nhiêu nỗi nhớ về con suốt 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho tới lúc chia tay, ông nhìn con một cách trìu mến lẫn với sự buồn rầu "Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, sự độ lượng, có phần thất vọng, sợ con sẽ không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào đó khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em đã hôn lên khuôn mặt cha và hôn ngay vào vết thẹo giữa má, trước cử chỉ ấy của bé Thu, "Anh Sáu một tay thì ôm con, một tay rút chiếc khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi ấy chính là giọt nước mắt của sự sung sướng, niềm hạnh phúc của một người cha cuối cùng cũng cảm nhận được tình ruột thịt từ phía con mình.

Đặc biệt tình cảm ông dành cho đứa con gái của mình là lúc ông đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con một chiếc lược ngà, tình cảm của ông Sáu đối với con đã được thể hiện sâu sắc và tập trung ở phần sau của truyện, khi ông Sáu sống ở rừng, trong khu căn cứ.

Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở lại căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn với sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt rất nhiều ngày vì ông đã đánh con lúc nóng giận. Ông không nghĩ rằng mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha vô cùng hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm giữa hai cha con, nhưng có lẽ ông đã quá yêu con, bất lực nên ông mới làm ra hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ tới việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất yêu chiều con và luôn muốn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm hết sức trong sáng và sâu nặng của người cha.

Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được một khúc ngà, anh vui sướng như một đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí và công sức vào việc làm cây lược, cưa răng đến chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn và công phu. Lòng yêu con đã biến một người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà nó còn là chiếc lược kết tụ được tất cả tình phụ tử mộc mạc mà sâu xa, đằm thắm, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu đi nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có một ngày anh Sáu được gặp lại nó cho con, trao tận tay nó như một món quà kỷ niệm.

Nhưng chiến tranh thật sự quá tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến cho tình cảm cha con sâu nặng trở thành một thứ tình cảm thật đáng thương, anh chưa kịp đưa tận tay cho đứa con gái của mình chiếc lược ngà, người cha ấy đã hy sinh ở trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con, ông vẫn không quên việc nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ đến chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn giống như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác và cũng là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân đó chính ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng với lời ông Ba nói: "Chỉ có tình cha con là không thể nào chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

Có lẽ chiến tranh là thứ khiến cho chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại biết bao nhiêu nỗi đau về mặt thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng lại vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương dành cho con. Một người cha để bé Thu suốt đời luôn yêu quý và tự hào.


 

2.2 Bài viết tham khảo 2 

Tác phẩm “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đéc-xen đã phác họa nên một bức tranh với đầy thương cảm cho số phận và cảnh ngộ của cô bé bán diêm. Thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm, nhà văn không chỉ khơi dậy ở trong chúng ta về sự cảm thương sâu sắc với số phận của cô bé mà còn đề cập đến vấn đề tình người trong cuộc sống.

Trong xã hội kia, đâu phải chỉ có riêng một cô bé bán diêm là khốn khổ và bất hạnh mà còn vô số những hoàn cảnh bất hạnh hơn gấp nhiều lần nữa, tuy nhiên nhà văn đã khéo léo xây dựng nên cảnh ngộ của em và sau đó cũng kết thúc với bi kịch đầy nghiệt ngã. Cô bé bán diêm, phải đi bộ khắp những con phố để rao bán những bao diêm, ngày nào cũng như ngày nào, em chẳng những không được cho đi học, được vui chơi mà còn phải lao động vô cùng vất vả, do chính người cha vô dụng đã bắt em phải làm.

Cả một ngày em đều phải chịu cái rét và cái đói, tới đêm cũng chưa có cái gì cho vào bụng, em sợ về nhà và em cũng không dám về nhà vì ngày hôm đó em chưa bán được bao diêm nào, nếu em về thì sẽ bị cha đánh. Đêm giao thừa mọi người đều quây quần bên nhau trong những căn nhà vô cùng ấm cúng, trang hoàng, ăn những bữa tiệc cuối năm ở cạnh bên những người thân yêu nhất. Ấy thế mà ở trên vỉa hè nơi xó tường kia, em lại phải chịu đói và chịu rét một mình, cô độc cùng với sự lạnh lẽo. Chẳng có gì để ăn cũng chẳng có chỗ để ở, và cũng chẳng được sưởi ấm. Bởi thế mà ta mới thấy, tình người ở trong hoàn cảnh đó mới ái ngại làm sao, mọi người xung quanh dường như chỉ biết quan tâm và lo lắng cho hạnh phúc của riêng mình mà quên đi đồng loại, những hoàn cảnh khó khăn đang mong chờ họ hãy ra tay giúp đỡ.

Cô bé bán diêm đã chết, ngay vào đêm giao thừa hôm đó, thật xót xa và đáng thương làm sao khi em đã phải chết một cái chết vô cùng nghiệt ngã. Từ cái chết của cô bé bán diêm, nhà văn muốn chúng ta phải thực sự nhìn nhận cũng như thức tỉnh về tình người. Ở đâu đó và ở ngay trong hoàn cảnh của cô bé bán diêm đã không có bất cứ một sự hiện hữu nào của tình cảm giữa con người với con người, không có một ai quan tâm, hay xót thương cho em, từng dòng người cứ thế đi qua, thờ ơ và lạnh lùng.

Đó chính là sự phản ánh về chính chúng ta ở trong xã hội này, còn biết bao nhiêu em nhỏ mồ côi cha mẹ, không có người thân thích đang rong ruổi kiếm từng miếng ăn qua ngày, biết bao nhiêu gia đình hoàn cảnh khốn khổ không có đủ cơm ăn, không có đủ áo mặc. Chúng ta phải nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với họ, là một thành phần ở trong xã hội, chúng ta cần phải giúp đỡ nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển. Giống như câu tục ngữ rất nhân văn đó là “Lá lành đùm lá rách”. Những số phận đó không may mới phải chịu cảnh bất hạnh, chúng ta đang may mắn hơn họ, chúng ta cần phải biết cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ họ để cuộc sống này thêm phần tốt đẹp hơn, đó chính là điều ý nghĩa nhất mà trong tình cảm giữa con người với con người cần có.

Truyện “Cô bé bán diêm” đã khơi dậy lòng nhân ái, sự bao dung và nhân hậu, biết cảm thông chia sẻ giữa con người với con người. Mỗi người đều có trách nhiệm của mình đối với số phận và cả cuộc đời của những người giống như cô bé bán diêm.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

2.3 Bài viết tham khảo 3 

Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối cùng của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mỹ O Hen-ri. Truyện là một bài ca, ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh tình người giúp con người có thể vượt qua được mọi khó khăn và trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật vô cùng ý nghĩa.

Trong tác phẩm bao gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu cùng với cụ Bơ-men, các nhân vật này được chia ra làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ tới lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ cho Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sinh sống trong một nhà trọ tồi tàn ở vùng ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (căn bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hoàn toàn niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng trở nên xấu đi, cô không buồn uống thuốc, vô cùng chán nản, chỉ chăm chú đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc mà cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa đã được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá còn bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua có một trận mưa gió và bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn kiên trì treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ trong Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua được bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ và hoài bão. Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một người họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu và chăm sóc: nấu cháo, những lời nói dịu dàng và cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong rằng bạn lấy lại tinh thần thì bệnh tật sẽ sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và chẳng còn thấy chiếc lá cuối cùng còn ở đó nữa. Vào đêm mưa gió, Xiu không thể nào ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia sẽ bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi cũng sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận được lệnh của Giôn-xi cô vô cùng chán nản, tuyệt vọng và đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui mừng biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn ở đó, cô nấu cháo, gọi cho bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương và sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm nguồn động lực cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua ở trong tác phẩm, nhưng tấm lòng và sự hi sinh của cụ lại để lại ý nghĩa quan trọng nhất đối với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một người họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng việc ngồi làm mẫu vẽ cho những người họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có duy nhất một khao khát tột cùng đó chính là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường và tuyệt vọng của Giôn-xi cụ đã hết sức lo lắng và muốn tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi vô cùng sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh và không lo nghĩ cho sức khỏe lẫn tính mạng của mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để có thể cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già đó đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh rất thầm lặng và cao cả mà lớn lao.

Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng được công nhận là một kiệt tác không chỉ vì nó quá giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cho cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng cả niềm hi vọng được sống. Chiếc lá được vẽ bằng chính tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng về thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự chính là tác phẩm được tạo ra để phục vụ cho con người. Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện vô cùng hấp dẫn và giàu kịch tính với những chi tiết đã được lựa chọn hết sức kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện được đảo ngược hai lần. Giôn-xi từ việc tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống cho đến việc lấy lại niềm tin, sau đó khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ sự khỏe mạnh đến sự mất đi một cách đột ngột.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng được thể hiện rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người lại đều có tính cách riêng biệt. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa đã tạo dư âm sâu đậm ở trong lòng người đọc. Với kết cấu truyện đầy sự kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy được tình yêu thương cao cả có ý nghĩa hết sức to lớn, giúp cho con người ta vượt qua được mọi khó khăn và trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính được sinh ra là để phục vụ cho cuộc sống con người.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

2.4 Bài viết tham khảo 4 

Ngày hôm qua, lúc đi dạo ở nhà sách thì em đã mua được một cuốn sách rất hay và hấp dẫn. Đó chính là quyển sách Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài. Phần đầu tiên của quyển sách đó chính là phần Bài học đường đời đầu tiên chất chứa đầy ý nghĩa.

Đọc phần truyện Bài học đường đời đầu tiên, em cảm thấy rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên vô cùng cường tráng và mạnh mẽ. Hình ảnh của cậu ta vui vẻ và tự tin về chính bản thân mình khiến em rất thích và có phần ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập cho nên mới có một cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy được những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần cảm thấy ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày ra trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra một cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới có thể nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm phải sửa chữa. Qua câu chuyện đó, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một vài bạn trẻ hiện nay có cách hành xử quá nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cho cẩn thận để dẫn tới hậu quả đau lòng.

Đó là những bạn trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò và thích thú với thế giới của những người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi lúc chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm và đã thử những điều cấm kị và không nên làm. Hay những bạn học sinh vì tính khí quá kiêu căng, nóng nảy, muốn được khẳng định bản thân mình mà đã có những hành vi bắt nạt bạn học hay gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động đó là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện và gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến chính bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh còn nặng hơn thì bị phạt kỉ luật hay bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn cũng đã bị đình chỉ, cho thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa vào trại cải tạo. Những tình huống đó vô cùng đáng tiếc cũng thật đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi đó đã khiến cho cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó có thể xóa bỏ.

Từ đó, chúng ta cần phải quan tâm hơn và có những biện pháp cụ thể giúp hạn chế được tình trạng các bạn trẻ có những hành động nóng nảy và bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là điều quan trọng nhất chính là sự giáo dục từ phía nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường quá trình tuyên truyền về những bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua nhiều ca khúc, bộ phim hay truyện tranh… Đồng thời cần phải có hình thức xử phạt và răn đe nghiêm khắc để các bạn ấy biết được điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh việc các bạn bắt chước và dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.

Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một cuốn sách rất hay và ý nghĩa. Tuy chỉ mới đọc chương đầu những em đã vỡ ra được cho chính mình bài học giá trị. Em hiểu được rằng, mình cần phải cẩn trọng, không được kiêu căng và hống hách rồi có những hành động bồng bột dẫn đến sai lầm. Cùng với đó, em càng thêm phần mong chờ về những điều thú vị khác xuất hiện ở các chương phía sau của cuốn sách này.

2.5 Bài viết tham khảo 5

"Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" là một tác phẩm em vô cùng yêu thích. Hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã gửi gắm vào đó rất nhiều bài học ý nghĩa, thông điệp nhân văn thông qua cuốn sách này. Trong đó, có đề cập tới việc sống ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Đây là một thói quen cũng là hiện tượng xấu, cần phải sớm được thay đổi và từ bỏ.

Trong trích đoạn "Bài tập làm văn", nhân vật "tôi" đã luôn tin tưởng vào bố của mình "Bố thật sự là rất khá". Vì thế, cậu bé thường đợi lúc bố tan làm rồi nhờ bố giúp mình làm bài tập. Chuyện chẳng có gì đáng nói cho đến lúc ông hàng xóm ghé chơi sau đó tranh luận cùng người bố về đề văn. Nhìn tình cảnh như thế, "tôi" đã "hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự nên làm một mình". Sau cùng, "tôi" đã đạt kết quả cao và được cô giáo khen rằng "Bài viết rất cá tính và đề tài độc đáo". Từ câu chuyện đó, em nhận ra được rằng vẫn còn vô vàn những cá nhân ngoài kia vẫn thường xuyên trông chờ và ỷ lại vào người khác. Đây là một thói quen không hề tốt, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến con người.

Người có lối sống ỷ lại thường không chủ động giải quyết những vấn đề của bản thân mà luôn trông mong và chờ đợi người khác đến giúp đỡ hoặc làm hộ. Họ sống buông thả và không có trách nhiệm đối với mọi chuyện xung quanh.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển không ngừng, con người phải nỗ lực học hỏi hết mình để thích ứng được với sự thay đổi của nhân loại. Nếu chỉ biết dựa dẫm và ỷ lại thì chúng ta sẽ giống như những loài "kí sinh trùng" - sống bám vào những sinh vật khác. Từ đó, biến chính mình trở thành kẻ đi lùi, bị động và không thể tự hoàn thành được công việc dù cho đó là đơn giản nhất. Dần dần, bản thân không những không thể phát triển mà còn bị cả xã hội đào thải. Ngoài ra, việc sống ỷ lại hay dựa dẫm sẽ làm cuộc sống ngày một thụ động và trì trệ. Đồng thời, gây ảnh hưởng rất lớn tới mọi người xung quanh. Không ai có thể mãi mãi ở bên cạnh để giải quyết những khó khăn giúp chúng ta. Cách tốt nhất là hãy tự mình suy nghĩ, tự sáng tạo và tự mình làm để đạt được kết quả tốt.

Từng giây từng phút, thế giới đã và đang có muôn vàn sự đổi thay. Là một công dân trong thời đại 4.0, mỗi người cần phải rèn luyện và bồi dưỡng lối sống chủ động, tích cực, không nên ỷ vào bất cứ ai. Giống như nhân vật "tôi" kia, cậu bé đã tự mình làm bài tập về nhà. Nhờ đó, "tôi" cuối cùng cũng đạt được điểm số cao. Đây chính là kết quả phản ánh đúng nhất về thực lực của cậu bé. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ tận dụng được hết khả năng bản thân để giải quyết và hoàn thành những vấn đề nan giải. Khi thực sự quá khó khăn thì mới nhờ tới sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.

Từ những câu chuyện dung dị và đời thường, hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã thành công trong quá trình truyền tải bài học ý nghĩa và sâu sắc đến các độc giả nhí trên toàn thế giới. "Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" sẽ mãi là cuốn sách được đặt ở một vị trí nổi bật nhất trên giá sách của em.

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết phía trên là Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc Văn 6 kết nối tri thức gồm những câu trả lời tham khảo cho các em dễ hiểu hơn. Thông qua bài viết, hy vọng rằng các em có thể biết cách viết bài văn với chủ đề như trên một cách chi tiết và hấp dẫn nhất. Ngoài phần Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc| Văn 6 kết nối tri thức, khi có nhu cầu tham khảo về các phần soạn bài khác có trong tất cả những môn học hiện có, thì các em có thể truy cập ngay vào website vuihoc.vn để có thể tự đăng ký khoá học của mình, ngoài ra còn được nghe giảng về những bài soạn hay giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo VUIHOC tài giỏi và nhiệt huyết nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990