img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:18 13/02/2025 8 Tag Lớp 6

Dưới đây là phần Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều mà VUIHOC đã trình bày rất chi tiết với 8 mẫu bài tham khảo. Các em hãy tham khảo các bài văn ngay để biết cách viết đoạn văn với đề bài tương tự. Cùng luyện tập với VUIHOC để đạt được điểm cao nhé!

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của mình về một trong hai bài thơ lục bát:" À ơi tay mẹ"," Về thăm mẹ") hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã được học. 

1. Bài viết tham khảo 1

Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên, em lại cảm thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp. Người mẹ hiện lên thông qua hình ảnh "bàn tay mẹ" đã khắc họa được tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay đó đã che chở để con có thể vượt qua những giông tố của cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Khi còn thơ bé, mẹ vẫn luôn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy một cách nâng niu. Từng lời ru ngọt ngào và trong trẻo của mẹ đã đưa con đi vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên vô cùng âu yếm và thân thương "cái trăng tròn", "cái trăng vàng" hay "cái Mặt trời bé con". Có thể nói rằng, con chính là nguồn động lực và sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả để con có thể lớn khôn, trưởng thành, tự tin bước vào đời "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ vô cùng gần gũi kết hợp với biện pháp điệp "À ơi cái này" và phép nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon" đã giúp cho các câu thơ có nhịp điệu và sâu lắng hệt như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ đã gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu thương rộng lớn, không gì có thể so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con cái.

2. Bài viết tham khảo 2

“À ơi tay mẹ” của tác giả Bình Nguyên là một trong những bài thơ rất hay viết về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng đến hình ảnh mang tính biểu tượng - “đôi bàn tay” để nói về người mẹ. Đôi bàn tay kì diệu đã mang đến phép nhiệm màu che chở cho con. Chỉ là một đôi bàn tay rất đỗi bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh thực sự phi thường. Điều đó xuất phát từ chính tình yêu sâu sắc mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ và che chở con đi qua “mưa sa”, “bão táp”. Không chỉ vậy, người mẹ còn gọi con là “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi ấy cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Với mẹ, con chính là ánh trăng và cũng là mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều là nguồn sống cho mẹ. Dù vạn vật có biến chuyển không ngừng thì đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ luôn luôn ôm lấy con và lời ru của mẹ vẫn cất lên. Tình yêu của mẹ là không thể thay đổi. Lời ru ngọt ngào đó đã cho con có một giấc ngủ êm đềm, đã tác động tới vạn vật trong cuộc sống. Và đôi bàn tay của mẹ đã tạo nên phép màu. Nó không những là ru con đưa vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu từng bước chân con trên đường đời. Quả vậy, “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến tình cảm ngọt ngào, mà sâu lắng cho mỗi người đọc.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Bài viết tham khảo 3

Trong kho tàng văn học có rất nhiều tác phẩm hay viết về chủ đề tình mẫu tử, nhưng tôi rất yêu thích bài thơ “À ơi tay mẹ” của tác giả Bình Nguyên. Đôi bàn tay chính là hình ảnh hoán dụ, được nhà thơ sử dụng với ý muốn chỉ người mẹ. Khi đọc câu thơ này, chúng ta có thể cảm nhận được rằng đôi bàn tay của người mẹ dù cho rất bình thường, nhưng lại ẩn chứa sức mạnh hết sức phi thường. Cuộc đời dù cho có nhiều bão giông, nhưng nhờ có mẹ cạnh bên bảo vệ, che chở mà con luôn luôn cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Bàn tay của mẹ đã bế bồng con khi con còn thơ bé. Và có ai lớn lên mà chưa từng được nghe lời ru ngọt ngào của mẹ. Cụm từ “À ơi” được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho bài thơ giống như một bài hát ru, thật sự rất ngọt ngào và tình cảm. Và đứa con chính là “vầng trăng” cũng là “mặt trời bé con” của người mẹ. Hình ảnh ấy thật giàu tính biểu tượng, giúp cho tôi hiểu được rằng đối với người mẹ, đứa con là niềm hy vọng, đem tới cho mẹ nghị lực để sống. Có thể khẳng định rằng, đôi bàn tay của mẹ dường như có một sức mạnh phi thường, mang tới cho con những điều thật tuyệt vời. Bài thơ “À ơi tay mẹ” mang lại thật nhiều cảm xúc và chan chứa tình cảm yêu thương.

4. Bài viết tham khảo 4

Tôi rất yêu thích bài thơ “À ơi tay mẹ” của tác giả Bình Nguyên. Khi đọc bài thơ, tôi đã cảm nhận được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, đẹp đẽ. Tác giả sử dụng đến biện pháp tu từ hoán dụ với hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ. Đôi bàn tay tuy nhỏ bé nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh thật phi thường. Chính mẹ là người đã luôn bảo vệ con qua mọi bão táp, mưa sa trong cuộc đời. Đôi bàn tay đó chứa chan biết bao nhiêu tình yêu thương của mẹ. Thật kì diệu làm sao! Đọc đến đây, chúng ta sẽ bắt gặp một cụm từ vô cùng quen thuộc - “à ơi”, thường thấy ở trong lời ru. Việc sử dụng đến cụm từ này giúp cho bài thơ mang âm hưởng như của một lời ru thật ngọt ngào và da diết. Và trong lời ru ấy, mẹ gọi con là “vầng trăng” và cũng là “mặt trời bé con”. Hình ảnh này giúp chúng ta cảm nhận được vai trò to lớn của đứa con với người mẹ. Con chính là nguồn sống và là niềm tin của mẹ. Đôi bàn tay chắt chiu từ khó nhọc của cuộc đời để dành dụm cho đứa con những điều tốt đẹp nhất. Có thể cảm nhận được tình yêu của mẹ thực sự vĩ đại và đáng trân trọng đến nhường nào. Quả thật, bài thơ À ơi tay mẹ đã đem lại cho tôi cảm xúc chân thực nhất. Từ đó, tôi cũng thêm hiểu về tình mẫu tử đẹp đẽ, biết yêu thương cũng như trân trọng những người mẹ nhiều hơn.
 

5. Bài viết tham khảo 5

“Về thăm mẹ” là một áng thơ lục bát chứa đựng tình mẫu tử vô cùng sâu sắc và da diết. Hình tượng người mẹ tần tảo, dịu hiền và giàu đức hi sinh đã được tác giả khắc họa một cách rất độc đáo. Bởi ông không phác thảo trực tiếp nên dáng hình của người mẹ, mà để bà hiện lên một cách gián tiếp qua những đồ vật và cảnh trí quen thuộc trong nhà. Trong chuyến về thăm lại quê mẹ, về thăm ngôi nhà cũ, thăm người mẹ yêu thương, nhà thơ lại được sống dậy với những kí ức tươi đẹp, để chúng hiện lên trùng điệp với hiện thực đang ở trước mắt. Ở đó, tác giả được nhìn lại những đồ vật xưa cũ, lũn cũn và cái nón hỏng vành. Chúng đều đã nhuốm đẫm màu của thời gian, nhưng đều được mẹ giữ gìn, tận dụng và cất đi một cách gọn gàng và ngăn nắp. Từ đó cho thấy được sự tiết kiệm và chắt chiu của người mẹ trong một gia đình. Xúc động nhất, có lẽ là hình ảnh về quả na chín ngọt cuối mùa trên cành cây mà mẹ để dành cho con. Dù đó chỉ là một quả na, mẹ vẫn nghĩ đến con, không bao giờ nghĩ cho riêng bản thân mình. Tình yêu của mẹ dành cho tác giả thực sự sâu sắc và nồng đượm, khiến em bất giác thấy xúc động theo. Có lẽ bởi vì bất kì người mẹ nào ở trên thế giới này cũng vậy, cũng luôn yêu thương và hi sinh tất cả cho con. Trong bài thơ, tình cảm sâu đậm đó đã được tác giả gói ghém lại vào trong dáng hình của người mẹ. Một dáng hình không rõ ràng và cụ thể nhưng lại nồng ấm, tha thiết vô cùng.

6. Bài viết tham khảo 6

Bài thơ lục bát "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương thật sự là một tác phẩm đầy cảm xúc viết về tình mẫu tử. Trong bài thơ này, người mẹ không xuất hiện theo cách trực tiếp, nhưng vẫn hiện lên một cách rất mạnh mẽ và ấn tượng thông qua từng đồ vật, từng chi tiết trong ngôi nhà, và điều đó khiến cho độc giả không thể không cảm động. Tác giả đã miêu tả những đồ vật như hũ tương, cái áo tơi, chiếc nón mê và đàn gà con với cái nơm tre, tất cả những điều ấy đều có dấu ấn và dáng vẻ của người mẹ. Người mẹ tần tảo sớm hôm, chăm lo cho gia đình và những nơi mà người mẹ đến đều ngập tràn sự quan tâm và tình yêu thương của bà. Điều này cho thấy người mẹ luôn tận tụy và đặc biệt quan trọng với cuộc sống của gia đình. Tình cảm của người mẹ đã được tác giả biểu đạt thông qua việc để lại quả na cuối mùa trên cành, mặc dù đó chỉ là thứ nhỏ nhặt, nhưng nó đã thể hiện được sự quan tâm và tình yêu thương của mẹ đối với con. Những từ "xưa", "lủn củn", "hỏng vành" đã thể hiện được phần nào sự khó khăn và thiếu thốn của ngôi nhà, nhưng tình mẫu tử vĩ đại của người mẹ vẫn luôn ở đó để giúp gia đình đối mặt với những khó khăn. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa tình mẫu tử chỉ bằng những hình ảnh đơn giản và trong sáng nhất. Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bài học về tình thương và lòng hiếu thảo đối với người mẹ, và đồng thời cũng khắc họa một cách đầy tình cảm về vẻ đẹp đơn sơ và gia đình.

7. Bài viết tham khảo 7

Một trong những bài thơ vô cùng cảm động viết về người mẹ chính là “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương. Bài thơ là những dòng tâm sự của người con khi về quê thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá và có mưa rơi. Đứng trước khung cảnh ấy, nỗi nhớ dành cho người mẹ lại càng thêm tha thiết hơn. Người con nhìn thấy khi trở về ngôi nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên chính là khói bếp. Hình ảnh gắn liền với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ hay người bà. Lần lượt từng sự vật vô cùng quen thuộc trong căn nhà được hiện lên, đều có hình bóng của người mẹ:  áo mưa, chiếc nón mê hay chum tương, đàn gà và trái na. Những sự vật thật gần gũi và giản dị nhưng lại chan chứa tình yêu thương của người mẹ. Càng thấu hiểu được nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con lại càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn thấy cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc. Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thực sự đáng được trân trọng. Đọc bài thơ, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy nghẹn ngào và xúc động trước tình cảm mẫu tử thiêng liêng, đẹp đẽ, ấm áp.

8. Bài viết tham khảo 8

Bài thơ lục bát Về thăm mẹ là những dòng tâm sự của con dành cho người mẹ của mình. Xuyên suốt bài thơ, mẹ không được miêu tả một cách trực tiếp hay xuất hiện một lần nào. Nhưng hình bóng mẹ vẫn luôn ngự trị trong toàn bài thơ, trong lòng nhà thơ cũng như độc giả. Mẹ hiện lên qua chum tương đậy nắp, qua đàn gà mới nở, qua cái nón mê áo tơi và qua quả na chín rụng cành. Tất cả khắc họa nên một người mẹ tuy nghèo khó nhưng luôn tảo tần và giàu tình yêu thương con. Bà đã hi sinh và nhường nhịn tất cả những gì mình có cho đứa con bé bỏng. Sự vĩ đại ấy của mẹ, khiến ngôi nhà trở nên trống rỗng và lạnh lẽo khi bà vắng nhà. Chỉ những hình ảnh bình dị và thân thương đó thôi, mà tác giả đã thấy rưng rưng nghẹn ngào. Đó chính là sự bộc phát của những tình cảm yêu thương và quyến luyến ông dành cho mẹ trong suốt quãng thời gian xa nhà. Tình cảm đó bộc trực, tự nhiên, chân thành và ấm áp lạ thường. Khiến em như được đồng điệu với nhà thơ và dâng lên một dòng nước ấm ở trong lồng ngực khi nhớ đến mẹ của mình.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 


Bài viết là phần Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều để trình bày những đoạn văn tham khảo. Các em sau khi đã tham khảo những đoạn văn mẫu thì cần hiểu được cách triển khai ý và đặt bút xuống thử viết thật nhiều, có như vậy các em mới có thể viết bài với chủ đề tương tự một cách thành thạo nhất.

Ngoài phần Soạn bài Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát| Văn 6 Cánh diều, các em cũng có thể tham khảo thêm nhiều phần soạn khác của môn ngữ văn, thậm chí là các môn học khác bằng cách nhanh chóng truy cập vào website của VUIHOC để có thể tự đăng ký khóa học cho bản thân. Ngoài ra, nếu các em mong muốn được nghe giảng dạy chi tiết về những bài soạn cũng như được giải thích về tất cả những thắc mắc thì luôn có đội ngũ các thầy cô giáo vô cùng giỏi và nhiệt huyết đến từ VUIHOC hỗ trợ hết mình.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Hotline: 0987810990