img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:12 30/11/2023 14,915 Tag Lớp 11

Bài ca ngất ngưởng như một bảng tổng kết cuộc đời của Nguyễn Công Trứ với những sự “ngất ngưởng” của mình. Dưới đây là tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Công Trứ cùng soạn bài Bài ca ngất ngưởng. Mời bạn đọc tham khảo để có thêm kiến thức hữu ích cho bản thân.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: Tìm hiểu chung 

1.1 Tác giả Nguyễn Công Trứ

 a. Tiểu sử

- Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn

- Nguyễn Công Trứ là người có tài năng và luôn nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến chính trị, quân sự. Bên cạnh đó, ông còn là người ưa tự do, phóng túng, có cá tính có bản lĩnh, ngông ngạo và là người yêu nước thương dân, luôn có nhiều đóng góp cho đất nước.

- Từ nhỏ cho đến năm 1819, ông phải sống trong hoàn cảnh khó khăn. Nhưng trong chính thời gian này, ông có điều kiện để tham gia sinh hoạt ca trù.

- Năm 1819, Nguyễn Công Trứ thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan, nhưng con đường làm quan của ông vô cùng trắc trở, gập ghềnh không mấy bằng phẳng.

b. Sự nghiệp văn học

- Đặc điểm sáng tác:

    + Tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc

   + Nguyễn Công Trứ sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích của ông chính là hát nói.

   + Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

- Các tác phẩm chính của Nguyễn Công Trứ:

   + Chí làm trai, Vịnh cây thông, Chí Nam Nhi, Đi thi tự vịnh…

   + Riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài

1.2 Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được Nguyễn Công Trứ sáng tác sau năm 1848 khi nhà thơ đã cáo quan về nghỉ hưu ở quê nhà. Ông viết Bài ca ngất ngưởng thể hiện phong cách sống của bản thân mình.

- Bố cục:

+ Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp

+ Phần 2 (12 câu tiếp): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ

+ Phần 3 (còn lại) : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

- Giá trị nội dung:

Bài thơ khẳng định phong thái ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống

- Giá trị nghệ thuật

- Cách gieo vần, các câu thơ thuần Hán , thuần Việt được đan xen vào nhau tạo nên nhịp điệu câu thơ

- Số âm tiết qua cách nói cách hát đã thể hiện rõ sự phóng khoáng của cá nhân, nghệ thuật điệp từ.

 

2. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: trước khi đọc

2.1 Câu 1 trang 95 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề "cá tính" được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?”

Cá tính là một phong cách, lối sống có phần khác với mọi người. Cá tính được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau như: ăn uống, trang phục,... Hiện nay, vấn đề “cá tính” ngày càng được giới trẻ nhìn nhận khá cởi mở, dễ thấy nhất là việc thể hiện cá tính của mình thông qua trang phục. 

2.2 Câu 2 trang 95 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng" và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng". Từ "ngất ngưởng" trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?”

Theo em, từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên không có nghĩa giống nhau:

- Một người có “vị trí cao ngất ngưởng” chỉ người có quyền, có thế và khiến nhiều người khác  ngưỡng mộ.

- Một ai đó có “thái độ ngất ngưởng” chỉ một người có thái độ hiên ngang, ngang tàng, phóng khoáng và luôn muốn thể hiện cái tôi của bản thân

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

 

3. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: trong khi đọc 

3.1 Tự thuật của tác giả về hành trạng cuộc đời mình:

- Ngất ngưởng trên đường công danh để chỉ sự tài năng, học thức và thành tích rõ ràng, không ai có thể phủ nhận của tác giả trên chốn quan trường.

- Ngất ngưởng khi rời chốn quan trường là chỉ sự hiên ngang, phóng khoáng, sống cuộc sống tự do khi trở thành dân thường của tác giả. 

3.2 Thái độ, cảm xúc của tác giả khi "tổng kết" về cuộc đời mình.

Thái độ, cảm xúc của Nguyễn Công Trứ khi “tổng kết” về cuộc đời của mình cũng là một thái độ ngất ngưởng. Ông đã trở về thành dân thường, cuộc sống tự do, tự tại, phóng khoáng, và không phải vướng bận công việc, lễ giáo trốn quan trường. 

Nhưng ẩn sâu trong cái giọng điệu ngang tàng và đầy cá tính đó của ông, ta vẫn bắt gặp tinh thần yêu nước sâu sắc, luôn giữ vững đạo nghĩa trung quân, ái quốc cho dù ông không còn trực tiếp cống hiến sức lực của mình cho triều đình, nhưng ông vẫn luôn mang trong mình tấm lòng nhân nghĩa của một bậc quan phụ mẫu mẫu mực.  

 

4. Soạn bài Bài ca ngất ngưởng sách văn 11 tập 2 kết nối tri thức: sau khi đọc 

4.1 Câu 1 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy thể hiện phong cách, tư tưởng của nhân vật trữ tình khi tự nhìn nhận về mình như thế nào?” 

- Những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả ở trong tác phẩm: ông ngất ngưởng, ông Hy Văn tài bộ, tay ngất ngưởng…

→ Những từ ngữ xưng hô ấy đã thể hiện một phong cách tự do, phóng khoáng, yêu đời, và tự do thể hiện cá tính của mình của Nguyễn Công Trứ. Không còn bị gò bó, bận rộn với cuộc sống quan trường, ông hoàn toàn được tự do để làm những điều mình thích, sống cuộc sống hưởng thụ, nhàn hạ đồng thời thể hiện cái tôi của mình một cách tự do, yêu đời. 

4.2 Câu 2 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.”

Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, ta có thể chia bài thơ thành 3 phần chính:

- Phần 1: 6 câu đầu: Thái độ ngất ngưởng của tác giả giữa chốn quan trường

- Phần 2: 10 câu tiếp: Thái độ sống ngất ngưởng của tác giả khi đã rời chốn quan trường

- Phần 3: còn lại: Cuộc sống ngất ngưởng, tự do tự tại của tác giả. 

4.3 Câu 3 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng". Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.”

 - Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi ông đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người đều ngước nhìn, bởi đó là sự thể hiện cá tính một cách phô trương, tự do đôi khi là quá đà nhưng vẫn giữ được đạo nghĩa quân thần của mình. 

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

4.4 Câu 4 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Thái độ sống, phong cách sống “ngất ngưởng” đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.” 

- Thái độ sống, phong cách sống của tác giả khi ở chốn quan trường: thể hiện một sự hiên ngang cùng phong thái đĩnh đạc của Nguyễn Công Trứ nơi chốn quan trường. Ở đó, ông luôn tỏa sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Thái độ sống, phong cách sống của tác giả khi ở đã về hưu: thể hiện một tinh thần tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại khi không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi Nguyễn Công Trứ đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường và tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

 → Qua 2 giai đoạn của cuộc đời tác giả, ta có thể thấy sự ngất ngưởng trong lối sống của ông luôn được thể hiện mà ở từng hoàn cảnh nó sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Khi còn làm ở quan trường, ông luôn phải chịu sự áp đặt theo một khuôn phép nhất định. Nhưng khi đã về ở ẩn, ông có thể tự do tận hưởng cuộc sống của bản thân mình.

4.5 Câu 5 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).”

Ngôn ngữ hát nói được Nguyễn Công Trứ sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của ông. Đó là giọng điệu của một người có khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do và được thể hiện cá tính của mình.

Tác giả đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, ông dám sống đúng với bản chất của mình. Với giọng điệu hào hứng, vui tươi, tác giả đã thể hiện một cuộc sống phóng khoáng và thoải mái, nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ cương quyết, khảng khái, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tinh thần, tư tưởng trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

4.6 Câu 6 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?”

- Những yếu tố đối lập ở trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ đều được thể hiện một cách rất tài tình, làm hiện rõ cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng của ông. Một hình ảnh rất điển hình đó là khi về hưu, trong khi mọi người thường mong muốn một cuộc sống bình yên, êm đềm, đề huề, hạnh phúc với con cháu. Nhưng đối với Nguyễn Công Trứ, ông không sống theo lối sống bình thường, ông thích cưỡi bò đeo đạc, vừa đi vừa ngâm thơ, du sơn, ngoạn thủy rồi tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời bằng một phong thái hiên ngang đội trời đạp đất của mình. Bản thân Nguyễn Công Trứ đã hoàn thành được những việc mà một kẻ sĩ phải làm được, ông luôn cống hiến sức mình vì triều đình, hoàn thành nghĩa vua tôi và rời xa chốn quan trường. 

- Ngoài chủ đề chính ra, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề đó là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm cả những chủ đề khác như: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính hay cách thức lựa chọn và hành động để có thể tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...

4.7 Câu 7 trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?

Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo cùng hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Trong thực tế đã có rất nhiều người vừa đạt được công trạng – danh vọng cao lại vừa thỏa nguyện được đời sống phong lưu – tài tử như nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Bằng tài năng vượt trội, tinh thần dấn thân cùng thái độ sống, cách hành xử đầy tự tin, Nguyễn Công Trứ chính là hiện thân của hình mẫu nhân cách nhà Nho đặc biệt: vừa nhập thế - hành đạo, vừa hưởng lạc – tài tử. Ở bất cứ một phương diện nào, ông cũng đạt đến độ khác biệt. Dù đạt được công tích sự nghiệp nhưng ông không để danh lợi, phú quý, uy vũ khuất phục, dù phóng túng phong tình nhưng không buông tuồng hay phá phách, ông luôn tự tin vào bản lĩnh và trí tuệ đến mức bình thản đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời.

 

5. Kết nối đọc viết trang 98 SGK Văn 11/2 Kết nối tri thức:

“Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi,... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.”

Ngày nay, sự được mất, khen chê, may rủi… luôn hiện hữu là hai mặt của mọi vấn đề và nó xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua cái nhìn của tác giả Nguyễn Công Trứ trong “Bài ca ngất ngưởng”, ta dường như hiểu được một lý lẽ về sự được mất mát trong cuộc sống. Ông đã từng được bổ làm quan, là một người luôn cống hiến sức mình vì đất nước, nhưng nay thì không và bản thân ông cũng không cảm thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với Nguyễn Công Trứ, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mà ông mong ước, thứ ông mong muốn chính là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời. Chính vì vậy mà sự được mất, khen chê… mà ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc. Cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều mang vẻ hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng túng của ông phần nào nhắc nhở mỗi chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng quá chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê… bởi tất cả những thứ ấy chỉ là những lời nói, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân mình và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật, con người thật của mình một cách có chừng mực. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Bài ca ngất ngưởng trong chương trình ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức. Hi vọng rằng có thể giúp các em thấy rõ lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ trong khuôn khổ xã hội phong kiến chuyên chế mà tác phẩm này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990