img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý

Tác giả Hoàng Uyên 09:44 05/12/2023 10,617 Tag Lớp 10

Sắp đến thời điểm thi học kì 1, các em đừng bỏ qua đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý mà vuihoc đã tổng hợp. Các kiến thức trong bài viết bám sát chương trình học và giúp các em dễ dàng ghi nhớ trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi của mình.

Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý: Tìm hiểu chung về môn vật lý 

1.1 Đối tượng, mục tiêu,vai trò và phương pháp nghiên cứu môn vật lý 

a. Đối tượng nghiên cứu của môn vật lý là các dạng vận động của vật chất, năng lượng... 

b. Mục tiêu học tập môn vật lý giúp hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản về vật lý, vận dụng các kiến thức để khám phá và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống đồng thời nhận biết được khả năng và sở trường của bản thân. 

c. Môn vật lý được coi là cơ sở khoa học của tự nhiên, các khái niệm, định luật được đưa ra để giải thích các hiện tượng tự nhiên trong thế giới sinh học đến các hiện tượng bên ngoài vũ trụ. Môn vật lý còn có liên quan đến nhiều lĩnh vực như vật lý sinh học, vật lý địa lý, vật lí thiên văn... 

d. Phương pháp nghiên cứu môn vật lý là sử dụng phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. 

1.2 Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm 

Dưới đây là những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm các bạn cần nghi nhớ: 

  • Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong phòng, chú ý quan sát các chỉ dẫn trên biển hiệu trong phòng, trên thiết bị thí nghiệm.
  • Trước khi sử dụng các thiết bị, cần kiểm tra cẩn thận. 
  • Phải tắt hết công tắc nguồn điện trước khi tháo phích cắm hoặc thiết bị điện. 
  • Sử dụng thiết bị điện đúng với hiệu điện thế của nguồn điện.
  • Bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi đi lại trong phòng. 
  • Phải dùng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao. 
  • Không để các thiết bị, dụng cụ dẫn điện, dung dịch dễ cháy, nước gần các thiết bị điện. 
  • Trước khi rời phòng thí nghiệm phải cất gọn dụng cụ, bỏ chất thải đúng nơi quy định. 

1.3 Các loại sai số trong phép đo

a. Sai số tuyệt đối: \large \Delta A=\overline{\Delta A} + \Delta A_{dc}

b. Sai số tỉ đối: 

\large \delta A=\frac{\Delta A}{A}.100%

>> Xem thêm: Làm quen với Vật lý 10 

Đạt điểm cao môn Vật Lý không khó nếu bạn có trong tay cuốn sách cán đích 9+ được biên soạn bởi các thây cô giảng dạy tại các trường chuyên nổi tiếng!!! 

2. Ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý: Động học

2.1 Độ dịch chuyển và quãng đường đi được 

- Độ dịch chuyển là một đại lượng véc tơ cho chúng ta biết được độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của một vật. Độ dịch chuyển được kí hiệu là \large \underset{d}{\rightarrow}

- Khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều thì quãng đường đi được bằng độ lớn của độ dịch chuyển, còn khi đổi chiều thì quãng đường và độ dịch chuyển không bằng nhau. 

- Tổng hợp độ dịch chuyển bằng cách tổng hợp các véc tơ. 

2.2 Tốc độ và vận tốc, tổng hợp vận tốc

- Tốc độ trung bình trên một đoạn đường xác định ( hoặc khoảng thời gian xác định) 

\large v=\frac{s}{t}   hoặc \large v=\frac{\Delta s}{\Delta t}

- Tốc độ tức thời là tốc độ tại một thời điểm xác định

- Vận tốc trung bình trên độ dịch chuyển xác định hoặc trong khoảng thời gian xác định: 

\large \overrightarrow{v}=\frac{\underset{d}{\rightarrow}}{ t} hoặc \large v=\frac{\Delta d}{\Delta t}

- Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm xác định: 

\large \overrightarrow{v_{t}}=\frac{\Delta \overrightarrow{d}}{\Delta t} với \large \Delta t rất nhỏ 

- Khi vật chuyển động thẳng theo một hướng thì tốc độ và vận tốc có độ lắn bằng nhau. 

- Công thức tổng hợp vận tốc: \large \overrightarrow{v}_{1,3} = \overrightarrow{v}_{1,2}+\overrightarrow{v}_{2,3}

2.3 Gia tốc 

- Gia tốc cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc, được kí hiệu là a

- Công thức tính gia tốc: 

\large a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{v_{t}-v_{o}}{t-t_{o}}

>> Xem thêm: Nằm lòng kiến thức Tốc độ và vận tốc Vật lý 10

2.4 Chuyển động biến đổi đều 

- Một chuyển động thẳng có gia tốc không đổi theo thời gian được gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều. Chuyển động nhanh dần đều có a.v > 0, chuyển động chậm dần đều có a.v < 0. 

- Giá trị của gia tốc được tính bằng hệ số góc của đồ thị vận tốc - thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều. 

- Các công thức cần nhớ trong chuyển động biến đổi đều

v = vo + a.t 

\large d=v_{o}t+\frac{1}{2}at^{2}

v2 - vo2 = 2.a.d 

2.5 Rơi tự do 

- Rơi tự do là chuyển động rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực

- Rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng và có chuyền từ trên xuống dưới. 

- Tại một điểm nhất định ở gần mặt đất trên Trái Đất, mọi vật rơi tự do với gia tốc bằng g. Lưu ý gia tốc của các vật rơi tự do ở các nơi khác nhau thì khác nhau. 

- Công thức rơi tự do: 

+ Gia tốc a = g = hằng số

+ Vận tốc tức thời: v = g.t

+ Độ dịch chuyển = quãng đường đi được:

 \large d=s=\frac{1}{2}gt^{2}=\frac{v^{2}}{2g}

2.6 Chuyển động ném

- Chuyển động ném được phân tích thành 2 chuyển động thành phần vuông góc với nhau đó là cuyển động với gia tốc theo phương thẳng đứng và chuyển động thẳng đều theo phương nằm ngang

- Công thức chuyển động ném ( đúng khi lực cản của không khí không đáng kể) 

+ Ném ngang ( tầm xa) 

\large L=v_{o}t=v_{o}\sqrt{\frac{2.H}{g}}

+ Ném xiên 

\large H=\frac{v_{o}^{2}sin\alpha }{2g} ( tầm cao)

\large L=\frac{v_{o}^{2}sin2\alpha }{g}( tầm xa) 

2.7 Chuyển động tròn đều 

a. Vận tốc dài trong chuyển động tròn đều: 

\large v=\frac{s}{t}=r.\omega =r.\frac{2\pi }{T}=r.2\pi .f (m/s)

b. Công thức vận tốc trong chuyển động tròn đều 

\large \omega =\frac{v}{r}=\frac{2\pi }{T}=2\pi f (rad/s)

c. Chu kỳ của chuyển động tròn đều: 

\large T=\frac{2\pi }{\omega }(s)

d. Tần số của chuyển động tròn đều: 

\large f=\frac{1}{T}=\frac{\omega }{2\pi }(Hz)

e. Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều: 

\large a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=\omega ^{2}.r(m/s^{2})

Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô hướng dẫn và lên lộ trình học tập tối ưu nhé! 

3. Ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý: Động lực học 

3.1 Quy tắc tổng hợp và phân tích lực

- Lực tổng hợp hay còn được gọi là hợp lực, là phép thay thế các lực tác động đồng thời vào cùng 1 vật bằng một lực có lực tác dụng giống các lực đó. 

- Lực hợp được tính bằng phép cộng véc tơ: \large \overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_{1}}+\overrightarrow{F_{2}}+\overrightarrow{F_{3}}+...

- Tổng hợp lực cùng phương và đồng quy tuân theo quy tắc cộng véc tơ. 

- Nếu các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì hợp lực bằng 0. 

3.2 Định luật Newton

a. Định luật I Newton: Nếu môt vật không chịu tác động của lực nào hoặc chịu tác động của lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng im sẽ tiếp tục đứng yên, vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. 

- Tuân theo định luật quán tính

- Quán tính là tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động. 

b. Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật sẽ cùng hướng với lực tác dụng lên nó. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. 

\large \overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{F}}{m}\Rightarrow \overrightarrow{F}=m.\overrightarrow{a}

c. Định luật 3 Newton: Khi A tác dụng lên B một lực thì B cũng tác dụng lại A một lực. Hai lực này tác dụng cùng phương, cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau: \large \overrightarrow{F_{AB}}=-\overrightarrow{F_{AB}}

3.3 Trọng lực 

- Kí kiệu: \large \overrightarrow{P}

- Đặc điểm của trọng lực: Có phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái Đất, điểm đặt của trọng lực gọi là trọng tâm của vật. 

- Độ lớn: P = m.g

3.4 Lực ma sát 

- Lực ma sát là lực tiếp xúc, bao gồm lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt. 

- Lực ma sát nghỉ có giá trị cực đại Fo. Khi lực đẩy hoặc lực kéo lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại thì vật bắt đầu trượt. 

- Công thức tính lực ma sát trượt: Fms = \large \mu.N , trong đó \large \mu là hệ số ma sát trượt, N là áp lực lên bề mặt. 

3.5 Cân bằng vật rắn

- Điều kiện để cân bằng vật rắn: 

+ Tổng các lực tác dụng lên bằng 0 

+ Tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0 (nếu chọn một chiều quay làm chiều dương).

3.6 Moment lực, moment ngẫu lực

- Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó: M = F.d

Đơn vị của moment lực là Newtơn mét (N.m).

- Tác dụng của ngẫu lực lên vật chỉ làm quay vật.

Moment ngẫu lực: M = F.d = F(d1 + d2).

- Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0 : ∑M=0

4. Đề cương ôn tập học kì 1 lý 10: Bài tập vận dụng 

Bài 1: Một người di chuyển từ nhà đến bến xe cách nhà 6km sau đó tiếp tục di chuyển 20 km bằng xe khách đến trường. Hãy tính quãng đường người đo đi được trong cả chuyến đi và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó?

Lời giải: 

- Quãng đường người đó đi được trong cả chuyến đi là: 

S = S1 + S2 = 6 + 20 = 26 km 

- Độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là: 

 

\large d=\sqrt{d_{1}^{2}+d_{2}^{2}}=\sqrt{6^{2}+20^{2}}=20,88km

Bài 2: Một xe máy đang chạy trên đường với vận tốc là 18km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20s, xe máy đạt vận tốc 36km/h. 

a. Hãy tính gia tốc của xe máy

b. Tính vận tốc xe máy đạt được sau 40s

c. Sau bao lâu kể từ khi tăng tốc, xe máy đạt vận tốc 72km/h? 

Lời giải: 

Đổi 18km/ h = 5 m/s ; 36 km/h = 10m/s ; 72km/h = 20m/s. 

a. Gia tốc của xe máy là: 

\large a=\frac{\Delta v}{\Delta t}=\frac{10-5}{20}=0,25m/s^{2}

b. Vận tốc của ô tô sau 40s là: 

v = vo + a.t1 = 5 + 0,25.40 = 15 m/s

c. Thời gian để xe máy đạt vận tốc 72 km/h là: 

\large v=v_{o}+at_{2}\Rightarrow t_{2}=\frac{v_{2}-v_{o}}{a}=\frac{20-5}{0,25}=60s

Bài 3: Một vật có độ lớn 3N tác dụng vào một vật có khối lượng 1.5kg đang đứng yên. Xác định quãng đường vật đi được trong 2s

Lời giải: 

Áp dụng định luật 2 Newton: 

\large a=\frac{F}{m}=\frac{3}{1,5}=2m/s^{2}

Quãng đường vật đi được trong 2s là: 

\large s=v_{o}t+\frac{1}{2}at^{2}=0+\frac{1}{2}2.2^{2}=4m

Bài 4: Vật A nặng 2,5kg đang nằm yên thì chịu lực kéo 15N theo phương ngang và bắt đầu chuyển động. Trong 1 phút đầu tiên chuyển động, vật đi được 2700m. Tính độ lớn của lực cản ( coi lực cản đó không đổi trong suốt quá trình chuyển động) 

Lời giải: 

Trong một phút đầu tiên, vật A đi được 2700m 

\large \Rightarrow s=v_{o}t+\frac{1}{2}at^{2}=\frac{1}{2}at^{2}

\large \Rightarrow a=\frac{2s}{t^{2}}=\frac{2.2700}{60^{2}}=1,5m/s^{2}

Áp dụng định luật 2 Newton: \large \overrightarrow{F_{k}}+\overrightarrow{F_{c}}=m.\overrightarrow{a}

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật, ta có: 

\large F_{k}-F_{c}=ma\Rightarrow F_{c}=F_{k}-ma=15-2,5.1,5=11,25N

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình ôn thi học kì 1 lớp 10 môn lý . Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này để có thể dễ dàng giải quyết các dạng bài tập có trong đề thi nhé! Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức ôn tập các môn học khác nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990