Soạn bài Chân quê - Sách văn 11 Chân trời sáng tạo
Hướng dẫn soạn bài Chân quê chi tiết. Ngoài ra, trong bài viết này VUIHOC cũng sẽ cung cấp cho các bạn khái quát về những phương pháp giải một số câu hỏi trong ở sách giáo khoa Chân trời sáng tạo để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi VUIHOC nhé!
Nội dung chính của văn bản Chân quê: Văn bản có tên Chân quê đã thể hiện được một nỗi nhớ thương, mong đợi của một chàng trai khi đang trông đợi người yêu trên đường đi tỉnh về. Nhưng thứ chờ đợi cùng với chàng trai thực chất lại không phải là niềm hạnh phúc mà lại là những sự tiếc nuối, nỗi thất vọng dâng trào trước sự thay đổi quá nhiều của người yêu mình.
1. Soạn bài Chân quê câu 1 trang 94 SGK Văn 1/1 Chân trời sáng tạo
Nhân vật “tôi” đã thể hiện ra được những thứ tình cảm, cảm xúc gì ở trong bài thơ? Những thứ tình cảm, cảm xúc ấy đã được thể hiện thông qua những từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nào?
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật “tôi” trong văn bản đã thể hiện được một cảm xúc trung tâm đó là sự buồn bã, tiếc nuối và hụt hẫng khi đã gặp lại được nhân vật “em”, vì nhân vật “tôi” đã nhận thấy được sự thay đổi khác biệt đi của người yêu mình, người ấy không còn vẻ mộc mạc, giản dị giống như những tháng ngày trước.
- Những thứ tình cảm và cảm xúc ấy đã được thể hiện thông qua:
+ Một số từ ngữ, hình ảnh: “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!”,
“nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?”
+ Những biện pháp tu từ đã được sử dụng:
Liệt kê: hình ảnh chiếc yếm lụa sồi, cái áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen …
Điệp cấu trúc: “nào đâu… cái”
Các câu hỏi tu từ, những câu cảm thán thán cùng với thể thơ lục bát.
>> Xem thêm: Soạn bài ngữ văn 11
2. Soạn bài Chân quê câu 2 trang 94 SGK Văn 1/1 Chân trời sáng tạo
Hình ảnh nhân vật “em” đã hiện lên như thế nào ở trong cảm nhận của nhân vật “tôi”?
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh của nhân vật “em” đã hiện lên ở trong cảm nhận của nhân vật “tôi” đó là:
- Thời gian trước đây: Nhân vật “em” từng là một cô gái với nét dịu dàng đen xen với sự giản dị, mộc mạc - “yếm lụa sồi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen” …
- Tại thời điểm hiện tại: Không còn mang dáng vẻ trong sáng, chân chất nữa – “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” …
→ Sự thay đổi rất nhiều này đã khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy vô cùng thất vọng, buồn bã và hụt hẫng - “em làm khổ tôi”, “van em, em hãy giữ nguyên quê mùa”.
3. Soạn bài Chân quê câu 3 trang 94 SGK Văn 1/1 Chân trời sáng tạo
Tác giả của bài thơ đã muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì thông qua văn bản này?
Lời giải chi tiết:
Thông qua tác phẩm này, tác giả đã muốn gửi gắm đến những người đọc một thông điệp: hãy sinh sống là chính mình, đừng vì mải chạy theo những điều xa hoa, phù phiếm mà lại đánh mất đi chính con người bản chất của mình.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài Chân quê trong sách ngữ văn 11 chân trời sáng tạo. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: