img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 17:24 21/06/2024 2,338 Tag Lớp 12

Chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài kiểm tra học kỳ 2 môn hóa cùng VUIHOC trong Đề cương Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa chi tiết. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa: Đại cương về kim loại

1.1 Nguyên tắc điều chế kim loại

Nguyên tắc: Khử ion kim loại thành nguyên tử

Mn+ + ne \large \rightarrow M

1.2 Phương pháp điều chế kim loại

a. Phương pháp nhiệt luyện:

- Dùng điều chế các kim loại sau Al, sử dụng các chất khử mạnh như C, CO, H2 hoặc Al để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.

b. Phương pháp thủy luyện: 

- Dùng điều chế các kim loại sau Al. Dùng kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối.

c. Phương pháp điện phân

- Điện phân nóng chảy: Điều chế những kim loại có tính khử mạnh như K, Na, Ca, Mg, Al...

Điện phân nóng chảy các hợp chất (muối, oxit, bazo) của chúng: 

2NaCl \large \xrightarrow[]{dpnc} 2Na + Cl2

MgCl2 \large \xrightarrow[]{dpnc} Mg + Cl2

2Al2O3 \large \xrightarrow[]{dpnc} 4Al + 3O2

- Điện phân dung dịch: Điều chế kim loại phía sau Al.

- Tính lượng chất thu được ở điện cực: 

\large m=\frac{A.I.t}{96500.n}

Trong đó:

  • m là khối lượng chất thoát ra ở điện cực;
  • A là khối lượng mol nguyên tử;
  • n là số electron cho hoặc nhận;
  • I là cường đọ dòng điện;
  • t là thời gian điện phân. 

>> Xem thêm: Lý thuyết đại cương về kim loại

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

2. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa: Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

2.1 Kim loại kiềm

a. Vị trí:

- Kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Rb, Cs, Fr

- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IA, cấu hình e: ns1

b. Tính chất hóa học: 

- Có tính khử mạnh: M \large \rightarrow M+ + e

- Tác dụng với phi kim

- Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo muối và H2

- Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và H2: 2R + 2H2\large \rightarrow 2ROH + H2

c. Điều chế: 

- Điện phân nóng chảy muối halogen hoặc hidroxit của chúng. Điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaCl và NaOH

2NaCl \large \xrightarrow[]{dpnc} 2Na + Cl2

4NaOH \large \xrightarrow[]{dpnc} 4Na + 2H2O + O2

2.2 Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

a. Kim loại kiềm thổ

- Vị trí: Thuộc nhóm IIA gồm các nguyên tố sau: beri (Be) , magie (Mg) , canxi (Ca) , stronti (Sr) , bari (Ba). Cấu hình electron LNC: ns2

b. Tính chất hóa học

Có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm) M \large \rightarrow M2+ + 2e

- Tác dụng với phi kim:

- Tác dụng với dung dịch axit:

+ Với axit HCl , H2SO4 loãng: tạo muối và giải phóng H2

+ Với axit HNO3 , H2SO4 đặc: tạo muối + sản phẩm khử + H2O

- Tác dụng với nước: Ở nhiệt độ thường: Ca , Sr , Ba phản ứng tạo bazơ và H2.

c. Một số hợp chất quan trọng của canxi

- Canxi hidroxit – Ca(OH)2: (Nước vôi trong, vôi tôi, vôi sữa)

+ Tác dụng với axit: Ca(OH)2 + 2HCl \large \rightarrow CaCl2 + 2H2O

+ Tác dụng với oxit axit: Ca(OH)2 + CO2 \large \rightarrow CaCO3↓ + H2O (nhận biết khí CO2 )

+ Tác dụng với dung dịch muối: Ca(OH)2 + Na2CO3 \large \rightarrow CaCO3 ↓+ 2NaOH

- Canxi cacbonat – CaCO3: (Đá vôi)

+ Phản ứng phân hủy: CaCO3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} CaO +CO2

+ Phản ứng với axit mạnh: CaCO3 + 2HCl \large \rightarrow CaCl2 + CO2+ H2O

+ Phản ứng với nước có CO2: CaCO3 + H2O + CO2 \large \rightarrow Ca(HCO3)2

- Canxi sunfat: (Thạch cao)

Thạch cao sống: CaSO4.2H2O Thạch cao nung: CaSO4.H2O Thạch cao khan: CaSO4

d. Nước cứng: 

- Khái niệm: nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.

Phân loại:

  • Tính cứng tạm thời: gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2
  • Tính cứng vĩnh cửu: gây nên bởi các muối CaSO4 , MgSO4  , CaCl2 , MgCl2 
  • Tính cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

- Cách làm mềm nước cứng: Nguyên tắc: là làm giảm nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng.

+ Phương pháp kết tủa:

* Đối với nước có tính cứng tạm thời:

  • Đun sôi, lọc bỏ kết tủa: Ca(HCO3)2 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
  • Dùng Ca(OH)2 , lọc bỏ kết tủa: Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 \large \rightarrow 2CaCO3↓ + 2H2O
  • Dùng Na2CO3 ( hoặc Na3PO4): Ca(HCO3)2 + Na2CO3 \large \rightarrow CaCO3 ↓ + 2NaHCO3

* Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu và toàn phần: dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4)

CaSO4 + Na2CO3 \large \rightarrow CaCO3↓ + Na2SO4

+ Phương pháp trao đổi ion: làm mềm được mọi loại nước cứng

- Nhận biết ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch: Thuốc thử: dung dịch chứa \large CO_{3}^{2-} (như Na2CO3 …)

2.3 Nhôm và hợp chất của nhôm 

a. Vị trí: Nhóm IIIA , chu kì 3 , ô thứ 13.

Cấu hình electron: Al (Z=13): 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1    Al3+: 1s22s22p6

b. Tính chất hóa học: Có tính khử mạnh (yếu hơn kim loại kiềm, kiềm thổ) Al \large \rightarrow Al3+ + 3e

- Tác dụng với phi kim:

- Tác dụng với axit:

+ Với axit HCl , H2SO4 loãng: tạo muối và giải phóng H2

+ Với axit HNO3 , H2SO4 đặc: tạo muối + sản phẩm khử + H2O

Chú ý: Al không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

- Tác dụng với oxit kim loại (phản ứng nhiệt nhôm)

2Al + Fe2O3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow}  Al2O3 + 2Fe

- Tác dụng với nước: Nhôm không tác dụng với nước dù ở nhiệt độ cao vì trên bề mặt của Al phủ kin một lớp Al2O3 rất mỏng, bền và mịn không cho nước và khí thấm qua.

- Tác dụng với dung dịch kiềm: 2Al + 2NaOH + 2H2O \large \rightarrow 2NaAlO2 + 3H2 ↑

c. Sản xuất nhôm

- Nguyên liệu: quặng boxit (Al2O3.2H2O)

- Phương pháp: điện phân nhôm oxit nóng chảy 2Al2O3 \large \xrightarrow[]{dpnc} 4Al + 3O2

>> Nhôm và một số hợp chất của nhôm

d. Một số hợp chất của nhôm 

- Nhôm oxit – Al2O3 là oxit lưỡng tính

Tác dụng với axit: Al2O3 + 6HCl \large \rightarrow 2AlCl3 + 3H2O

Tác dụng với dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH \large \rightarrow 2NaAlO2 + H2O

- Nhôm hidroxit – Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính.

  • Tác dụng với axit: Al(OH)3 + 3HCl \large \rightarrow AlCl3 + 3H2O
  • Tác dụng với dung dịch kiềm: Al(OH)3 + NaOH \large \rightarrow NaAlO+ 2H2O

+ Điều chế Al(OH)3 :

AlCl3 + 3NH3 + 3H2\large \rightarrow Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

Hay: AlCl3 + 3NaOH (vừa đủ) \large \rightarrow Al(OH)3 + 3NaCl

- Nhôm sunfat:

Quan trọng là phèn chua, công thức: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O

- Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch:

+ Thuốc thử: dung dịch NaOH dư

+ Hiện tượng: kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan trong NaOH dư.

COMBO sổ tay môn Vật Lý tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

3. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa: Sắt, đồng, crom và một số kim loại khác

3.1 Sắt 

a. Vị trí: Sắt ở ô thứ 26, nhóm VIIIB, chu kì 4

Cấu hình electron: Fe (Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2 hay [Ar]3d64s2

Fe2+: [Ar]3d6        Fe3+: [Ar]3d5

b. Tính chất vật lý: 

- Sắt có tính nhiễm từ khí bị nam châm hút.Dẫn điện kém và giảm dần: Ag > Cu > Au > Al > Fe. 

c. Tính chất hóa học: 

Có tính khử trung bình

Fe \large \rightarrow Fe2+ + 2e

Fe \large \rightarrow Fe3+ + 3e

- Tác dụng với phi kim:

Fe + S \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} FeS       3Fe + 2O2 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe3O4           2Fe + 3Cl2 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2FeCl3

- Tác dụng với axit:

  • Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: tạo muối Fe (II) và H2
  • Với dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng: tạo muối Fe (III)

Chú ý: Fe không tác dụng với axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội

- Tác dụng với dung dịch muối: Fe khử được ion của kim loại đứng sau nó tạo muối Fe2+ (trừ muối Ag+ dư tạo Fe3+)

Fe + CuSO4 \large \rightarrow FeSO4 + Cu↓

c. Điều chế: 

- Các quặng sắt trong tự nhiên: Fe3O4 (manhetic); Fe2O3 (hematic); FeCO3 (xiderit); FeS2 (pirit)

- Phương pháp nhiệt luyện. 

d. Hợp chất của sắt: 

- Hợp chất sắt (II)

+ Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là vừa khử , vừa oxi hóa

+ Fe(OH)2 để trong không khí: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O \large \rightarrow 4Fe(OH)3

                                                (trắng xanh)                          (nâu đỏ) 

+ FeO , Fe(OH)có tính bazo khi tác dụng với HCl hay H2SO4 loãng tạo muối sắt (II)

FeO + 2HCl \large \rightarrow FeCl2 + H2

Fe(OH)2 + 2HCl \large \rightarrow FeCl2 + 2H2O

- Hợp chất sắt (III):

+ Hợp chất sắt (III) có tính oxi hóa.

+ Fe(OH)3 kém bền nhiệt: 2Fe(OH)3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

+ Fe2O3 , Fe(OH)3 có tính bazo khi tác dụng với HCl, H2SO4, HNO3 tạo muối sắt (III)

Fe2O3 + 6HCl \large \rightarrow 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HNO\large \rightarrow 2Fe(NO3)3 + 2H2O

Bị CO, H2 , Al khử thành Fe ở nhiệt độ cao: Fe2O3 + 3CO \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Fe + 3CO2

Điều chế: phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao.

2Fe(OH)3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe2O3 + 3H2O

3.2 Hợp kim của sắt 

a. Gang

- Khái niệm: là hợp kim của Fe với C (2-5%), ngoài ra còn một lượng nhỏ Si, Mn, S,...

- Phân loại:

+ Gang trắng: chứa ít C. Si, rất cứng, dùng để luyện thép

+ Gang xám: chứa nhiều C, Si, kém cứng, dùng để đúc các bộ phận máy móc, ống dẫn

nước, cánh cửa,....

- Nguyên tắc sản xuất gang: khử oxit sắt bằng than cốc (CO) trong lò cao

- Nguyên liệu sản xuất gang: Quặng sắt, than cốc, chất chảy (CaCO3, SiO2)

b. Thép

- Khái niệm: là hợp kim của Fe với C (0,01-2%), ngoài ra còn một lượng nhỏ Si, Mn, Cr, Ni...

- Phân loại:

+ Thép thường (thép cacbon): chứa ít C,Si,Mn và rất ít S,P

+ Thép đặc biệt: là thép có thêm một số các nguyên tố: Si, Mn, Cr, Ni, W, V

- Nguyên tắc sản xuất thép: Làm giảm hàm lượng các tạp chất (C, S, Si, Mn,..) có trong gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép

- Nguyên liệu sản xuất thép: Gang.

>> Xem thêm: Sắt và hợp chất của sắt

3.3 Crom và hợp chất crom

a. Crom

Crom: tính khử (Zn > C r> Fe)

+ Tác dụng với phi kim (ở nhiệt độ cao) Cr \large \rightarrow Cr3+ + 3e

+ Tác dụng với dung dịch axit (khi đun nóng và không có KK) Cr \large \rightarrow Cr+2 + 2e

Crom bị thụ động đối với các axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội

+ Crom bền với nước và không khí do có màng oxit bền vững bảo vệ

b. Hợp chất crom 

+ Cr2O3: là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc

+ Cr(OH)3: là hiđroxit lưỡng tính tan trong dung dịch axit và kiềm

Cr(OH)3 + 3H\large \rightarrow Cr3+ + 3H2O

Cr(OH)+ OH-  \large \rightarrow CrO + 2H2O

+ Cr3+:

Trong môi trường axit có tính oxi hóa: 2Cr3+ + Zn \large \rightarrow  2Cr2+ + Zn2+

Trong môi trường bazơ có tính khử
2Cr3+ + 3H2O2 + 10OH\large \rightarrow 2CrO + 8H2O

2CrO + 3Br2 + 8OH- \large \rightarrow 2CrO + 6Br- + 4H2O

+ CrO3 :

  • Là oxit axit CrO3 + H2O \large \rightarrow H2CrO4

                         2CrO+ H2O \large \rightarrow H2Cr2O7

  • Có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH, NH3... bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3 : 2CrO3 + 2NH3 \large \rightarrow Cr2O3 + N2 + 3H2O

+ CrO, Cr2O:

  • Trong dung dịch, tồn tại cân bằng:

                            Cr2O + H2\large \rightleftharpoons 2CrO42- + 2H+

                           (da cam)           (vàng)

  • Có tính oxi hóa mạnh: Cr2O72- + 6I- + 14H\large \rightarrow 2Cr3+ + 3I2 + 7H2O

                              Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+ \large \rightarrow 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O

Đăng ký đặt mua bộ sách cán đích 9+ để nhận ưu đãi lên đến 50% của vuihoc bạn nhé!

4. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa: Một số dạng bài tập vận dụng

Bài 1: Chia m gam hỗn hợp X gồm K và Al thành hai phần bằng nhau.

- Cho phần một vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2.

- Cho phần hai vào dung dịch KOH dư, thu được 0,784 lít khí H2.

Biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m.

Lời giải: 

Gọi số mol của K, Al lần lượt là x, y (trong 1 phần)

Phần 1: 2K + 2H2O \large \rightarrow 2KOH + H2 

(mol)       x                        x       0,5x

           2KOH + 2Al + 2H2O \large \rightarrow 2KAlO2 + 3H2 

(mol)     x                                                  1,5x

=> 2x = 0,02 => x = 0,01 (1)

Phần 2: 2K + 2H2O \large \rightarrow 2KOH + H2 

(mol)       x                        x       0,5x

       2KOH + 2Al + 2H2O \large \rightarrow 2KAlO2 + 3H2 

(mol)               y                                   1,5y

=>0,5x + 1,5y = 0,035 (2) Từ (1) và (2) \large \rightarrow y = 0,02

Trong hỗn hợp X: m = 2.(0,01.39 + 0,02.27) = 1,86 (gam)

Bài 2: Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào dung dịch AlCl3.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong 2 thí nghiệm trên.

Lời giải: 

Thí nghiệm 1: Các phản ứng xảy ra lần lượt

Ca(OH)2 + CO2 \large \rightarrow CaCO3 + H2O

CaCO3 + CO2 + H2\large \rightarrow Ca(HCO3)2 

Thí nghiệm 2: Xảy ra phản ứng

AlCl3 + 3NaOH \large \rightarrow Al(OH)3 + 3NaCl

Al(OH)3 + NaOH \large \rightarrow NaAlO2 + 2H2O

Bài 3: Viết phương trình hóa học các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa sau:

\large \rightarrow Fe \large \rightarrow Y \large \rightarrow Fe(OH)3 \large \rightarrow X

Lời giải: 

Fe2O3 + 3CO \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2Fe + 3CO2 (X)

2Fe + 3Cl2 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2FeCl(Y)

FeCl+ 3NaOH \large \rightarrow Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe(OH)3 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} Fe2O3 + 2H2O.

Bài 4: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.

Lời giải:

\large n_{Fe}=\frac{1,12}{56}=0,02 (mol)

\large n_{HCl}=\frac{300}{1000}.0,2=0,06 (mol)

Fe + 2HCl \large \rightarrow FeCl2 + H2 (1)

Ag+ + Cl- \large \rightarrow AgCl↓ (2)

3Fe2+ + 4H+ + NO3- \large \rightarrow 3Fe3+ + NO↑ + 2H2O (3)

Fe2+ + Ag+ \large \rightarrow Fe3+ + Ag ↓ (4)

Theo (1) \large \rightarrow Dung dịch X chứa:

FeCl2 0,02 mol; HCl (0,06 - 0,04) = 0,02 mol 

=> X: Fe2+ 0,02 mol; H+ 0,02 mol; Cl- 0,06 mol;

Theo (2) \large \rightarrow AgCl ↓ 0,06 mol; Theo (3) \large \rightarrow Fe2+ còn dư: 0,02 - 0,015 = 0,005 (mol)

Theo (4) \large \rightarrow Ag ↓ 0,005 (mol) Kết tủa gồm: AgCl 0,06 mol; Ag 0,005 mol. Kết tủa có khối lượng là:

0,06.143,5 + 0,005.108 = 9,15 (g)

Bài 5: Viết phương trình hóa học thực hiện các chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):

Al2O2 \large \overset{(1)}{\rightarrow} AlCl3 \large \overset{(2)}{\rightarrow} NaCl \large \overset{(3)}{\rightarrow} NaOH \large \overset{(4)}{\rightarrow} CaCO3

Lời giải: 

a) Al2O2 + 6HCl \large \rightarrow 2AlCl3 + 3H2O

(b) AlCl3 + 3NaOH \large \rightarrow Al(OH)3 + 3NaCl

(c) 2NaCl + 2H2\large \rightarrow 2NaOH + H2 + Cl2

(d) 2NaOH + Ca(HCO3)2 \large \rightarrow CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

Bài 6: Có 4 dung dịch muối đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: AlCl3, NaCl, CrCl3, FeCl3. Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy nhận biết các dung dịch trên. 

Lời giải: 

- Trích mẫu thử cho từng thí nghiệm

- Cho các mẫu thử tác dụng với NaOH dư

+ Mẫu thử nào có kết tủa trắng keo, sau kết tủa tan là AlCl3

+ Mẫu thử nào có kết tủa nâu đỏ là FeCl3

+ Mẫu nào có kết tủa trắng xám là CrCl3

+ Còn lại là NaCl

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa FeO, Fe2O3, Fe3O4 và FeCO3 bằng dung dịch chứa HCl (vừa đủ) thu được 0,04 mol CO2 và dung dịch Y có chứa 24,43 gam hỗn hợp muối FeCl3 và FeCl2. Cho NaOH dư vào Y trong điều kiện không có không khí thấy xuất hiện 16,66 gam kết tủa. Tính giá trị của m?

Lời giải: 

Y chứa FeCl3(a) và FeCl2 (b)

=> 162,5a + 127b = 24,43

m↓ = 107a + 90b = 16,66

=> a = 0,08; b = 0,09

Bảo toàn Cl =>  nHCl = 3a + 2b = 0,42

Bảo toàn H => nH2O = 0,21

Bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = m muối + mCO2 + mH2O

=> mX = 14,64 gam.

Bài 8: Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm sau

a. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.

b. Cho một đinh sắt đã đánh bề mặt vào dung dịch FeCl3.

Lời giải: 

a) Xuất hiện kết tủa màu trắng keo

CO2 + H2O + NaAlO2 \large \rightarrow NaHCO3 + Al(OH)3

b) Dung dịch chuyển từ màu vàng thành màu xanh nhạt: Fe + 2FeCl3 \large \rightarrow 3FeCl2

Bài 9: Chỉ dùng một thuốc thử, trình bày cách phân biệt bốn dung dịch đựng riêng trong các ống nghiệm: Na2CO3, KCl, AlCl3, FeCl2.

Lời giải: 

-Trích mẫu thử

-Thuốc thử: Dung dịch Ba(OH)2

+ Có kết tủa trắng \large \rightarrow mẫu thử Na2CO3 

+ Không hiện tượng \large \rightarrow Mẫu thử KCl

+ Kết tủa trắng sau đó tan dần \large \rightarrow Mẫu thử AlCl3 

+ Kết tủa trắng hơi xanh \large \rightarrow Mẫu thử FeCl2

Bài 10: Nung 21,6 gam hỗn hợp Mg và Fe trong không khí, thu được 27,2 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X cần vừa đủ 550 ml dung dịch HCl 2M, thu được V lít khí H2 (đktc). Tìm V.

Lời giải: 

Bảo toàn khối lượng : mO = 27,2 - 21,6 = 5,6 gam

\large \rightarrow nO = 0,35 mol

X + 2HCl \large \rightarrow Muối + H2 + H2O

Bảo toàn nguyên tố H : nH2 = 2nH2 + 2nH2O

<=>  1,1 = 2nH2 + 2 x 0,35 \large \rightarrow nH2 = 0,2 mol \large \rightarrow VH2 = 4,48 lít

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức trọng tâm Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn hóa. Để làm tốt bài thi học kì 2 môn hóa bên cạnh việc ôn tập lý thuyết thì các em cần luyện thật nhiều dạng bài, đề thi thử để nắm chắc cách giải các bài hóa 12. Truy cập vuihoc.vn để xem thêm các bài viết khác về kiến thức hóa 12 nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990