img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 10:57 10/01/2024 7,428 Tag Lớp 10

Kiến thức hóa ôn thi giữa kỳ 2 lớp 10 cần chú ý những chủ đề nào? Mời bạn theo dõi ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết của VUIHOC nhé!

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết: Phản ứng oxi hóa - khử

1.1 Số oxi hóa - khử

- Số oxi hóa là điện tích của nguyên tử trong phân tử nếu giả định rằng các cặp electron chung coi như chuyển hẳn về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

- Quy ước 1: Số oxi hóa của nguyên tử dạng đơn chất bằng 0 (Feo, Alo...)

- Quy ước 2: Trong phân tử hợp chất, số oxi hóa của nguyên tử kim loại nhóm A là +n; phi kim nhóm A trong hợp chất với kim loại hoặc hydro là 8 - n ( với n là STT nhóm)

+ Kim loại hóa trị 1 là +1: Ag+1Cl, \large Na_{2}^{+1}SO_{4} ; K+1NO3

+ Kim loại hóa trị 2 là +2: Mg+2Cl2 , Ca+2CO3 , Fe+2SO4

+ Kim loại hóa trị 3 là +3: Al+3Cl3 ; \large Fe_{2}^{+3}(SO_{4})_{3}

+ Của oxi thường là -2: H2O-2 ; \large CO_{2}^{-2} ; \large KNO_{3}^{-2} trừ \large H_{2}O_{2}^{-1} ; F2O+2

+ Của hidro thường là +1: H+1Cl ; H+1NO3

- Quy ước 3: Trong một phân tử tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng không

+ H2SO4 : 2(+1) + x + 4(-2) = 0 => x = +6

+ K2Cr2O7: 2(+1) + 2x + 7(-2) = 0 => x = +6

- Quy ước 4: Với in on mang điện tích thì tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion. 

1.2 Chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa - khử

a. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng trong đó nguyên tử (hay ion) này nhường electron cho nguyên tử (hay ion) kia. 

+ Quá trình oxi hóa và quá trình khử luôn xảy ra đồng thời trong một phản ứng. 

+ Điều kiện xảy ra phản ứng: Chất oxi hóa mạnh tác dụng với chất khử mạnh để tạo thành chất oxi hóa và chất khử yếu hơn. 

b. Chất oxi hóa: là chất nhận electron => số oxi hóa giảm. 

+ Anion \large NO_{3}^{-} trong môi trường axit là chất oxi hóa mạnh, trong môi trường kiềm tạo sản phẩm là NH3, trong môi trường trung tính xem như không là chất oxi hóa. 

+ H2SO4 đặc: Là chất oxi hóa mạnh. 

\large MnO_{4}^{-} trong môi trường H+ tạo Mn2+ không có màu hoặc có màu hồng nhạt, môi trường trung tính tạo MnO2 kết tủa đen, môi trường OH- tạo \large MnO_{4}^{2-} có màu xanh. 

c. Chất khử: Là chất nhường electron => số oxi hóa tăng.

+ Đơn chất kim loại, đơn chất phi kim: C, P, N, S.

+ Hợp chất muối, bazo, axit, oxit: FeCl2, CuS2, CO, Cu2O.

+ Ion: Fe2+ , Cl-\large SO_{3}^{2-}... 

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

1.3 Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử 

Thực hiện theo 4 bước sau: 

Bước 1: Xác định số oxi hóa các nguyên tố. Tìm ra nguyên tố có số oxi hóa thay đổi. 

Bước 2: Viết các quá trình làm thay đổi số oxi hóa

+ Chất có oxi hóa tăng: Chất khử - ne => Số oxi hóa tăng. 

+ Chất có số oxi hóa giảm: Chất oxi hóa + ne => Số oxi hóa giảm.

Bước 3: Xác định hệ số cân bằng sao cho số e cho = số e nhận. 

Bước 4: Đưa hệ số cân bằng vào phương trình, đúng chất và kiểm tra lại theo trật tự kim loại - phi kim - hidro - oxi.

Ví dụ: \large Fe_{2}^{+3}O_{3}^{-2} + H_{2}^{o}\rightarrow Fe^{o}+H_{2}^{+1}O^{-2}

\large 2Fe^{+3} + 6e \rightarrow 2Fe^{o} quá trình khử Fe3+

\large 2H^{o} -2e \rightarrow 2H^{+} quá trình oxi hóa H2

\large (2Fe^{+3}+3H_{2}\rightarrow 2Fe^{o}+3H_{2}O)

Cân bằng: 

\large Fe_{2}O_{3}+3H_{2}\rightarrow 2Fe +3H_{2}O ( Fe3+ là chất oxi hóa, H2 là chất khử)

>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử

2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10 chi tiết: Năng lượng hóa học

2.1 Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra ngoài môi trường. 

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng. 

2.2 Biến thiên enthalpy của phản ứng

a. Biến thiên enthalpy của phản ứng được kí hiệu là \large \Delta _{r}H là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng hó học trong 1 điều kiện xác định. Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆rH gọi là phương trình nhiệt hóa học.

- Ý nghĩa: Cho biết phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt 

  • \large \Delta _{r}H > 0 : Phản ứng thu nhiệt.
  • \large \Delta _{r}H < 0: Phản ứng tỏa nhiệt. 

b. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được kí hiệu là \large \Delta _{r}H_{298}^{0} chính là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng đó ở điều kiện chuẩn. 

2.3 Tính biên thiên enthalpy của phản ứng 

- Tính biên thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành: 

\large \Delta _{r}H_{298}^{o}=\sum \Delta _{f}H_{298}^{o}(sp) - \sum \Delta _{f}H_{298}^{o}(cd)

- Tính biên thiên enthalpy của phản ứng theo năng lượng liên kết: 

\large \Delta _{r}H_{298}^{o}=\sum E_{b}(cd)-\sum E_{b}(sp)

Nắm trọn kiến thức, các công thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Hóa thi THPT Quốc gia ngay!

3. Luyện tập một số dạng bài ôn thi giữa kì 2 môn Hóa 10

3.1 Bài tập oxi hóa - khử

a. Lưu ý khi làm bài: 

- Khi hoàn thành chuỗi phản ứng tính số oxi hóa để biết đó là phản ứng oxi hóa - khử hay không. Để chứng minh hoặc giải thích vai trò của một chất trong phản ứng thì trước hết dùng số oxi hóa để xác định vai trò và lựa chất phản ứng.

- Áp dụng định luật bảo toàn electron dựa trên định luật bảo toàn nguyên tốt theo sơ đồ. 

- Một số chất có hai khả năng axit - bazo mạnh và oxi hóa - khử mạnh thì xét đồng thời. 

- Một chất khi phản ứng với chất khác mà có cả 2 khả năng phản  ứng axi - bazo và oxi hóa - khử thì được xét đồng thời. 

b. Bài tập

Bài 1: Cân bằng phản ứng: CrS + HNO3 \large \rightarrow Cr(NO3)3 + NO2 + S + H2O

Lời giải chi tiết: 

Bước 1: Xác định số oxi hóa:

Cr+\large \rightarrow Cr+3                 S-2 \large \rightarrow So                 N+5 \large \rightarrow N+4

Bước 2: Lập thăng bằng e: 

Cr+\large \rightarrow Cr+3 + 1e 

S-2 \large \rightarrow So + 2e

2N+5 + 1e \large \rightarrow N+4 

CrS \large \rightarrow Cr+3 + S+0 + 3e

=> Có 1 CrS và 3NO2

Bước 3: Đặt các hệ số vừa tìm được vào PTPU: 

CrS + 6HNO3 \large \rightarrow Cr(NO3)3 + 3NO2 + S + 3H2O

Bài 2: Cân bằng phản ứng: NaCrO2 + Br2 + NaOH \large \rightarrow Na2CrO4 + NaBr + H2O

Các em thực hiện các bước như hướng dẫn ở bài 1, ta có phương trình cân bằng là: 

2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH \large \rightarrow 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O

Bài 3: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

Lời giải:

Ta có Mn+7 nhường 5 e (Mn+2) ; Cl thu 2e (Cl2)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: 

5nKMnO4 = 2nCl2

=> nCl2 = 5/2 nKmnO4 = 0,25 mol 

=> VCl2 = 0,25.22.4 = 0.56 lít. 

Bài 4: Cho 6,3 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là:

Lời giải: 

Ta có: 2H+ + 2e \large \rightarrow H2

                    0,3     0,15 mol

Vậy khối lượng muối trong dung dịch là: 

mmuối = mkim loại + mgốc acid = 6,3+35,5.0,3/1 = 16,95g

3.2 Bài tập về năng lượng hóa học: 

Bài 1: Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn

SO2(g) + 1/2O2(g) \large \rightarrow SO3 (l)

Biết \large \Delta _{f}H_{298}^{0} của SO2 là -296,8 kJ/mol

Biết \large \Delta _{f}H_{298}^{0} của SO3 là -441,0 kJ/mol

Lời giải: SO2(g) + 1/2O2(g) \large \rightarrow SO3 (l)

\large \Delta _{r}H_{298}^{0}(SO_{3})-[\Delta _{f}H_{298}(SO_{2})+1/2\Delta _{f}H_{298}(O_{2})]

= -441,0 - (-296,8 + 0.1/2) = -144,2 kJ

Bài 2: Cho PT: 2NOCl (g) \large \rightarrow  2NO (g) + Cl2 (g), năng lượng hoạt hóa của phản ứng là 100 kJ/ mol. Ở 350K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10-6 L/(mol.s). Tính hằng số tốc độ ở phản ứng ở 400K. 

Lời giải: 

Ta có: 

\large ln\frac{k_{T2}}{k_{T1}}=\frac{E_{a}}{R}\left ( \frac{1}{T1} -\frac{1}{T2}\right )

\large \Rightarrow ln\frac{k_{T2}}{8.10^{-6}}=\frac{100.10^{3}}{8,314}\left ( \frac{1}{350}-\frac{1}{400} \right )

\large \Rightarrow k_{T2}=5,87.10^{-4} L/(mol.s)

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ trong quá trình ôn thi giữa kỳ 2 môn hóa 10 mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em. Bên cạnh đó, VUIHOC cũng đã liệt kê một số dạng bài tập hóa 10 có thể sẽ xuất hiện trong đề thi.  Chúc các em hoàn thành tốt bài thi giữa kì môn hóa cũng như những môn học khác. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thêm bài ôn thi giữa kì các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990