img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Lý thuyết về cấu tạo vũ trụ

Tác giả Minh Châu 08:39 24/07/2023 11,195 Tag Lớp 12

Vũ trụ rộng lớn là nơi mà con người muốn tìm tòi và khám phá. Vậy cấu tạo vũ trụ như thế nào? Cùng VUIHOC tìm hiểu điều này trong bài học dưới đây nhé!

Lý thuyết về cấu tạo vũ trụ
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Cấu tạo vũ trụ: Hệ mặt trời

1.1 Mặt trời

- Mặt trời là ngôi sao lớn nhất trong hệ mặt trời nằm ở vị trí trung tâm hệ mặt trời, chiếm 99,8% khối lượng toàn hệ. Mặt trời có màu trắng nhưng khi nhìn từ trái đất là màu vàng do sự tán xạ khí quyển. Mặt trời có bán kính gấp 109 lần bán kính Trái Đất, khối lượng bằng 333.000 lần khối lượng Trái Đất. 

- Thành phần của mặt trời chủ yếu là khí hidro và heli, trong đó hidro chiếm 74% khối lượng và 92% thể tích, còn heli chiếm 24% khối lượng và 7% thể tích. Các chất còn lại như oxy, cacbon, sắt, lưu huỳnh, neon, nito, silic, magie chiếm 2% khối lượng và 1% thể tích còn lại. 

- Nhiệt độ bề mặt của mặt trời sấp xỉ 5.050 độ C, còn nhiệt độ ở lõi thì lên đến hàng chục triệu độ. Nguồn năng lượng mà mặt trời tỏa ra chính là kết quả của phản ứng nhiệt hạch khi các hạt nhân hidro tổng hợp thành hạt nhân heli. 

- Cấu trúc của mặt trời bao gồm các lớp lõi, vùng bức xạ, lớp dị biệt, vùng đối lưu, quang quyển và khí quyển.

1.2 Các hành tinh

- Trong hệ mặt trời có 8 hành tinh quay xung quanh trung quanh là mặt trời. Đó là Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh. 8 hành tinh này được chia thành 2 nhóm là nhóm trái đất và nhóm mộc tinh. 

- Các hành tinh trong hệ mặt trời quay theo chiều quay mặt trời quay quanh mình nó. Mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh này gần như là tròn nên còn được gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

- Hầu hết các hành tinh đều có vệ tinh xung quanh, các vệ tinh chuyển động trên cùng một mặt phẳng quanh hành tinh. 

1.3 Các tiểu hành tinh

- Bên cạnh 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng thì xung quanh hệ mặt trời còn có rất nhiều hành tinh nhỏ khác có bán kính từ vài km đến vài trăm km chuyển động xung quanh mặt trời với quỹ đạo từ 2,2 - 3,6 đvtv gọi là các tiểu hành tinh. 

1.4 Sao chổi và thiên thạch 

- Sao chổi là một thiên thể gần giống tiểu hành tinh, tức là nó cũng quay quanh mặt trời với quy đạo hình elip. Nhưng điểm khác biệt là nó không có cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu là băng. Trong sao chổi chứa cacbonic, methane, nước đóng băng lẫn với bụi và khoáng chất nên được gọi bằng một cái tên " quả bóng tuyết bẩn"

- Thiên thạch là những tảng đá chuyển động xung quanh mặt trời.

Tham khảo ngay sách ôn thi độc quyền của VUIHOC tổng hợp kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Vật Lý THPT 

2. Cấu tạo vũ trụ: Sao và thiên hà 

2.1 Các sao

- Sao là một khối khí nóng và phát sáng giống như mặt trời

- Tròng lòng các ngôi sao xảy ra các phản ứng nhiệt hạch lên đến hàng chục triệu độ

- Khối lượng của các ngôi sao từ 0,1 đến 5 lần khối lượng mặt trời. Bán kính của các ngôi sao có độ biến thiên trong khoảng rộng từ vài phần nghìn đến vài nghìn lần bán kính của mặt trời. 

- Những ngôi sao đôi có khối lượng tương đương với nhau và quay quanh một khối trung tâm. 

- Ngoài những ngôi sao ổn định thì còn có những ngôi sao ở trạng thái biến đổi mạnh, đó là những ngôi sao mới và siêu mới, độ sáng của chúng tăng lên đột ngột. 

- Những ngôi sao không phát sáng là punxa và lỗ đen. 

- Những đám mây phát sáng gọi là tinh vân. 

2.2 Thiên hà

- Một hệ thống bao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là thiên hà. 

- Thiên hà gần với chúng ta nhất cách 2 triệu năm ánh sáng là thiên hà Tiên Nữ. 

- Thiên hà phần lớn có dạng xoắn ốc, một số ít là elipxoit và không xác định. Đường kính của thiên hà khoảng 100.000 năm ánh sáng.

2.3 Ngân hà

- Hệ mặt trời nằm trong thiên hà có tên gọi Ngân hà, có dạng xoắn ốc

- Ngân hà có dạng đĩa, phình to ở giữa và dẹt ở mép. Đường kính của Ngân hà là 100.000 năm ánh sáng, vị trí phồng to nhất khoảng 15.000 năm ánh sáng. 

- Hệ mặt trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân hà, cách tâm khoảng 2/3 bán kính của nó. 

2.4 Các đám thiên hà 

- Khi các thiên hà có xu hướng tụ hợp lại với nhau tạo thành đám thiên hà. 

2.5 Các quaza 

- Quaza là cấu trúc nằm ngoài thiên hà, phát xạ mạnh bất thường các sóng vô tuyến và tia X. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT sớm ngay từ bây giờ nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là những lý thuyết cơ bản về cấu tạo vũ trụ trong chương trình Vật Lý 12. Có thể thấy, vũ trụ rộng lớn vẫn còn rất nhiều bí ẩn đối với con người. Những khám phá mới về vũ trụ vẫn đang được các nhà khoa học tìm hiểu và trở thành một ngành khoa học trọng điểm ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Để học thêm nhiều bài học khác về môn Vật Lý phục vụ cho việc ôn thi Lý tốt nghiệp THPT, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990