Sinh 12: Giải Bài Tập SGK Sinh Học Lớp 12 Cực Chi Tiết, Ngắn Gọn
Chương trình sinh học 12 tương đối khó, để giải quyết nhanh các bài tập trắc nghiệm học sinh cần phải nắm chắc lý thuyết cũng như luyện tập chăm chỉ. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để ôn sinh 12 với các dạng bài thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới nhé!
Tổng hợp kiến thức Sinh 12
PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Bài 3: Điều hòa hoạt động gen
Bài 4: Đột biến gen
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14: Thực hành: Lai giống
Bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
Chương 3: Di truyền học quần thể
Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
Chương 4: Ứng dụng di truyền học
Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen
Chương 5: Di truyền học người
Bài 21: Di truyền y học
Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học
Bài 23: Ôn tập phần di truyền học
PHẦN 6: TIẾN HÓA
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
Bài 28: Loài
Bài 29 : Quá trình hình thành loài
Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo)
Bài 31: Tiến hóa lớn
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất
Bài 32: Nguồn gốc sự sống
Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bài 34: Sự phát sinh loài người
PHẦN 7: SINH THÁI HỌC
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Chương 2: Quần xã sinh vật
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 41: Diễn thế sinh thái
Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Bài 42: Hệ sinh thái
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
Các dạng bài trong chương trình Sinh học 12
Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm về mã di truyền
Bài 1: Xác định số loại bộ ba mã hóa, không mã hóa axit amin
Phương pháp: Sử dụng công thức toán tổ hợp.
Ví dụ 1: Từ 4 loại ribonucleotit A, U, G, X có thể tạo ra tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin.
A. 64
B. 61
C. 16
D. 54
→ Đáp án B đúng vì:
-
Tất cả các riboNu đều có thể đứng được ở mọi vị trí trong bộ ba. Ta có: 4. 4. 4 = 4^3 = 64 bộ ba.
-
Tuy nhiên 3 bộ ba 5’UAG3’, 5’UGA3’, 5’UAA3’ chỉ mang tín hiệu kết thúc dịch mã mà không mã hóa cho axit amin.
-
Vậy số bộ ba mã hóa axit amin là: 64 - 3 = 61 bộ ba.
Ví dụ 2: Giả sử 1 gen có mạch gốc được cấu tạo từ 3 loại Nu: A, T, X. mARN của gen này có thể có tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa axit amin?
A. 6
B. 24
C. 9
D. 27
→ Đáp án đúng là B vì:
-
Mạch gốc của gen cấu tạo từ 3 loại Nu: A, T, X, theo nguyên tắc bổ sung sẽ phiên mã ra mạch mARN gồm 3 loại Nu: U, A, G.
-
Từ 3 loại Nu này tạo ra 3. 3. 3 = 3^3 = 27 bộ ba.
-
Trừ đi 3 bộ ba 5’UAG3’, 5’UGA3’, 5’UAA3’ quy định tín hiệu kết thúc, không mã hóa axit amin, ta được số bộ ba mã hóa axit amin là 27 - 3 = 24.
Bài 2: Xác định tỉ lệ các loại mã bộ ba
Phương pháp: Tương tự Bài toán 1, sử dụng thêm công thức tổ hợp xác suất.
Ví dụ 1: Người ta tổng hợp một mARN nhân tạo từ một hỗn hợp ribonucleotid có tỉ lệ A:U:G:X = 4:3:2:1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba có chứa Nu loại A là:
A. 72.6%
B. 65.8%
C. 52.6%
D. 78.4%
→ Đáp án đúng là D vì:
-
Tỉ lệ 3 loại Nu U, G, X là: 3/10 + 2/10 + 1/10 = 6/10.
-
Tỉ lệ mã bộ ba không chứa Nu loại A là: (6/10)^3 = 27/125.
-
Tỉ lệ mã bộ ba có chứa Nu loại A là: 1 - 27/125 = 98/125 = 78.4%.
Ví dụ 2: Người ta tiến hành tổng hợp ARN nhân tạo với 3 nguyên liệu gồm 3 loại Nuclêôtit A, U, X với tỉ lệ 2: 3: 5. Tỉ lệ xuất hiện bộ ba có chứa 2 Nucleotit loại A là:
A. 0.036
B. 0.096
C. 0.06
D. 0.08
→ Đáp án đúng là B vì:
-
Tỉ lệ Nu loại A là 2/10 = 0.2.
-
Tỉ lệ Nu loại U, X là 8/10 = 0.8.
-
Bộ ba có 2 Nu loại A có 3C2 cách sắp xếp.
-
Tỉ lệ bộ ba chứa 2 Nu loại A là: 3C2. 0.2^2. 0.8 = 0.096.
Ví dụ 3: Một ống nghiệm chứa các loại ribonucleotit theo tỉ lệ tương ứng A: U: G: X = 1: 2: 1: 2. Từ 4 loại Nu này người ta tổng hợp được 1 ARN nhân tạo có 2700 bộ ba thì theo lý thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba có A, U, X?
A. 100
B. 150
C. 75
D. 300
→ Đáp án đúng là 300 vì:
-
Tỷ lệ số bộ ba chứa A, U, X là: 1/6. 2/6. 2/6. 3! = 1/9
-
Số bộ ba chứa A, U, X theo lý thuyết là: 2700. 1/9 = 300
>> Xem thêm:
- Lý thuyết và bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Bản chất của mã di truyền là gì?
- Lý thuyết sinh 12 chương 1 và bài tập trắc nghiệm (có đáp án)
Dạng 2: Xác định thành phần trên ADN
Gọi N là số Nucleotit của 1 gen/ADN, ta có:
STT | Đối tượng | Công thức |
1. | Chiều dài của gen (L) |
L = N/2 x 3.4 (Å) Chú ý: 1m = mm = µm = Å |
2. | Chu kì xoắn của gen (C) | C = N/(2.10) = L/34 |
3. | Khối lượng gen (M) | M = N x 300 đvC |
4. | Tổng số Nu |
N = A + T + G + X = 2A + 2G → A + G = N/2 |
5. | Số Nu từng loại (giả sử số Nu loại A) khi biết tổng số Nu và 1 loại Nu bất kì (giả sử Nu loại G) |
A = (N - G.2)/2 hoặc = N/2 - G |
6. | Số liên kết hidro của ADN, gen (H) | H = 2A + 3G = 2T + 3X |
7. |
Số liên kết hóa trị - Giữa các Nu trong gen: - Trong toàn bộ ADN: |
(N/2 – 1). 2 = N – 2 N + N – 2 = 2N – 2 |
8. |
Gọi A1, T1, G1, X1 là các Nu trên mạch 1. Gọi A2, T2, G2, X2 là các Nu trên mạch 2. - Về mặt số lượng:
- Về mặt tỉ lệ: |
Theo NTBS: A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2.
→ %A = %T = 1/2. (%A1 + %A2) = 1/2. (%T1 + %T2) → %G = %X = 1/2. (%G1 + %G2) = (%X1 + %X2) |
9. |
Gọi k là số lần nhân đôi của 1 gen Số phân tử ADN (gen) con được tạo ra sau k lần nhân đôi: |
2^k |
10. | Số phân tử ADN con tạo ra có mạch hoàn toàn mới sau k lần nhân đôi: | 2^k - 2 |
11. | Số Nu tự do môi trường cung cấp sau k lần nhân đôi: |
= Tgen. (2^k – 1)
= Xgen. (2^k – 1) |
12. | Tổng số liên kết hidro được hình thành sau k lần nhân đôi | (2^k -1) x H |
13. | Số liên kết hóa trị được hình thành khi gen nhân đôi k lần | (2^k - 1).(N - 2) |
14. | Gọi n là số lần phiên mã của gen -> số phân tử mARN tạo thành | n |
15. | Số bộ ba mã sao | N/(2.3) = rN/3 |
16. | Số axit amin môi trường cung cấp cho 1 phân tử protein | N/(2.3) - 1 ( do bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin nào) |
17. | Số axit amin của 1 phân tử protein hoàn chỉnh | N/(2.3) - 2 (do bộ ba kết thúc không mã hóa axit amin nào; và bộ ba mở đầu methionine/ foocmin methionin bị cắt khỏi chuỗi polipeptit sau khi dịch mã) |
18. | Số liên kết peptit | Số axit amin -1 |
Ví dụ 1: Một gen có số Nu loại A = 900 chiếm 30% tổng số Nu của gen.
a) Số chu kì xoắn của gen?
A. 100
B. 150
C. 250
D. 350
→ Đáp án đúng là B vì:
-
Tổng số Nu của gen là: 900/30% = 3000 (Nu)
-
Số chu kì xoắn của gen là: 3000/(2.10) = 150
b) Chiều dài của gen?
A. 4800 Å
B. 5100 Å
C. 3900 Å
D. 6120 Å
→ Đáp án đúng là B vì: Chiều dài của gen là: L = N/2 x 3.4 = 3000/2 x 3.4 = 5100 Å
c) Số Nu từng loại của gen?
A. A = T = 900, G= X = 600
B. A = T = 600, G = X = 900
C. A = T = 500, G = X = 1000
D. A = T = 1000, G = X = 500
→ Đáp án đúng là A vì:
-
Số Nu loại T = A = 900
-
Số Nu loại G = X = (N - A.2)/2 = (3000 - 900.2)/2 = 600
d) Gen nói trên nhân đôi 3 lần, số Nu mỗi loại cần môi trường cung cấp là?
A. T = A = 7200, G = X = 4800
B. T = A = 4800, G = X = 7200
C. T = A = 6300, G = X = 4200
D. T = A = 4200, G = X = 6300
→ Đáp án đúng là C vì:
-
Số Nu loại A và T môi trường cung cấp: 900. (2^3 - 1) = 6300
-
Số Nu loại G và X môi trường cung cấp: 600. (2^3 - 1) = 4200
Ví dụ 2: Có 5 gen cấu trúc giống nhau phiên mã một số lần bằng nhau cần môi trường nội bào cung cấp 45000 Nucleotit. Tính số lần phiên mã của mỗi gen biết mỗi gen có 150 chu kì xoắn.
A. 6 lần
B. 3 lần
C. 2 lần
D. 9 lần
→ Đáp án đúng là A vì:
-
1 gen phiên mã cần cung cấp số Nu là: 45000/5 = 9000.
-
Tổng số Nu mỗi gen là: 150. 20 = 3000.
-
Số Nu của 1 mARN là: 3000/2 = 1500.
-
Số lần phiên mã của mỗi gen là 9000/1500 = 6 lần.
>> Xem thêm:
- Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra như thế nào
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu
Dạng 3: Bài tập liên kết gen và hoán vị gen
Bài 1: Liên kết gen
-
Nếu n cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và không xảy ra hoán vị thì số loại giao tử có thể tạo ra là 2.
-
Gen liên kết với NST có thể nằm trên X, trên Y hoặc trên cả X cả Y. Các gen này di truyền liên kết với giới tính và có tỉ lệ kiểu hình không đều ở 2 giới.
-
Số nhóm gen liên kết = bộ NST đơn bội (n) của loài.
Ví dụ: Kết quả phép lai nào dưới đây có thể kết luận chắc chắn gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X không có alen tương đồng trên Y.
A. F1: 100% tính trạng trội ở cả con đực và cái.
B. F1: Tính trạng lặn có mặt ở cả con đực và con cái với tỉ lệ như nhau.
C. F1: 3 trội: 1 lặn ở cả con đực và cái.
D. F1: Tính trạng lặn chỉ có ở con đực.
→ Đáp án đúng là D vì chỉ trường hợp tỉ lệ kiểu hình khác nhau ở đực và cái (con đực biểu hiện tính trạng lặn, con cái không biểu hiện) mới có thể kết luận chắc chắn gen quy định liên kết với NST giới tính X.
Bài 2: Hoán vị gen
- Trong cặp NST tương đồng có thể xảy ra hiện tượng hoán vị giữa các gen liên kết.
- Hoán vị gen tạo ra nhiều loại giao tử với tỉ lệ khác nhau, tạo đa dạng di truyền.
- Tần số hoán vị phụ thuộc vào khoảng cách giữa các gen và cao nhất là 50% (tương ứng với khoảng cách 50cM)
- Gọi f là tần số hoán vị (0%<f<50%). Ta có:
-
Tỉ lệ giao tử hoán vị: f/2
-
Tỉ lệ giao tử liên kết: (1-f)/2
- Hoán vị gen có thể chỉ xảy ra ở bố hoặc mẹ, hoặc xảy ra ở cả bố và mẹ.
>> Xem thêm: Liên kết gen và hoán vị gen: Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm
Ví dụ 1: Xét cá thể có kiểu gen: Ab/aB Dd. Khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử ABD và aBd được tạo ra lần lượt là:
A. 6,25% và 37,5%.
B. 15% và 35%.
C. 12,5% và 25%.
D. 7,5% và 17,5%.
→ Đáp án D đúng vì:
-
Tần số hoán vị f= 30% → tỉ lệ giao tử hoán vị = 0.15, giao tử liên kết = 0.35
-
ABD = AB x D = 0.15 x 0.5 = 0.075 = 7.5%
-
aBd = aB x d = 0.35 x 0.5 = 0.175 = 17.5%
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn: 190 cây thân cao, quả dài: 440 cây thân thấp, quả tròn: 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số hoán vị giữa hai gen nói trên là:
A. 12%.
B. 6%.
C. 24%.
D. 36%.
→ Đáp án đúng là C vì:
-
F1 có thân thấp, quả dài ab/ab → cả 2 cơ thể P cho giao tử ab → kiểu gen của P thân thấp, quả tròn là aB/ab
-
F1 ab/ab chiếm 60/(310+190+440+60) = 0.06 = 0.5 x 0.12
-
Ta có 0.12 < 0.5 → ab là giao tử hoán vị
-
Vậy tần số hoán vị f = 0.12 x 2 = 0.24 = 24%
>> Bài viết liên quan:
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Dạng 4: Tính số giao tử
Các trường hợp xảy ra | Các trường hợp xảy ra | Đối với n cặp nhiễm sắc thể |
Không xảy ra trao đổi chéo | Tối đa 2 loại giao tử | Tối đa 2^n loại giao tử |
Trao đổi chéo đơn tại một điểm | Cho tối đa 4 loại giao tử | Cho tối đa: 4^n giao tử |
Trao đổi chéo đơn tại 2 điểm | Cho tối đa 4 loại giao tử | Cho tối đa: 4^n giao tử |
Đồng thời xảy ra cả trao đổi chéo đơn và trao đổi chéo kép | Tối đa 8 loại giao tử | Tối đa 8^n loại giao tử |
Chỉ xảy ra trao đổi chéo kép | Tối đa 4 loại giao tử | Tối đa 4^n loại giao tử |
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật 2n = 20 nhiễm sắc thể, trong quá trình giảm phân có 6 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210 loại. B. 216 loại. C. 213 loại. D. 214 loại.
→ Đáp án đúng là B vì:
-
6 cặp xảy ra trao đổi chéo đơn tại một điểm, cho tối đa 4^6 loại giao tử.
-
Còn lại 4 cặp không xảy ra trao đổi chéo, cho tối đa 2^4.
-
Số loại giao tử được tạo ra là: 2^4.4^6 = 216.
Những câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để học Sinh 12 hiệu quả?
Để học Sinh 12 hiệu quả, các em cần nắm chắc được kiến thức cơ bản trong SGK, nhớ và hiểu được lý thuyết một cách ngắn gọn và chính xác. Bên cạnh đó cũng không quên thường xuyên làm bài tập trắc nghiệm giúp củng cố kiến thức.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết liên quan đến các dạng bài tập sinh 12 trắc nghiệm và phương pháp làm từng dạng. Đây là một phần rất quan trọng trong chương trình sinh 12 và đòi hỏi các em phải nắm thật chắc, chúc các em ôn tập tốt. Ngoài ra, em có thể truy cập ngay Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để nhận thêm nhiều bài học hay và chuẩn bị được kiến thức tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới nhé!