img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Vụ cải trang bất thành| Văn 9 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:19 01/10/2024 1,168 Tag Lớp 9

Cùng VUIHOC theo dõi soạn bài Vụ cải trang bất thành và đồng hành cùng thám tử Sherlock Holmes trong vụ án mất tích đầy bí ẩn và thú vị của một người tên là En-giô trong chính ngày cưới của mình nhé!

Soạn bài Vụ cải trang bất thành| Văn 9 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Vụ cải trang bất thành: Chuẩn bị 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Arthur Conan Doyle

- Arthur Conan Doyle (22 tháng 5 năm 1859 - 7 tháng 7 năm 1930) là một nhà văn, bác sĩ và là người sáng tạo ra nhân vật thám tử nổi tiếng Sherlock Holmes.

- Arthur Conan Doyle sinh ra tại Edinburgh, Scotland.

- Ông học ngành y tại Đại học Edinburgh, nơi ông nhận được bằng bác sĩ y khoa vào năm 1885.

- Conan Doyle kết hôn với Louisa Hawkins vào năm 1885; họ có hai con trai và một con gái trước khi Louisa qua đời vào năm 1906. Ông sau đó kết hôn với Jean Leckie vào năm 1907.

- Ban đầu, Conan Doyle thực hành y khoa, nhưng sớm nhận ra đam mê viết lách của mình và ông bắt đầu viết truyện ngắn và tiểu thuyết.

- Tác phẩm đầu tiên của ông là A Study in Scarlet  được xuất bản vào năm 1887, giới thiệu nhân vật Sherlock Holmes và người bạn Dr. John Watson.

- Nhân vật Sherlock Holmes nhanh chóng trở thành một trong những nhân vật hư cấu nổi tiếng nhất trong văn học, với tính cách sắc sảo, kỹ năng suy luận xuất sắc và phong cách sống độc đáo. Có tổng cộng 4 tiểu thuyết và 56 truyện ngắn về Sherlock Holmes.

- Một số tác phẩm nổi tiếng khác về Sherlock Holmes bao gồm:"The Sign of the Four" (1890), The Hound of the Baskervilles" (1902), "The Valley of Fear" (1915)...

- Conan Doyle cũng viết nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, một số tác phẩm lịch sử, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Một trong những tác phẩm nổi bật khác là "The Lost World" (1912) kể về chuyến thám hiểm đến vùng cao nguyên ở lưu vực sông Amazon. 

- Sau những đóng góp của mình cho văn học và xã hội, Conan Doyle được phong tặng tước hiệu Hiệp sĩ (Sir) vào năm 1902.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Sherlock Holmes

Tác phẩm về Sherlock Holmes là một trong những bộ truyện trinh thám nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học, viết bởi Sir Arthur Conan Doyle. Nhân vật Sherlock Holmes được coi là biểu tượng của thể loại trinh thám, và các tác phẩm này không chỉ thu hút độc giả mà còn mang tính ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học trinh thám sau này.

- Nhân vật chính: Sherlock Holmes

+ Holmes là một thám tử tư, nổi tiếng với khả năng quan sát sắc bén, khả năng suy luận logic và kiến thức về khoa học.

+ Ông sống tại 221B Baker Street, London, nơi là trụ sở làm việc của mình và cũng là nơi tiếp xúc với nhiều khách hàng.

- Nhân vật phụ: Dr. John Watson

+ Watson là người bạn và cũng là người ghi chép cho các vụ án của Holmes. Ông từng là bác sĩ quân đội và đã cung cấp cái nhìn về nhân vật Holmes từ góc độ nhân văn hơn.

+ Dr. Watson thường là người giúp độc giả cảm nhận và hiểu rõ hơn về các vụ án mà Holmes giải quyết.

- Conan Doyle đã viết tổng cộng bốn tiểu thuyết và 56 truyện ngắn về Sherlock Holmes. Bao gồm: 

+ A Study in Scarlet (1887): Cốt truyện xoay quanh một vụ án giết người và đưa ra bối cảnh về cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Holmes và Watson.

+ The Sign of the Four (1890): Câu chuyện liên quan đến một kho báu, âm mưu và một tổ chức tội phạm.

+ The Hound of the Baskervilles (1902): Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, kể về một truyền thuyết khủng khiếp về một con chó ma và những bí ẩn xung quanh gia tộc Baskerville.

+ The Valley of Fear (1915): Câu chuyện giải mã một vụ án giết người trong một khu vực hẻo lánh ở nước Mỹ, liên quan đến một băng nhóm tội phạm.

+ Các bộ truyện ngắn khác như: "The Adventures of Sherlock Holmes" (1892), "The Memoirs of Sherlock Holmes" (1893), "The Return of Sherlock Holmes" (1905) và "His Last Bow" (1917) giới thiệu nhiều vụ án thú vị mà Holmes và Watson đã giải quyết.

1.3 Gợi ý từ nhan đề

Thông quan nhan đề của câu chuyện gợi cho em suy nghĩ về một vụ cải trang để làm điều mờ ám hoặc trốn chạy một ai đó nhưng không thành công. 

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

2. Soạn bài Vụ cải trang bất thành: Đọc hiểu 

2.1 Những kỹ năng nào của thám tử Hôm được thể hiện gián tiếp qua lời nói của chính nhân vật này?

Những kỹ năng được nhân vật thám tử Holmes thể hiện gián tiếp qua lời nói của nhân vật là kỹ năng quan sát, đánh giá, ghi nhớ và phân tích. 

2.2  Bằng quan sát, Hôm đã phát hiện ra điều gì đáng chú ý ở Me-ri?

Qua việc quan sát, Holmes đã nhận ra những điều đáng chú ý ở Me-ri đó là cô ấy đã viết một điều gì đó trước khi ra khỏi nhà và sau khi đã mặc trang phục chỉnh tề. 

2.3 Hôm đã nhận ra điều gì bất thường trong mẩu thông báo?

Trong mẩu thông báo, Holmes đã nhận ra điều bất thường là không có chữ ký mà chỉ có duy nhất một chữ Hót-mơ En-giô, cũng không có địa chỉ cụ thể trong tờ thông báo đó. 

2.4 Chi tiết này đã giải thích việc là nào của thám tử Hôm ở phần (1).

Qua chi tiết đó đã giải thích việc thám tử Holmes viết thư gửi cho dượng của Me-ri và yêu cầu gặp ông ta lúc 6 giờ. 

2.5 Gã đàn ông mà Hôm nhắc đến đây là ai?

Gã đàn ông được Holmes nhắc đến là cha dượng của cô Me-ri, ông Uyn-đi-banh. 

2.6 Hôm đã vạch trần quỷ kế nào của gã đàn ông?

Holmes đã vạch trần gã đàn ông cải trang thành một người đàn ông khác khi luôn phải đeo kính màu, râu tóc giả, biến đổi giọng nói thành lời thì thầm khó nghe cùng với sự giúp đỡ đồng lõa của người vợ giả dạng thành Hót-mơ En-giô để tán tỉnh Me-ri bị cận thị nặng

2.7 Hôm đã tiếp tục chỉ ra những thủ đoạn nào của Uyn-đi-banh?

Holmes đã chỉ ra thủ đoạn của Uyn-đi-banh khi bắt Me-ri phải đặt tay lên kinh thánh và thề thủy chung để trói buộc cô với cuộc hôn ước cùng Hót-mơ En-giô rồi trốn mất với mục đích giữ tiền và tài sản của cô. 

2.8  Chú ý những câu văn cho thấy rõ thái độ của Hôm đối với kẻ xấu.

Câu văn cho thấy rõ thái độ của Holmes với kẻ xấu là: “ Phải, luật pháp thì không thể động tới ông được. Nhưng không có kẻ nào đáng bị trừng phạt hơn ông đâu. Nếu cô Me-ri mà có một người anh trai hoặc có bạn trai, thì ông đã tan xương nát thịt rồi.”

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Vụ cải trang bất thành: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Vụ cải trang bất thành, hãy xác định tình huống nảy sinh vụ án.?

Tình huống xảy ra vụ án là: Vào ngày làm hôn lễ tại nhà thờ của Me-ri và En-giô, En-giô đã đến đón cô cùng mẹ nhưng lo sợ xe ngựa chật nên đã chủ động sang ngồi ở một chiếc xe ngựa khác. Khi đến nhà thờ để làm hôn lễ thì En-giô biến mất. 

3.2 Câu 2 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Văn bản trên có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Dựa vào đâu để xác định điều đó?

Dựa vào đoạn hội thoại giữa hai người và số lần tên của các nhân vật xuất hiện, ta có thể xác định văn bản trên có những nhân vật là: Hôm, Oát-xơn, Me-ri, mẹ Me-ri và ông Uyn-đi-banh. Trong đó nhân vật chính của câu chuyện là Hôm và ông Uyn-đi-banh.

3.3 Câu 3 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Trong văn bản, thám tử Hôm đã tìm ra chân tướng của vụ việc như thế nào? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của nhân vật Hôm?

Trong văn bản, thám tử Hôm đã nhận thấy điều đặc biệt từ bức thư mà ông Uyn-đi-banh gửi cho và từ bức thư đó để tìm ra chân tướng vụ việc. Qua đó, em thấy được Hôm là thám tử có năng lực quan sát mạnh, biết cách kết nối và tổng hợp thông tin, có suy luận logic để tìm ra đáp án của vụ án. 

3.4 Câu 4 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Ở cuối văn bản, thái độ của Hôm đối với Uyn-đi-banh như thế nào? Thái độ đó cùng với quá trình tìm ra sự thật của Hôm đã cho thấy nhân vật thám tử này là người thế nào?

Ở cuối văn bản, có thể thấy Hôm rất giận dữ với việc làm của ông Uyn-đi-banh. Từ thái độ đó và quá trình tìm ra chân tướng của vụ án, em có thể thấy được Hôm là một vị thám tử công bằng, có khát vọng tìm ra sự thật và kiên trì chống lại những điều xấu xa, bảo vệ lẽ phải. 

3.5 Câu 5 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Theo em sự lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện và thái độ của tác giả?

 - Trong văn bản trên, người kể chuyện là Oát-xơn.

- Lựa chọn ngôi kể từ điểm nhìn của Oát-xơn giúp nội dung câu chuyện khách quan và chân thật hơn, thể hiện rõ nét thái độ của tác giả hơn. 

3.6 Câu 6 trang 17 sgk văn 12/2 cánh diều 

Nếu là cô Me-ri, em sẽ rút ra được bài học gì?

Nếu em là Me-ri, em rút ra được bài học là không nên nhẹ dạ cả tin và cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bước vào một mối quan hệ, nhất là quyết định kết hôn. 

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Vụ cải trang bất thành| Văn 9 tập 2 Cánh diều, qua bài học, chúng ta đã thấy được khả năng thám tử tài tình của Hôm cũng như sự xấu xa của người cha dượng Uyn-đi-banh. Để tham khảo thêm các bài soạn văn khác, các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Hotline: 0987810990