img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 09:41 11/01/2024 22,105 Tag Lớp 10

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

Phần 1: Đọc hiểu văn bản

Câu 1: B. Người kể chuyện toàn tri, có vai trò toàn năng, biết hết mọi sự việc. 

Câu 2: D. Tự sự

Câu 3: B. Tâm 

Câu 4: A. Cảm động, nhớ về ký ức tuổi thơ. 

Câu 5: B. Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận với quê nhà, đã cấp đủ tiện nghi. 

Câu 6: C. Nhan đề "trở về" gợi ý nghĩa: chuyến trở về thăm mẹ bất đắc dĩ của người con, một thanh niên đã thành đạt, có vợ giàu, muốn xóa cái dĩ vãng hàn vi, muốn đẩy tất cả quá khứ, quê hương, người mẹ già đi thật xa khỏi cái đời phồn hoa thực tại. 

Câu 7: B. Lên án người con bất hiếu, chua xót trước tình người bạc bẽo vì cuộc sống phồn hoa mà sẵn sàng từ bỏ tình thân, quê hương. 

Câu 8: 

Qua đoạn trích trên, em rút ra được những bài học đó là chúng ta phải biết ơn đấng sinh thành, không nên coi tiền bạc, địa vị hơn tình thân, tình cảm gia đình bởi tiền bạc hay danh vị có thể mất đi và kiếm lại nhưng nếu tình thân đã mất đi thì sẽ không thể nào tìm lại được. Quê hương luôn là một phần không thể thiếu và không nên bị lãng quên trong cuộc đời của bất kỳ ai. 

Câu 9: 

- Biện pháp tu từ nổi bật: So sánh. 

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm và cho người đọc cảm nhận được, hình dung được về vẻ đẹp thanh bình của bức tranh quê hương qua màu xanh của cánh đồng lúa đang lay động trước gió. 

Câu 10: 

Trả lời đồng tình hoặc không đồng tình theo suy nghĩ cảm nhận riêng của bản thân. Đưa ra lời giải thích hợp lý vì sao bạn đồng tình hoặc không đồng tình với suy nghĩ của nhân vật Tâm. 

Phần 2: Hướng dẫn lập dàn ý bài viết 

a. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam, tác phẩm "Nhà mẹ Lê" và dẫn dắt đến vấn đề cần phân tích là vẻ đẹp nhân vật mẹ Lê. 

b. Thân bài

- Khái quát về tác giả, tác phẩm

- Phân tích nhân vật mẹ Lê: 

+ Hoàn cảnh sống: 

  • Là một phụ nữ nông thôn.
  • Là một người dân nghèo ở Đoan Thôn, thường kiếm sống bằng nghề làm thuê.
  • Chồng bà mất, mẹ Lê một mình nuôi mười một người con, đứa lớn nhất mới mười bảy tuổi, đứa nhỏ nhất còn bế trên tay.
  • Thứ mà mẹ Lê được thừa kế là một ngôi nhà tranh chỉ có một chiếc giường hỏng.

+ Ngoại hình: Mẹ Lê trông chắc chắn, bé nhỏ, trên mặt và chân tay có những nếp nhăn giống như một quả trám khô. 

+ Phẩm chất: 

  • Là người phụ nữ chịu thương chịu khó, chăm chỉ làm lụng. 
  • Luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp. 
  • Thương con và yêu gia đình. 

+ Số phận khổ cực, bị lãng quên và là nạn nhân của bọn thống trị:

  • Đi khắp làng xin làm mướn nhưng không ai mượn. 
  • Xin gạo nhà ông Bá bị chó cắn. 
  • Sau khi bị chó cắn, mẹ Lê lên cơn mơ sảng rồi mất. Người dân gom góp mua một cỗ ván mọt, đưa ra đồng chôn trong một bãi tham ma nhỏ.

=>  Nhân vật mẹ Lê có những đức tính tốt, tượng trưng cho một cuộc đời bị lãng quên, sống trong bóng tối và bị thực dân, phong kiến ​​ức hiếp. Thạch Lam đã thể hiện sự đồng cảm, thương xót và sự tôn trọng đối với những người lương thiện gặp hoàn cảnh bất hạnh. Từ đó, nhà văn đã ngầm lên án, tố cáo xã hội phong kiến ​​thực dân đã tước đoạt hạnh phúc của con người.

+ Giá trị nội dung và nghệ thuật: 

  • Giàu giá trị hiện thực và nhân đạo. 

  • Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, hòa quyện giữa trữ tình và hiện thực, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế. 

c. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nhân vật mẹ Lê.

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án

I. Phần đọc hiểu

Câu 1: D. Thơ thất ngôn Bát cú Đường luật. 

Câu 2: C. B-B-T-T-T-B-B.

Câu 3: A. Chậm rãi.

Câu 4: C. Cận cảnh => viễn cảnh => cận cảnh. 

Câu 5: 

Tác dụng của cách gieo vần "eo": Tạo tính nhạc, sự liên kết giữa các dòng thơ, góp phần diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng uẩn khúc của thi nhân. 

Câu 6: 

Hai câu thơ khắc họa bức tranh thu: Thanh sơ, thoáng đãng, yên bình và tĩnh lặng. 

Câu 7: 

Cách sửa: Bỏ bớt từ "nhà thơ" đầu câu: Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiểu biểu của nền văn học trung đại Việt Năm

Hoặc: Một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam là Nguyễn Khuyến. 

Câu 8: 

Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn, có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được cách thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. 

Tham khảo: 

Tình yêu quê hương, đất nước thường được thể hiện qua sự tự hào về văn hóa, lịch sử và truyền thống dân tộc. Đó có thể là việc duy trì và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, hỗ trợ các hoạt động cộng đồng để đưa vẻ đẹp văn hóa, lịch sử của dân tộc đến bạn bè năm châu. Ngoài ra, việc học hỏi về lịch sử cũng như việc nắm bắt và lưu giữ những câu chuyện, trải nghiệm của người dân trong quá khứ cũng là cách thể hiện tình yêu đối với quê hương. Ngoài ra, có rất nhiều cách để chúng ta thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Chúng ta có thể tham gia các hoạt động cộng đồng thông qua các hoạt động tự nguyện, từ thiện, hoặc giáo dục là cách tuyệt vời để thể hiện tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương.

II. Phần làm văn

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài: 

Nêu vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Tnú trong đoạn văn

b. Thân bài

- Tnú là tượng đài hình tượng Tây Nguyên anh hùng trong văn học chống Mỹ, cứu nước, với khuynh hướng sử thi và lãng mạn cách mạng sâu sắc, đặc sắc.
- Chàng trai trẻ Tnú đã nhiệt tình tham gia đào tạo cán bộ, giao lương thực, thư từ... và là một hạt giống cách mạng sáng giá.
- Sau khi bị kẻ thù giam cầm, Tnú vẫn trung thành không nói một lời, khi kẻ thù hỏi quân cách mạng ở đâu, Tnú chỉ vào bụng mình và nói "ở đây", thách thức kẻ thù. Sau khi bị giam ba năm, Tnú cố gắng hết sức để vượt ngục trở về làng tiếp tục tham gia cách mạng.
- Chủ nghĩa anh hùng của Tnú còn được thể hiện qua vai trò của anh với gia đình, khi anh lao vào giữa kẻ thù và ôm lấy vợ con đang hấp hối của mình một cách dũng cảm, bảo vệ họ khỏi bị đánh đập.
- Dù ngọn lửa đốt cháy đầu mười ngón tay và cơn đau thấm sâu vào nhưng Tnu không hề hét lên, trong đầu anh chỉ hiện ra một câu: “người cộng sản không thèm kêu van”. Nó thể hiện lòng dũng cảm anh hùng và lòng cao thượng phi thường.
- Mạnh mẽ đứng lên từ đau thương, tiếp tục tham gia kháng chiến, với mối nợ nước thù nhà và lòng căm thù giặc sâu sắc, dùng chính đôi bàn tay cụt mười đầu ngón của mình bắp cò súng diệt giặc trên chiến trường, thậm chí còn mạnh mẽ dùng tay không bóp chết một tên giặc Mỹ.

c. Kết bài

Nêu cảm nhận chung về nhân vật Tnú

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

 

3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1 A: Ức Trai

Câu 2 D: Vì bọn triều thần gian nịnh đố kị, ghen ghét tài năng, nhân cách của Nguyễn Trãi, đã tìm mọi cách để gièm pha giá họa cho ông. 

Câu 3 A: Đều là văn bản do nhà vua ban bố về những công việc trọng đại của đất nước.

Câu 4 C: Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh. 

Câu 5 C: Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân. 

Câu 6 A: Nêu lại bài học lịch sử vẻ vang (của ta) và nhục nhã (của địch) trên lập trường nhân nghĩa.

Câu 7 D: Hồng. 

Câu 8 D: Điểm kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở con người. 

Câu 9 B: Tiểu thuyết.

Câu 10 B: Những người khốn khổ (1862). 

Câu 11 B: Giăng - Van - Giăng.

Câu 12 B: Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người và cải tạo xã hội.

Câu 13 B: Thể thơ ngũ ngôn luật thi.

Câu 14 C: Thời điểm Nguyễn Trãi còn làm quan trong triều Lê.

Câu 15 B: So sánh.

Câu 16 C: Tấm lòng trăn trở trước thế sự. 

II Làm văn

Câu 1: Trình bày được các ý sau: 

- Khái niệm: Trung thực là thật thà, tôn trọng và làm theo sự thật, không gian dối người khác vì mục đích nào đó. Người trung thực luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải, không làm sai lệch sự thật để mưu cầu lợi ích cho bản thân mình. 

- Biểu hiện của người trung thực: 

+ Tôn trọng sự thật, lẽ phải, làm đúng và nói đúng với những gì đang xảy ra. 

+ Không bao che, giấu diếm cho những người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo lẽ phải. 

+ Có tinh thần sẵn sàng chiến đấu bảo vệ sự thật. 

- Vai trò của người trung thực: 

+ Được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. 

+ Có tâm hồn thanh thản, nhẹ nhõm và bình yên.

+ Giúp hoàn thiện nhân cách, nâng cao tri thức. 

+ Tăng thêm sức mạnh đấu tranh với cái xấu. 

+ Góp phần xây dựng xã hội trong sáng, văn minh. 

- Phê phán những người không trung thực: Vẫn còn những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân. 

- Mở rộng vấn đề: 

+ Trung thực tùy hoàn cảnh, cần khôn khéo tinh tế nói giảm nói tránh lịch sự. 

+ Tập lối sống trung thực trong lời nói, hành động, ứng xử. 

+ Nhận thức được trung thực là đức tính tốt, cần xây dựng và giữ gìn. 

Câu 2: 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi.

- Khái quát về nhận định: Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc. 

b. Thân bài:

- Thế nào là bản tuyên ngôn độc lập: Nội dung khẳng định chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, hòa bình. 

- Chứng minh Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

+ Hoàn cảnh sáng tác: Viết sau khi chiến thắng giặc Minh. 

+ Tuyên bố độc lập, chủ quyền: Có nền văn hóa lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng biệt, có phong tục đậm đà bản sắc dân tộc, có lịch sử lâu đời qua nhiều triều đại. 

+ So sánh Bình Ngô đại cáo với Nam quốc sơn hà: Kế thừa các yếu tố về chủ quyền, lãnh thổ, bổ sung các yếu tố về văn hóa, phong tục, lịch sử, anh hùng hào kiệt. Sáng tạo thêm những yếu tố không cần xác minh của thần linh mà do con người tạo ra. 

=> Bản tuyên ngôn đầy đủ, thuyết phục, khẳng định chủ quyền dân tộc không thể chối cãi. 

- Tuyên bố thắng lợi: 

+ Vạch trần tội ác của giặc Minh: tàn sát người dân, bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên sản vật, phá hoại môi trường sống => Khẳng định hành động của giặc Minh là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa. 

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Mở đầu khó khăn thiếu thốn, về sau nhờ sự đoàn kết, lí tưởng chiến đấu bảo vệ đất nước, đánh đuổi quân xâm lược, quân ta chiến đấu kiên cường và trở thành nỗi khiếp đảm của quân địch. 

=> Tuyên bố thắng lợi, Nguyễn Trãi thể hiện một cách thấu tình đạt lý, thể hiện niềm tự hào của dân tộc. 

- Tuyên bố hòa bình: 

+ Nói về tương lai đất nước: Vững bền, giang sơn đổi mới. 

+ Nói về sự vận động của vũ trụ: Hướng về tương lai tươi sáng, tốt đẹp. 

=> Đây vừa là lời tuyên bố hòa bình, vừa là niềm tin tưởng lạc quan về tương lai đất nước của một con dân yêu nước.

c. Kết bài: 

- Khẳng định lại điều cần chứng minh.

- Liên hệ với bản thân. 

 

Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 10 được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi giữa kì 2 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi giữa kì chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990