img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:39 15/07/2024 2,421 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tám chữ: Phần phân tích theo kiểu đoạn văn 

1.1 Câu 1 Trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

Em hãy xác định nội dung chính của câu chủ đề và câu kết đoạn của đoạn văn.

Câu trả lời chi tiết:

- Nội dung chính của câu chủ đề đoạn văn: giới thiệu những nét nổi bật về nhan đề, tác giả và nêu lên những cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ “Tựu Trường” của Huy Cận

- Câu kết đoạn của đoạn văn: Khẳng định lại những cảm xúc, suy nghĩ  về bài thơ và ý nghĩa, bài học của bài thơ đem lại đối với bản thân.

1.2 Câu 2 Trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

Người viết đã dùng ngôi xưng thứ mấy để có thể chia sẻ lên những cảm nghĩ của mình? Những cảm xúc và suy nghĩ ấy về bài thơ được thể hiện như thế nào ở trong mỗi đoạn văn?

Câu trả lời chi tiết:

- Người viết đã khéo léo đặc biệt khi dùng ngôi xưng thứ nhất để chia sẻ lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

- Những mạch cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện ở trong đoạn văn:  Những nỗi niềm, cảm xúc bồi hồi, mà vô cùng xao xuyến khi được nhìn thấy hình ảnh đẹp của một chàng trai đang giữ trong mình một sự háo hức hi vọng khi bước vào một ngôi trường, một môi trường học tập mới.  Cùng những suy nghĩ trân trọng hơn những phút giây tuyệt vời đáng nhớ ở cái tuổi gọi là hoa niên, để lưu giữ những nét kí ức tươi đẹp ở tuổi thanh xuân.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 chân trời sáng tạo

1.3 Câu 3 Trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

Đoạn văn trên đã phân tích (những) nét đặc sắc, nổi bật nào về nghệ thuật của bài thơ?

Câu trả lời chi tiết:

Đoạn văn đã khéo léo phân tích những điểm nghệ thuật sáng tạo cùng với những hình ảnh độc đáo, cụ thể hoá lên những cái vô hình thành những cái hữu hình, ví dụ như: linh hồn bằng ngọc, tay đời ấm áp, lòng trai thơm ngát.

1.4 Câu 4 Trang 26 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

Tìm các phép liên kết được sử dụng ở trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng khi sử dụng phép liên kết của chúng.

Câu trả lời chi tiết:

- Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:

+ Phép lặp về từ ngữ: từ “cảm xúc”, từ  “hình ảnh”

+ Phép thế giữa các nhân vật chàng trai tuổi mười lăm – nhân vật trữ tình, nhà thơ Huy Cận – nhà thơ

Tác dụng khi sử dụng phép liên kết đem lại: Giúp góp phần tăng thêm tính rõ ràng và liên tục ở trong văn bản, giúp cho độc giả dễ dàng hiểu và theo dõi những nội dung chủ yếu của văn bản.

2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại những cảm nghĩ của em về một bài thơ tám chữ: Phần thực hành viết đoạn văn

Đề bài: Hãy chọn một bài thơ tám chữ mà em cảm thấy yêu thích nhất, viết đoạn văn ghi lại những cảm nghĩ của em về bài thơ đó. 

2.1 Bài viết tham khảo số 1

Quê hương là một nguồn cảm hứng vô cùng tận của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng Việt Nam, và đặc biệt trong số đó là nhà thơ Tế Hanh, một người con rời xa quê hương đã lâu nhưng vẫn nhớ đến quê hương và quyết định lựa chọn đề tài này để viết ra những tâm tình sâu lắng của mình. Bài thơ “Quê hương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của ông, thể hiện rõ ở đó một phong cách thơ vô cùng giản dị, giàu hình ảnh, và thấm đượm những tình cảm thiết tha. Bài thơ vẽ lên một bức tranh làng quê thuộc miền biển với khung cảnh lao động hăng say của người dân chài. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận rõ được một nỗi nhớ da diết và tình cảm thắm thiết của tác giả dành riêng đối với quê hương của mình. Với thể thơ tám chữ hiện đại, bài thơ đong đầy những cảm xúc, kết hợp khéo léo với những hình ảnh liên tưởng, các biện pháp so sánh, và nhân hóa vô cùng độc đáo, từ đó tạo nên một tác phẩm vô cùng giản dị và gần gũi với cuộc sống. Tế Hanh đã đặc biệt sử dụng một số hình ảnh đặc trưng của cuộc sống sinh hoạt, vẻ đẹp của miền biển như "dân trai tráng," "chiếc thuyền," "mảnh thuyền," "màu nước xanh," và "cá bạc" để cho chúng ta thấy  được rằng quê hương của ông luôn đậm nét và không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người thi sĩ như ông. Cùng với đó, Tế Hanh còn sử dụng những hình ảnh so sánh vô cùng thú vị gắn với cuộc sống vào thơ như "Cánh thuyền to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió." Cánh buồm - cái cụ thể của sự hữu hình - được đem đi so sánh với hồn làng - cái trừu tượng của sự vô hình. Hồn làng chính là linh hồn, là cái nét riêng sâu thẳm và linh thiêng vốn có của quê hương, của người dân làng chài mà nhà thơ cảm nhận được qua hình ảnh một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ ấy thật khoáng đạt và kỳ vĩ, mang sức vóc lan tỏa khắp nơi của biển cả. Đây cũng là một phát hiện tinh tế và chính xác của nhà thơ về các hình ảnh cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, là biểu tượng thiêng liêng của một làng chài. Vẫn con thuyền ra khơi ấy, giờ đây trở về sau một ngày dài chạy đua cùng sóng và gió, được nhà thơ nhân hóa lên giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ và đang suy tư về một điều gì đó: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Nghe ( là một sự cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần vào trong từng lớp thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác giữa các giác quan thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay cả con thuyền cũng thấm đẫm trong đó một hương vị biển, thấy mùi vị mặn mòi của muối biển đang râm ran, lan tỏa ở trong cơ thể mình. Đó chính là cái dư vị của sự dịu êm và vô cùng giản dị của nhịp sống miền quê biển. Nếu nhà thơ không gắn bó và yêu thương quê hương mình bằng một thứ tình cảm trong sáng và đằm thắm, thì có lẽ nhà thơ sẽ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê và cảnh quê của mình ở trong những câu thơ tươi tắn và nồng nàn đến như vậy. Bài thơ với một âm điệu vô cùng khỏe khoắn, hình ảnh tươi vui, sinh động, tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, tươi mới. Ngôn ngữ của bài thơ giàu những sức gợi, vẽ lên một khung cảnh quê hương nhưng lại rất Tế Hanh." Những hình ảnh xuất hiện ở trong bài thơ không chỉ còn là những cảnh tượng thực mà còn mang đặc điểm của những biểu tượng đầy ý nghĩa, gợi lên trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng về tình yêu quê hương. Tế Hanh đã khéo léo đưa vào thơ mình những chi tiết đặc trưng, gắn liền với cuộc sống người dân vùng chài lưới, từ đó làm nổi bật lên tình yêu quê hương vô cùng sâu sắc và niềm tự hào da diết về quê hương của mình. Bài thơ “Quê hương” không chỉ là một lời bày tỏ tình của Tế Hanh với quê hương mà còn là một tấm gương phản chiếu cho một tâm hồn nhạy cảm và tình cảm của ông đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Qua đó, người đọc không chỉ cảm nhận được những vẻ đẹp của làng quê miền biển mà còn thấy được một tình yêu quê hương sâu nặng mà nhà thơ gửi gắm trong từng câu chữ. Bài thơ đã trở thành một tác phẩm tiêu biểu, góp phần làm lên tên tuổi của Tế Hanh ở trong nền thơ ca Việt Nam.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.2 Bài viết tham khảo số 2

Ông hoàng thơ tình Việt Nam đã viết lên một bài thơ “Yêu” với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt nhất, với một trái tim nhiệt huyết dành hết cho sức sống của tuổi trẻ và cho tình yêu đôi lứa. Bài thơ “Yêu” được in ở trong Tuyển tập Tự lực văn đoàn vào năm 2004 với nguồn cảm hứng chính là những cảm xúc của tác giả khi phải trải qua một mối tình đơn phương, nhưng tình cảm ấy lại vô cùng đặc biệt, khiến người đọc cảm thấy có được những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đối với ông, yêu chính là “chết ở trong lòng một ít”, vì khi yêu ta có thể nguyện dành hết trái tim mình, trao trọn vẹn suy nghĩ và tình cảm của mình dành cho đối phương, và khi không được đáp lại, thì trong lòng tình cảm lập tức tan vỡ từng ngày. Những giây phút được cảm thấy hạnh phúc, được chìm đắm trong tình yêu đối với Xuân Diệu cũng như giây phút chia biệt đầy sự buồn thảm, ông sợ rằng khi bản thân mình đem lòng yêu một ai đó thì sẽ không có điều gì có thể đảm bảo tình yêu ấy sẽ mãi tồn tại như vậy, nó sẽ dần dần phai nhạt và biến mất hẳn nếu như ta không vội vàng yêu lên, nắm bắt lấy và cảm nhận nó, sống cho trọn vẹn đời mình với tình yêu ấy. Xuân Diệu tự gọi tên của chính mình và những người đang trong tình yêu khác là những kẻ cuồng si, trao hết trái tim chân thành của mình cho một người tình mang tên “tình yêu”. Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi hình, gợi tả, gợi cảm ngôn ngữ đầy sự giản dị nhưng lại gợi sức liên tưởng vô cùng sâu sắc đem đến cho người đọc. Người đọc cảm nhận được những vẻ đẹp của một tình yêu da diết. Bài thơ xứng đáng công nhận là một bài thơ hay nhất viết về chủ đề tình yêu và có thể sẽ mãi neo đậu sâu bên trong trái tim của người đọc.

2.3 Bài viết tham khảo số 3  

Khát vọng tự do, đây là một khát vọng muôn đời mà không chỉ riêng con người chúng ta mà ngay cả đến loài vật cũng đều ao ước. Và đối với một vị chúa tể rừng già cỗi thì khát vọng ấy chẳng phải lại càng cảm thấy khao khát và mãnh liệt hơn sao? Hình ảnh con hổ ở trong bài thơ " Nhớ rừng" của Thế Lữ là một con vật tuy là chúa tể rừng xanh nhưng lại hoàn toàn bị rơi thân vào tư thế bị động, hoàn toàn mất đi sự tự do, mất đi cái gọi là uy linh của một vị gọi là chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm ở trong nơi cũi sắt. Mặc dù vậy nhưng con hổ chưa bao giờ chịu khuất phục hoàn toàn những khó khăn của thực tại chán chường ấy, nó vẫn đem một nỗi nhớ về rừng xanh, nhớ về một thời oanh liệt, oai hùng của mình trước kia như một cách để thể hiện khát vọng tự do vô cùng mãnh liệt của loài hổ.  Con hổ trong cũi nhớ về quá khứ, trong suy nghĩ của nó vẫn hiện ra là những dòng hồi tưởng về một  quá khứ huy hoàng, oai phong lẫm liệt ấy. Đó chính là hình ảnh của sự uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do mà vô cùng phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển vốn có của chính mình khi “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”.Trong những bước chân oanh liệt, tự do ngày ấy, con hổ có thể tự mình làm chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là hình ảnh về một cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm. Những dòng hồi tưởng ấy về quá khứ cũng khiến con hổ tự hào về một thời quá khứ đã xa của mình . Tiếp nối những dòng cảm xúc ấy, là sự xuất hiện của mạch cảm xúc trong đoạn thơ thứ ba  là những hồi ức về sự uy nghi, lẫm liệt của “chúa tể sơn lâm” trong rừng xanh ngày đó, đó là những kí ức mà chúa tể không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra vô cùng đẹp và thơ mộng với cảnh trăng, rừng, mặt trời. Sự xuất hiện của câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại một quá khứ oai hùng,  một sự tiếc nuối sâu sắc những ngày còn tự do.Sức mạnh của con hổ được tác giả diễn tả bằng sự xuất hiện của những hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống lấy ánh trăng tan, ngắm nhìn giang sơn, giấc ngủ tưng bừng. Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện lên một tâm trạng chán chường, căm phẫn, và khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng mà đối lập hoàn toàn với những  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi còn ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ thể hiện ra cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước và luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với những gì đang xảy ra ở hiện tại, làm cho họ nhớ và hối tiếc cái thời oanh liệt, vàng son của cha ông đã từng có.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990