img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 09:56 12/03/2024 16,050 Tag Lớp 11

Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tác phẩm văn học rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ cùng các bạn Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc sách kết nối tri thức 11 tập 2 cùng giải quyết một số câu hỏi luyện tập trong sách nhé.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi trước khi đọc văn bản

1.1 Câu 1 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai)

Bạn hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với dòng sông bạn đã từng biết?

Lời giải chi tiết:

Em đã từng có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ và gắn liền với dòng sông ở quê em – nơi mà em đã sinh ra và lớn lên. Con sông to lớn cũng gắn liền với những năm tháng tuổi trẻ còn đầy những sự hồn nhiên, vui tươi. Đó là khoảng thời gian đặc trưng bởi những ngày hè đầy nóng nực, em cùng với lũ bạn cùng nhau đi té nước ven sông, câu cá về ăn chung với cơm… Đây cũng là một phần của kỷ niệm hiện lên và vô cùng tuyệt vời và đáng nhớ đối với em. 

>> Mời bạn xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ 

1.2 Câu 2 (trang 35, SGK Ngữ Văn 11, tập hai)

Hãy chia sẻ những ấn tượng của bạn về hình ảnh về một dòng sông đã được tái hiện thông qua các tác phẩm văn học hoặc thông qua các loại hình nghệ thuật đặc sắc khác (âm nhạc, hội họa, điện ảnh…) 

Lời giải chi tiết:

Bản thân em lại rất ấn tượng với một hình ảnh con sông là sông Đà đã được thể hiện một cách xuất sắc ở trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Bởi đó cũng là một con sông rất đỗi hùng vĩ, dữ dội, thể hiện được rất rõ vẻ đẹp đầy hoang dã, huyền bí của đất trời thiên nhiên và cảnh vật của vùng Tây Bắc.

2. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi trong khi đọc văn bản 

2.1 Câu 1 trang 34 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức 

Hình ảnh con sông Hương ở đoạn thượng nguồn. 

Lời giải chi tiết:

- Sông Hương mang một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng, hoang sơ nhưng cũng đầy bản lĩnh. Nét phóng khoáng cùng với sức sống mãnh liệt của nó làm cho con sông Hương trở nên vừa mạnh mẽ nhưng cũng rất lôi cuốn.

- Nét thơ mộng và trữ tình của dòng sông Hương cũng rất đặc biệt. Đây là một vẻ đẹp rất dịu dàng, đầy cảm xúc và khá sâu lắng, tạo nên cho dòng sông Hương một vẻ đẹp rất riêng biệt.

2.2 Câu 2 trang 34 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Nét độc đáo đã được thể hiện trong cách ví von, so sánh. 

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã sử dụng một cách rất hài hòa về biện pháp so sánh, so sánh hình ảnh con sông Hương trong những trạng thái rất khác nhau  có khi là đối lập bằng những hình ảnh rất là đặc trưng và chứa đầy sự sáng tạo như ví von con sông Hương giống như “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, hay một vẻ thiên nhiên hoang dại như “cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”…

→ Làm nổi bật rõ nét được một vẻ đẹp thiên nhiên đầy hoang dại, sức sống cực kỳ mãnh liệt, đầy cá tính của dòng sông Hương thuộc xứ Huế. 

2.3 Câu 3 trang 35 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Hình ảnh của con sông Hương khi đi ra giữa đồng bằng ở ngoại vi của thành phố Huế. 

Lời giải chi tiết:

- “người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa”

- “uốn mình theo những đường cong thật mềm”

- dòng sông chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu của người thiếu nữ

- “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”

- … 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

2.4 Câu 4 trang 35 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Hình ảnh con sông Hương hiện lên trong lòng thành phố Huế. 

Lời giải chi tiết:

- “sông Hương vui tươi hẳn lên giữ những bãi xanh biếc của vùng…”

- “những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị…”

- “… sông Hương khi trôi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”.

2.5 Câu 5 trang 37 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Cách đối sánh để làm nổi bật lên được nhịp chảy đặc biệt của dòng sông Hương. 

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã đem so sánh điệu chảy yên bình, lặng lờ của dòng sông Hương giống như đang vấn vương một nỗi buồn lòng khó tả.

Đặc biệt, hình ảnh của dòng nước trôi êm đềm, nhè nhẹ dường như đang đong đưa theo trong mình một tứ tâm trạng nặng trĩu nào đó, có thể là nỗi buồn bã hay sự nhớ nhung, tưởng chừng như là nỗi đau lòng của chính dòng sông. Tất cả tạo nên một nhịp điệu dịu dàng của dòng nước, chậm rãi và lẳng lặng chảy.

2.6 Câu 6 trang 38 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Sự gắn bó chặt chẽ của dòng sông Hương với dòng âm nhạc cổ điển Huế. 

Lời giải chi tiết:

- “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong những khoang thuyền, giữa tiếng nước rơi bán âm của mái chèo khuya…”

→ Tất cả các yếu tố đóng góp vào việc khẳng định được cái hồn và bản chất của âm nhạc cổ điển Huế, từ ngày ban đầu nó ra đời cũng chính là sự liên kết chặt chẽ với vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương.

2.7 Câu 7 trang 39 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Sông Hương ở trong dòng chảy của lịch sử đất nước. 

Lời giải chi tiết:

Sông Hương giống như một nhân chứng sống tồn tại mãi của lịch sử dân tộc, luôn luôn đồng hành cùng và dẫn dắt nhân dân ta ngay cả trong quá trình dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc. 

2.8 Câu 8 trang 39 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Sông Hương ở trong cảm hứng của các nhà thơ. 

Lời giải chi tiết:

Chính bởi nhờ vẻ đẹp thơ mộng và sức hút không ngừng, Sông Hương từ lầu đã trở thành một nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, khi có dịp được ghé qua đây từ các nhà thơ Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan cho đến tâm hồn thơ mới đầy sự trong trẻo của Tố Hữu…

Sông Hương đã thôi thúc không ít những hồn thơ lưu dấu về một vẻ đẹp duyên dáng, yểu điệu nhưng đôi khi cũng hiện lên đầy mãnh liệt, mạnh mẽ, trở thành một điểm sáng rực rỡ trong văn học thơ ca Việt Nam.

3. Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức: Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản

3.1 Câu 1 trang 40 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Những đặc tính tự nhiên nào của dòng sông Hương đã được tác giả chú ý làm nổi bật lên ở trong tác phẩm văn bản? Hãy chỉ ra các đoạn văn tiêu biểu khi nói về từng đặc tính riêng của con sông Hương. 

Lời giải chi tiết:

- Thượng nguồn: sông Hương được miêu tả và hiện lên với một vẻ đẹp đầy hoang dại, mãnh liệt và mạnh mẽ.

+ “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”

+ “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”

+ “Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự được sức mạnh bản năng của người con gái của mình để khi ra khỏi rừng…”

- Ngoại vi thành phố, giữa các vùng đồng bằng châu thổ: sông Hương lại mang một dáng vẻ yểu điệu, quyến rũ của một người thiếu nữ trẻ đang nằm ngủ rất mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa to lớn, đối nghịch khi ở thượng nguồn.

+ “người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa”

+ “uốn mình theo những đường cong thật mềm”

+ dòng sông chuyển hướng liên tục tạo dáng vẻ thướt tha, yểu điệu của người thiếu nữ

+ “ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”

- Trong lòng của thành phố: con sông Hương lại mang dáng vẻ nhẹ nhàng, lững lờ, từ từ trôi.

+ “như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”

+ “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vầng trăng non.”

+ “con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi qua thành phố… như những vấn vương của một nỗi lòng.”

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.2 Câu 2 trang 40 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã ngắm nhìn dòng sông Hương giống như một con người, trong nó có tồn tại tính cách, tình cảm riêng. Hãy tìm đọc ở trong đoạn trích về một số chi tiết đã thể hiện điều đó và phân tích thêm các nét độc đáo của nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã được nhà văn sử dụng ở trong tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

- “sông Hương đã sống nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”

→ Sự hoang dã, mạnh mẽ của dòng sông Hương đã được tác giả tài tình so sánh với hình ảnh của cô gái Di-gan, một người con gái vô cùng xinh đẹp mà rất tự do, man dại. Cô ấy mang trong mình một vẻ đẹp trong sáng, hoàn toàn mang sự thuần khiết của tự nhiên. Sông cũng vậy, nó như một phần không thể tách rời trong vẻ đẹp thuần túy của thiên nhiên. Đây là một loại vẻ đẹp không bị tạp chất nào xen lẫn, mà chỉ mang trong mình cái đẹp một cách nguyên sơ và trong sáng.

- “người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.”

→ Sông Hương trở thành một hình ảnh của một người thiếu nữ yên bình đang nằm ngủ, mang vẻ yểu điệu, thục nữ và dịu dàng. Cái vẻ đẹp hoang dã, đầy tự do ấy cách đây không lâu dường như đã tan biến, cảnh quan thơ mộng xung quanh cũng đã mài mòn đi vẻ đẹp nguyên thủy của dòng sông Hương để thay thế bằng một hình ảnh yên bình của một người thiếu nữ. 

- “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”

→ Đó là niềm hạnh phúc của người đã lâu rời xa quê hương, được gặp lại bạn bè và nhìn thấy cảnh vật quen thuộc, làm cho họ tràn đầy niềm vui và phấn khởi. Tuy nhiên, khi bước vào lòng thành phố, Sông Hương dường như mang một dáng vẻ tĩnh lặng, lững lờ và chảy qua mỗi góc phố, mỗi con đường nhỏ ở trong thành phố.

Thông qua cái nhìn trìu mến và tâm hồn lãng mạn của nhà văn, Sông Hương hiện lên như một hình ảnh của một người hoàn thiện, đầy những cảm xúc đa dạng, mới lạ và độc đáo, khiến người đọc không thể không bị cuốn hút và mê hoặc.

3.3 Câu 3 trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Trong cảm nhận của tác giả, sông Hương đã có sự gắn bó chặt chẽ như thế nào với thành phố Huế? Hãy phân tích một số những hình ảnh, chi tiết để làm rõ mối quan hệ gắn kết đặc biệt này. 

Lời giải chi tiết:

Đầu tiên, không thể không nhắc đến hình ảnh dòng sông Hương đã bắt gặp thành phố Huế. Sông Hương dường như là một người con trở về nhà, chạm tới thành phố giống như đặt chân đến một bến đỗ quan trọng trong cuộc đời, nó vui mừng, hạnh phúc khi chào đón.

Hơn thế nữa, dòng sông Hương gắn liền với nhã nhạc cung đình Huế, một loại nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng ở vùng đất Huế. Sự kết hợp này tạo nên một sự hòa quyện hoàn hảo, đưa người thưởng ngoạn sâu vào bầu không khí yên bình đặc biệt. Đây chính là vẻ đẹp mà Sông Hương mang trong âm nhạc cổ điển của vùng Huế.

Cuối cùng, đó là một mối liên kết bền chặt kéo dài hàng nghìn năm giữa Sông Hương và thành phố, như một sợi keo liền chặt, kết nối vui buồn, bền vững qua thăng trầm của thời gian.

3.4 Câu 4 trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Trong văn bản, có hai phương diện đáng chú ý; những thông tin khách quan về sông Hương và cảm xúc về con sông này. Theo bạn, nội dung nào nổi trội hơn? Cơ sở nào giúp bạn xác định như vậy? 

Lời giải chi tiết:

Từ góc nhìn của cá nhân, điểm nổi bật ở trong bài tùy bút chính là cảm xúc về dòng sông. Trong toàn bộ tác phẩm, ngoài việc trình bày thông tin một cách khách quan về sông như địa lý, hướng chảy, tác giả cũng thường xuyên đem so sánh, lý giải, và tạo ra những liên tưởng đầy mới mẻ về Sông Hương từ nguồn đến hạ lưu của sông.

Cách mà tác giả đã sử dụng đã ví von và nhân hóa đều hiện lên rất độc đáo và phù hợp với ngữ cảnh, tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Thông qua những phương tiện này, người đọc cũng sẽ không chỉ nhìn thấy một dòng sông theo khía cạnh địa lý mà còn giống như là một sinh vật sống khi đang tương tác với con người - một vẻ đẹp ẩn chứa mà tác giả đã khám phá.

3.5 Câu 5 trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Kiến thức văn hóa tổng hợp đã được tác giả huy động như thế nào khi viết bài tùy bút về sông Hương? Theo bạn, mục đích của việc huy động kiến thức đó là gì?

Lời giải chi tiết:

Trong bài viết, tác giả đã rất khéo léo sử dụng kiến thức văn hóa tổng hợp đã được ông huy động một cách hết sức tài tình ở trong tác phẩm tùy bút. Tác giả đã không quá phô trương và sa đà trong việc nói nặng về những kiến thức về mặt khoa học, địa lý, ông vẫn luôn đan xen vào trong những câu văn và bày tỏ nên những cảm xúc, cùng những sự ví von đầy tinh tế và văn thơ của mình.

Bằng cách vận dụng được những kiến thức đầy linh hoạt như vậy, tác giả cũng muốn gửi gắm đến cho mọi người đọc một hình ảnh của dòng sông Hương hiện lên là hoàn toàn độc đáo, đẹp đẽ với vẻ đẹp có phần yểu điệu của thiếu nữ, kèm theo vẻ hoang dại của cô gái Di-gan… Đó cũng chính là phần hồn mạnh mẽ của dòng sông Hương và nó đã được tác giả khám phá ra, ghi nhận và truyền tải sống động đến với người đọc. 

3.6 Câu 6 trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút. Theo bạn, cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý. 

Lời giải chi tiết:

Cách đặt tên cho nhan đề cho tác phẩm của tác giả cũng hết sức độc đáo, nó vừa là một câu hỏi tu từ, cũng vừa là một câu hỏi mang tính khẳng định.

- Nhan đề đó đã nhằm mục đích khơi dậy được những khát vọng, niềm tự hào của toàn bộ con người khi mong muốn mang cái đẹp để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của vùng đất xứ Huế.

- Không những vậy, chính từ cách đặt nhan đề như vậy của tác giả cũng đã khơi dậy được sự tò mò, trí tưởng tượng mạnh mẽ ở trong lòng những người độc giả quan tâm. 

- Đó là cũng một cách dẫn dắt mang đầy sự độc đáo, sáng tạo và mới mẻ mà chính tác giả cũng muốn gửi gắm đến người đọc trước khi đưa họ đến với một dòng sông Hương mạnh mẽ nhưng cũng thơ mộng nơi xứ Huế. 

3.7 Câu 7 trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Phân tích một số yếu tố nghệ thuật mà bạn cho là đặc sắc trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Lời giải chi tiết:

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, từ ngữ tinh tế: tác giả đã sử dụng một cách tinh tế về ngôn từ và hình ảnh, kết hợp một cách sáng tạo giữa yếu tố khoa học và văn học. Bằng việc sử dụng cả những câu văn miêu tả khách quan về dòng sông và những câu văn trữ tình, lãng mạn, tác giả đã tạo ra một cách diễn đạt đa dạng, thể hiện cảm xúc và tình yêu với dòng sông một cách sâu sắc.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…: đã tạo nên hình ảnh sống động của dòng sông, biểu hiện lên được các trạng thái khác nhau và thay đổi một cách linh hoạt, đồng thời cũng thể hiện được rõ sự tình cảm, tình yêu mến của tác giả đối với dòng sông, tạo nên một bức tranh sử thi đầy trữ tình, lãng mạn.

- Sức liên tưởng phong phú, vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực: tác giả không chỉ thể hiện được sự am hiểu sâu rộng về địa lý mà còn nhấn mạnh vào việc nhân cách hóa dòng sông Hương, nó giống như một người bạn, một đối tượng trữ tình của những người lính, của những nhà thơ qua thời kỳ lịch sử từ xưa đến nay.

4. Kết nối đọc - viết trang 41 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một hình ảnh độc đáo của sông Hương đã được tác giả sử dụng để làm nổi bật nên những nét riêng của con sông Hương. 

Lời giải chi tiết:

Trong bản văn, hình ảnh ấn tượng nhất là so sánh dòng sông với cô gái Di-gan, một phác họa rất sáng tạo và đáng nhớ. Ở nguồn của sông, nơi nước chảy mạnh mẽ và cuồn cuộn, đó là thượng nguồn của dòng sông Hương, đây là nơi mà nó bắt đầu, và chính tại nơi này, nó đã mang theo một phần hoang dã giống như con thú nhưng chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và mạnh mẽ. Tuy nhiên, qua góc nhìn đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông không giống như một con thú hoang, mà thay vào đó, nó dường như lại rất giống hình ảnh của một cô gái Di-gan, một hình tượng luôn được mô tả là chứa đầy phóng khoáng, tự do và man dại.

Thật vậy, đó cũng chính là vẻ đẹp nguồn gốc của cuộc sống, tại nơi nó bắt nguồn và nó cũng chưa bị giới hạn bởi bất kỳ thứ ràng buộc nào. Nó vẫn mang trong mình mang vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, chứa đầy sự man dại và hoang dã trong tự nhiên, đó là vẻ đẹp của sự tạo hóa, của một thực thể có giá trị vốn có. Sự hoang dã của nó đã được biến đổi thành một vẻ đẹp đầy quyến rũ. Điều này có thể được xem là một thành công lớn của tác giả khi ông đã có thể so sánh sông Hương với vẻ đẹp của con người.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sách kết nối tri thức lớp 11 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990