Tìm hiểu về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chi tiết
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông là một kì thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và dành cho học sinh lớp 9 cấp Trung học cơ sở. Mục đích của kì thi này nhằm tuyển học sinh vào các trường Trung học phổ thông công lập và các trường Trung học phổ thông chuyên.
1. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 là gì?
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trung học phổ thông là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam, được tổ chức dành cho học sinh lớp 9 thuộc cấp Trung học cơ sở. Kỳ thi này nhằm mục đích tuyển chọn học sinh vào các trường Trung học phổ thông.
Để vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh phải đạt được số điểm đáp ứng được điểm chuẩn mà trường THPT đã đặt ra. Điểm chuẩn là ngưỡng điểm đầu vào mà mỗi trường yêu cầu để nhận học sinh.
>> Ra mắt khóa cấp tốc Toán 9, vững bước vào 10 dành riêng cho các em 2k10
2. Cách thức thi vào lớp 10 hiện nay
2.1 Hình thức thi tuyển
Phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên và các trường THPT không chuyên thông qua phương thức thi tuyển; kết quả xét điểm từ cao xuống thấp, điểm xét tuyển được cộng thêm điểm chế độ ưu tiên theo Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, kì thi vào 10 sẽ được tổ chức riêng theo từng tỉnh trong khoảng thời gian Bộ giáo dục đề ra. Kì thi vào 10 năm học 2024 - 2025 có thời gian thi diễn ra từ ngày 3, 4, 5 và 6/6/2024. Đối với tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên, thí sinh dự thi ba môn toán, ngữ văn và tiếng Anh; đồng thời phải đăng ký chọn thi môn chuyên trong các môn: Toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học. Đối với tuyển sinh lớp 10 các trường THPT không chuyên, thí sinh dự thi ba môn: toán, ngữ văn và môn thi thứ ba là tiếng Anh vừa được Sở GD&ĐT công bố.
Với hình thức thi tuyển, các thí sinh thực hiện bài thi trên giấy, thời gian thi môn toán và ngữ văn diễn tra trong 120 phút, môn tiếng Anh là 60 phút. Với các môn thi chuyên cũng thực hiện trên giấy, riêng môn tin học thực hiện thi trên máy vi tính, thời gian thi là 150 phút.
2.2 Hình thức xét tuyển
Hiện nay, hình thức xét tuyển thường được các trường THPT dân lập áp dụng để tuyển sinh. Mỗi trường sẽ có phương án xét tuyển khác nhau và sẽ được công bố trước khi kì thi tuyển sinh diễn ra. Các em có thể tham khảo 4 phương án xét tuyển để chuẩn bị hồ sơ phù hợp:
3. Cách tính điểm xét tuyển thi vào 10
Để vượt qua kỳ thi tuyển sinh, học sinh phải đạt được số điểm đáp ứng được điểm chuẩn mà trường THPT đã đặt ra. Lưu ý rằng cách thức tính điểm và các tiêu chí xét tuyển có thể thay đổi theo từng năm và từng địa phương, vì vậy cần theo dõi thông tin cập nhật từ các cơ quan giáo dục địa phương. Dưới đây là cách tính điểm thi vào 10 của một số tỉnh:
Cách tính điểm xét tuyển thi vào 10 Hà Nội
Đối với các trường THPT không chuyên:
ĐXT = (Điểm Ngữ văn + Điểm Toán) X 2 + Điểm Ngoại ngữ + Điểm ưu tiên (nếu có)
Đối với trường THPT chuyên:
-
Vòng sơ tuyển: Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
-
Vòng thi tuyển: Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2)
Cách tính điểm xét tuyển thi vào 10 Tp. HCM
- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán + (điểm môn chuyên x 2).
- Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên là tổng điểm: điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Toán.
Cách tính điểm xét tuyển thi vào 10 Hải Phòng
ĐXT= (Điểm bài thi 1 + Điểm bài thi 2) x 2+ Điểm bài thi 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Cách tính điểm xét tuyển thi vào 10 Bà Rịa - Vũng Tàu
- Trường THPT Chuyên: Điểm xét tuyển = Tổng số điểm 3 bài thi không chuyên + Điểm bài thi môn chuyên x 2
- Điều kiện được xét tuyển vào trường chuyên: Điểm bài thi các môn không chuyên phải đạt từ 2,0 điểm trở lên và điểm bài thi môn chuyên đạt từ 3,0 điểm trở lên.
- Trường THPT công lập:
Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Ngữ văn + Điểm thi môn Toán)x2 + Điểm thi môn tiếng Anh + Điểm ưu tiên (nếu có)
Điều kiện được xét tuyển vào trường THPT: Có điểm tất cả các bài thi đạt từ 1,0 điểm trở lên.
Trên đây là cách tính điểm xét tuyển thi vào 10 của một số địa phương, để biết chính xác cách tính điểm xét tuyển cụ thể của từng địa phương hoặc trường THPT, các em có thể theo dõi trên các trang thông tin, fanpage của trường học…
Khóa học trực tuyến ôn thi vào 10 mới nhất của nhà trường VUIHOC giúp các em vững bước vào 10. Đăng ký ngay để nhận tài liệu ôn thi được biên soạn bởi thầy cô đến từ trường chuyên TOP 5 toàn quốc.
4. Những lưu ý về kì thi tuyển sinh vào 10
4.1 Cấu trúc đề thi tuyển sinh vào 10
Về cơ bản, cấu trúc đề thi vào 10 tất cả các môn thi không có nhiều thay đổi nên thí sinh cần xem kỹ cấu trúc đề thi các năm trước để tham khảo và ôn tập theo đó.
Cấu trúc đề thi vào 10 môn Toán với 5 câu hỏi liên quan đến các nội dung kiến thức:
-
Câu 1: 20% dạng bài đơn giản về căn bậc 2.
-
Câu 2: Kiểm tra sự thông hiểu, vận dụng với dạng bài đại số về giải phương trình bậc 2.
-
Câu 3: Bài thi về đồ thị đường thẳng, đồ thị hàm số
-
Câu 4: Toán hình học được chia nhiều ý với mức độ từ dễ tới khó.
-
Câu 5: Dạng bài vận dụng cao về giải phương trình, chứng minh phương trình.
Cấu trúc đề thi vào 10 môn Văn chủ yếu được chia thành 3 phần:
-
Phần 1: Đọc hiểu văn bản chiếm 3 điểm. Thí sinh cần đọc 1 đoạn văn và trả lời câu hỏi, tóm tắt nội dung và nêu suy nghĩ về vấn đề nhằm kiểm tra khả năng nghị luận, liên hệ thực tế.
-
Phần 2: Nghị luận xã hội chiếm 3 điểm. Thí sinh vận dụng các kiến thức về đời sống, xã hội và phân tích.
-
Phần 3: Nghị luận tác phẩm văn học chiếm 4 điểm. Vận dụng các kiến thức trong sách kết hợp với kiến thức xã hội để phân tích các tác phẩm văn học.
Cấu trúc đề thi vào 10 môn tiếng Anh gồm 2 phần:
-
Phần trắc nghiệm: chiếm 70% điểm bao gồm các câu hỏi là dạng bài phát âm, trọng âm, tìm lỗi sai, hoàn thành câu, bài đọc hiểu,.v.v
-
Phần tự luận: chiếm 30% gồm viết lại câu, sắp xếp từ/cụm từ thành câu.
4.2 Thời gian có mặt tại phòng thi
Với kì thi vào 10, các em cần theo dõi lịch thi để biết thời gian cụ thể cho mỗi môn thi. Tốt nhất, các em nên có mặt tại phòng thi trước khoảng 30 phút.
4.3 Các vật dụng được mang vào phòng thi
Thí sinh được mang nhiều đồ vào phòng thi nhưng lưu ý chỉ được mang một số đồ như: máy tính bỏ túi, bút mực, thước kẻ, compa, tẩy và nước uống theo yêu cầu. Ngoài ra, nếu mang theo đồ khác ngoài những đồ nêu trên hoặc bị bắt quả tang trộn tài liệu, thí sinh sẽ bị lập biên bản hoặc đình chỉ thi. Để tham gia thành công kỳ thi tuyển sinh lớp 10, thí sinh cần kiểm tra kỹ các vật dụng cần thiết trước khi vào phòng thi.
4.4 Thí sinh đến chậm bao lâu sẽ không được dự thi?
Do tính chất quan trọng của kỳ thi này, thí sinh đến trễ quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh bắt đầu thi sẽ không được dự thi. Thí sinh đến trễ trước 15 phút và thời gian thi chưa bắt đầu vẫn được dự thi nhưng sẽ bị lập biên bản.
4.5 Thi vào 10 sử dụng bút màu mực nào?
Nhiều thí sinh cho rằng đây là một kỳ thi quan trọng nên cố gắng diễn đạt những điểm quan trọng một cách rõ ràng, gọn gàng và chính xác bằng các loại bút màu khác nhau. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh chỉ được sử dụng một màu mực trong suốt bài làm và tuyệt đối không được dùng mực đỏ. Đặc biệt, môn Toán hình học, thí sinh được phép vẽ hình bằng bút chì nhưng không được vẽ ở nơi khác.
4.6 Nhớ mang theo giấy tờ cần thiết
Khi đi thi, thí sinh phải mang theo đầy đủ các giấy tờ như phiếu dự thi, thẻ học sinh (nếu có), CCCD. Trường hợp thí sinh bị mất CCCD cần liên hệ ngay với giám thị hoặc nhân viên quản lý trung tâm khảo thí để xác minh, xử lý nhằm tránh tình trạng chậm trễ hoặc mất cơ hội dự thi.
4.7 Nộp bài sau khi kết thúc giờ thi
Trước khi kết thúc bài thi 15 phút, thí sinh cần kiểm tra xem các thông tin cá nhân trên bài thi đã được điền đầy đủ chưa và số tờ giấy thi có đủ chữ ký của giám thị hay không. Với bài thi trắc nghiệm, kiểm tra xem đã khoanh hết đáp án chưa. Khi hết thời gian, hãy nộp bài thi và nhớ ký tên và điền các thông tin cần thiết. Nếu tên, ngày sinh, môn thi chính, phòng thi trong danh sách thí sinh không chính xác phải liên hệ ngay với giám thị.
4.8 Quy định phúc khảo bài thi
Sau khi có kết quả thi, thí sinh có thắc mắc về kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 có quyền nộp đơn xin xét lại sau 3-5 ngày kể từ ngày Sở thông báo kết quả. Thí sinh có nhu cầu phúc khảo lại phải nộp đơn đăng ký theo mẫu gửi đến trường THPT đã nộp hồ sơ dự thi. Điểm phúc khảo mới sẽ được cập nhật vào hệ thống và thí sinh sẽ nhận được điểm mới tại trường đã đăng ký.
4.9 Có thể thay thế nguyện vọng khi biết điểm thi vào 10 không?
Sau khi kết quả thi được công bố, những mong muốn thay đổi nguyện vọng trước đó sẽ không thể thay đổi. Điều này có nghĩa là bạn không thể thay đổi trường học sau khi đăng ký nguyện vọng. Vì vậy hãy suy nghĩ kỹ trước khi nộp đơn vào bất kỳ trường nào.
ÔN THI ĐỘT PHÁ - VỮNG BƯỚC KÌ THI VÀO 10
Khóa học ôn thi vào 10 CÙNG GIÁO VIÊN TRƯỜNG CHUYÊN
⭐ 100% học sinh VUIHOC đạt mục tiêu đỗ cấp 3
⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên trên toàn quốc
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân
⭐ Học tập tích hợp cùng thầy cô, hỗ trợ 24/7 cùng hệ thống video bài giảng, phòng tự luyện đề chất lượng
⭐ Học cùng thầy cô có kinh nghiệm ôn thi vào 10, các thầy cô đến từ trường chuyên TOP 5 toàn quốc
⭐ Khung chương trình ôn tập chi tiết theo từng giai đoạn và có mục tiêu rõ ràng
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia
Trải nghiệm khóa học sớm ôn sâu - bứt phá kì thi vào 10 hoàn toàn miễn phí ngay!!
Trên đây là những thông tin mà VUIHOC muốn cung cấp cho bạn đọc về kì thi tuyển sinh lớp 10. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa ôn thi vào 10 vui lòng truy cập website vuihoc.vn để được tư vấn chi tiết.
>> Xem thêm: