img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chí phèo - Soạn văn 11 Kết nối tri thức + Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:44 30/11/2023 74,072 Tag Lớp 11

Chí Phèo là tác phẩm văn học tiêu biểu cho chúng ta thấy được tấn bi kịch bị tha hóa của người nông dân trong xã hội cũ. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm độc đáo của nhà văn Nam Cao, các em hãy cùng VUIHOC soạn bài Chí phèo trong chương trình Ngữ Văn 11 ở bộ sách kết nối tri thức và cánh diều nhé!

Soạn bài Chí phèo - Soạn văn 11 Kết nối tri thức + Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chí phèo: Tác giả Nam Cao 

1.1 Cuộc đời

- Tác giả Nam Cao sinh năm 1915 ( trên giấy tờ khai sinh ghi 1917), mất năm 1951. Ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh la tại tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân nay là huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. 

- Bút danh Nam Cao của ông được ghép từ hai chữ đầu của tên tổng và huyện nơi ông sinh ra và lớn lên. 

- Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình công giáo có cha làm nghề mộc còn mẹ làm ruộng và dệt vải. 

- Thủa nhỏ, Nam Cao học tập ở trường làng rồi sau này được gửi xuống Nam Định học tập. 

- Năm 18 tuổi, Nam Cao vào Sài Gòn và làm thư ký cho một hiệu may khoảng 2 năm rưỡi.
- Sau khi trở ra Bắc, ông tự học và thi lấy bằng thành chung rồi lên Hà Nội dạy học. 

- Năm 1943, ông tham gia hội Văn hóa cứu quốc

- Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở quê nhà Lý Nhân và được đề cử làm chủ tịch xã. 

- Năm 1946, ông ra Hà Nội để hoạt động Hội văn hóa cứu quốc và được kết nạp Đảng vào năm 1948. 

- Năm 1950, Nam Cao làm việc cho Hội Văn Nghệ Việt Nam ( tạp chí Văn nghệ) 

- Năm 1951, ông hi sinh do bị quân Pháp phục bắt và sát hại. 

- Năm 1996, Nam Cao được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 

1.2 Sự nghiệp 

a.Quan điểm sáng tác: 

  • Nam Cao viết văn theo quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh. Theo ông, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối mà nghệ thuật phải là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp người lầm than. 

  • Thơ ca của Nam Cao chứa đựng những điều lớn lao, vừa mạnh mẽ, đau đớn nhưng cũng rất phấn khởi, ca ngợi tình yêu và lòng bác ái. 

  • Văn chương không cần theo khuôn mẫu, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi nguồn những cảm hứng chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái gì chưa có  

b. Phong cách nghệ thuật 

  • Đề cao con người tư tưởng: Quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, khám phá những điều sâu thẳm bên trong con người

  • Đi sâu vào khám phá nội tâm của nhân vật 

  • Viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc. 

  • Phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.

=> Nam Cao là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thế kỷ 20. Ông đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một tầm cao mới: Chủ nghĩa hiện thực tâm lí. 

c. Thành tựu sáng tác: 

Tác giả Nam Cao để lại nhiều tác phẩm ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện kí… Trong đó có thể kể đến như: tiểu thuyết sống mòn ( viết năm 1944, xuất bản năm 1956), truyện ngắn Chí Phèo (1941), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một bữa no (1943), Giăng sáng (1942), Đôi mắt (1948), nhật ký Ở rừng.

2. Soạn bài Chí phèo: Tác phẩm 

1.1 Hoàn cảnh ra đời

- Chí Phèo được tác giả Nam Cao viết dựa trên cơ sở người thật, việc thật ở làng Đại Hoàng quê ông. Thêm vào đó ông đã hư cấu và sáng tạo lên bức tranh sinh động về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám với sự ngột ngạt, tối tăm cùng những bi kịch đau đớn và kinh hoàng.

- Tác phẩm được viết năm 1941 

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức: Tự sự, biểu cảm, miêu tả 

1.2 Ý nghĩa nhan đề 

Ban đầu, nhan đề của tác phẩm là “Cái lò gạch cũ”. Với cách đặt tên này, tác giả muốn nhấn mạnh sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo trên đời. Hình ảnh cái lò gạch không chỉ xuất hiện ở đầu câu chuyện mà còn xuất hiện cả ở phần kết tạo thành một vòng lặp không có điểm kết thúc, tạo cho người đọc sự ám ảnh về hiện tượng Chí Phèo. Nhan đề này có cho chúng ta thấy được một cái nhìn khá bi quan của tác giả về số phận của người nông dân trước cách mạng. 

Sau này, tác phẩm được đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi” bởi NXB Đời Mới. Lý do bởi bên NXB dựa vào mối tình Chí Phèo - Thị Nở trong truyện để đặt tên khơi gợi sự tò mò của độc giả. Mặc dù vậy nhan đề này chưa thực sự khái quát được hết ý nghĩa của tác phẩm. 

Nhan đề Chí Phèo là tên gọi cuối cùng của tác phẩm này. Cách đặt tên này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về số phận và cuộc đời bất hạnh của nhân vật Chí Phèo. Đồng thời cách đặt tên này cũng gây ấn tượng với người sắp đọc câu chuyện này. Đặt nhan đề là Chí Phèo cũng giúp thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo vừa là sản phẩm của xã hội phong kiến nhưng cũng là nạn nhân của chế độ phong kiến nửa thực dân. Đặt tên là Chí Phèo gây ám ảnh và ấn tượng mạnh mẽ với người đọc và giúp bộc lộ giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm. 

1.3 Bố cục 

Truyện ngắn Chí Phèo được chia thành 3 phần: 

  • Phần 1: Từ đầu đến đoạn “ cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” : Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi đổng.
  • Phần 2: Tiếp theo đến đoạn “không bảo người nhà đun nước mau lên”: Chí Phèo mất hết nhân tính
  • Phần 3: Phần còn lại: Sự thức tỉnh của Chí Phèo cũng như ý thức về bi kịch của cuộc đời mình

1.4 Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung: 

Thông qua truyện ngắn Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã đanh thép tố cáo xã hội đương thời đầy tàn bạo và thối nát. Chính cái xã hội đó đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường lưu manh và tha hóa. Nhưng cũng qua đó, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của những người ngay cả khi bị vùi dập, mất hết nhân tính, nhân hình, họ vẫn kịp thời thức tỉnh và ý thức được về cuộc đời, bản thân. 

b. Giá trị nghệ thuật: 

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Vừa có tính chung tiêu biểu cho tầng lớp nhân dân nhưng cũng có những điểm riêng biệt không trộn lẫn với bất cứ ai. 

- Tài năng phân tích tâm lí nhân vật khiến cho nhân vật của ông dù hư cấu nhưng lại thật như người thật 

- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, phóng túng nhưng lại nhất quán và chặt chẽ. Nam Cao còn sử dụng ngôn ngữ đậm hơi thở cuộc sống khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn với người đọc. 

- Giọng văn biến hóa đa dạng giúp cho mỗi nhân vật có sự độc đáo riêng, không bị lu mờ. 

3. Soạn bài Chí phèo sách Kết nối tri thức

3.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài 

Câu 1 trang 23 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Định kiến ​​xã hội là thái độ đánh giá một chiều và đánh giá tiêu cực của cá nhân, nhóm khác dựa trên quan hệ xã hội của mình. Nói cách khác, định kiến ​​là một dạng phân biệt đối xử bao gồm hai thành phần chính: nhận thức và hành vi.

- Những định kiến ​​xã hội có thể làm thay đổi cuộc đời, số phận của một con người, đẩy họ vào ngõ cụt. Đối với xã hội, định kiến ​​xã hội sẽ hình thành lối sống thiếu văn minh và dẫn đến sự suy thoái xã hội trong tư duy và đời sống.

Câu 2 trang 23 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Cách gọi Chí Phèo mang hàm ý chỉ những người có tính cách ứng xử của một người say rượu, chuyên chửi đổng, ăn vạ. 

3.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài 

Câu 1: Chú ý sự luân phiên của các điểm nhìn (điểm nhìn của người kể chuyện và nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và bên trong).

Trong đoạn văn, điểm nhìn kể chuyện được tác giả thay đổi linh hoạt: 

  • Điểm nhìn của người kể chuyện: hắn vừa đi vừa chửi, không ai lên tiếng cả, không ai biết… 

  • Điểm nhìn của dân làng Vũ Đại: chắc nó trừ mình ra

  • Điểm nhìn từ bên ngoài: hắn vừa đi vừa chửi, không ai lên tiếng, đã thế hắn…, phải đấy không ai biết… 

  • Điểm nhìn bên trong: tức thật, tức chết đi được, mẹ kiếp, nông nỗi này… 

Câu 2:  Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng?

Khi nhìn thấy Chí Phèo mới đi tù về, cả làng Vũ Đại thấy e sợ bởi vì trông Chí như thằng săng đá, ngoại hình gớm chết với cái đầu thì trọc lóc, cái răng thì thì cạo trắng hớn, mặt đen mà câng câng, mắt lúc nào cũng gườm gườm, ngực áo thì luôn phanh ra, trên người thì xăm trổ… 

Câu 3: Người kể chuyện có hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà bá Kiến chỉ từ điểm nhìn của mình?

Người kể chuyện không hoàn toàn miêu tả cảnh Chí Phèo gây sự với người nhà Bá Kiến từ điểm nhìn của mình mà có sự tham gia cả điểm nhìn của Chí Phèo “ Ôi! Cái gì thế này” ( Đây là suy nghĩ của Chí Phèo) 

Câu 4: Chú ý những chi tiết miêu tả cách “ứng phó” của bá Kiến đối với Chí Phèo và người nhà của mình.

Những chi tiết miêu tả cách ứng phó của Bá Kiến với Chí Phèo và người nhà của mình là: 

  • Ứng phó với Chí Phèo: Đầu tiên Bá Kiến hỏi thăm với giọng điệu vồn vã “Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? Về bao giờ thế? Sao không vào nhà tôi chơi? Đi vào nhà uống nước” 

  • Ứng phó với người nhà: Quát mấy bà vợ vào nhà rồi quát con trai đi đun nước. 

Câu 5: Những cảm giác, ấn tượng gì đánh dấu thời điểm bắt đầu diễn ra sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?

Những ấn tượng và cảm giác đánh dấu sự biến đổi bên trong con người Chí Phèo là: Mở mắt thì trời đã sáng lâu, mặt trời lên cao rực rỡ, tiếng chim ríu rít, cảm giác bâng khuâng như tỉnh dậy sau cơn say dài, lòng thì mơ hồ buồn, rùng mình sợ rượu, thấy tiếng chim hót vui tai, tiếng người đi chợ tấp nập. 

Câu 6: Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?

Điều khiến Chí Phèo ám ảnh nhất trong cuộc đời chính là hình ảnh tuổi già cô đơn, cô độc. 

Câu 7: Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào?

Lòng trắc ẩn của Thị Nở dành cho Chí Phèo đã được thể hiện rõ ở những hành động và ý nghĩ như sau:

  • Thị nghĩ: Thương xót cho kẻ liều lĩnh như Chí Phèo khi ốm đau mà phải nằm còng queo một mình, không ai chăm sóc. Thị cho rằng nếu đêm qua không có thị chăm sóc thì Chí đã chết rồi. 

  • Thị Nở cảm thấy yêu Chí Phèo, tình yêu như của một người làm ơn nhưng cũng là lòng yêu của người chịu ơn. 

  • Thị nghĩ rằng lúc này bỏ Chí Phèo thì là bạc bẽo vì dù sao cả hai đã cùng ăn nằm như vợ chồng. 

  • Thị Nở muốn gặp Chí Phèo và cho hắn ăn gì đó => Thị đã nấu cháo hành cho Chí Phèo. 

Câu 8: Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của Chí Phèo lúc đón nhận bát cháo hành của thị Nở?

Khi Chí Phèo nhận bát cháo hành từ Thị Nở, Nam Cao đã khéo léo đặt điểm nhìn từ phía nhân vật để người đọc hiểu rõ hơn những cảm xúc của nhân vật: 

  • Chí Phèo cảm thấy bâng khuâng và ngạc nhiên

  • Chí còn cảm thấy vừa vui nhưng cũng vừa buồn, cảm thấy ăn năn

  • Chí còn nhận ra rằng những người suốt đời không ăn cháo hành thì sẽ không biết được mùi vị thơm ngon của món ăn này. 

Câu 9: Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với Chí Phèo?

Từ lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện, chúng ta thấy được một thái độ cảm thông và thương xót đối với nhân vật này. 

Câu 10: Lý do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo có thỏa đáng không?

Những lý do mà bà cô của Thị Nở dứt khoát không đồng ý cho Thị ở cùng với Chí Phèo bởi: 

  • Bà cảm thấy nhục nhã ông cha khi cho hai người bên nhau 

  • Bà thấy chua xót, uất ức và đổ cái cảm xúc đó lên Thị Nở

  • Bà thấy cháu mình đĩ thõa bởi đã ăn nằm với người khác

  • Bà thấy ai đời ngoài 30 tuổi như Thị Nở còn đi lấy chồng, đã thế còn lấy cái thằng chuyên rạch mặt ăn vạ xóm làng.

=> Những lý do mà bà cô của Thị Nở đưa ra để ngăn cấm hai người đều không thỏa đáng. Đó đều là những định kiến của xã hội cũ, áp đặt lên những con người khốn khổ. 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm bạn nhé! 

Câu 11: Tại sao tâm trí của Chí Phèo lúc này lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành?

Tâm trí của Chí Phèo bị ám ảnh bởi cháo hành vì lúc này Thị Nở nghe lời bà cô của mình từ chối Chí. Chí Phèo đang ở ranh giới hoàn lương một lần nữa bị đẩy xuống hố sâu của sự tuyệt vọng. Chí vừa nhớ nhung Thị Nở nhưng cũng rất hận thị. 

Câu 12: Việc Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến có phải hoàn toàn do hắn đã say như nhận xét trước đó của người kể chuyện không?

Việc Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến không hoàn toàn bởi Chí đã say như trong nhận xét của người kể chuyện. Bởi lúc này Chí Phèo đã nhận thức được hoàn toàn khốn cảnh của mình chính do Bá Kiến gây ra. Hắn đã đẩy Chí vào con đường tù tội rồi biến Chí thành một kẻ được coi là con quỷ của làng Vũ Đại, gián tiếp hại Chí không có được hạnh phúc với Thị Nở và khiến Chí không có con đường hoàn lương. 

Câu 13: Đây có phải là những lời của một kẻ say không?

Qua đoạn độc thoại của Chí Phèo, đây có lẽ không phải là lời của một kẻ say. Đây chính là tiếng lòng của Chí, là những điều mà Chí muốn đòi lại, đòi lại công bằng và sự lương thiện cho bản thân. Nhưng thông qua những lời thoại đó, ta lại thấy được sự bất lực khi hắn không thể trở thành con người lương thiện như hắn mong muốn được nữa. 

Câu 14:  Người kể chuyện có đưa ra lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại không?

Người kể chuyện không đưa ra bất cứ lời bình luận hay đánh giá nào của mình về sự việc xảy ra ở làng Vũ Đại. Điều này thể hiện tính khách quan và người đọc, người nghe tự đưa ra những đánh giá của bản thân mình. 

Câu 15: Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ là gì?

Hình ảnh cái lò gạch cũ vừa mang ý nghĩa tả thực và biểu tượng: 

  • Tả thực: Là hình ảnh lò gạch cũ bỏ hoang không được sử dụng nữa. Lò gạch bỏ hoang cũng là hình ảnh khá quen thuộc ở vùng quê Việt Nam ngày xưa. Nơi đây cũng là nơi mẹ Chí Phèo vứt bỏ hắn

  • Biểu tượng: Hình ảnh cái lò gạch xuất hiện ở đầu và cuối truyện tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn của Chí Phèo và những kiếp người khốn khổ luôn bị áp bức, chà đạp. Bi kịch của Chí Phèo là một bi kịch điển hình, là một hiện tượng phổ biến mang tính quy luật trong xã hội nông thôn xưa. 

3.3 Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài 

Câu 1 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo
Chí Phèo là một kiệt tác văn học của Nam Cao, một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thế kỷ 20. Tác phẩm là sự khắc họa sâu sắc cuộc đấu tranh, khát vọng của người dân vùng nông thôn Việt Nam trong thời Pháp thuộc.Chí Phèo là đứa trẻ bị ruồng bỏ trong lò gạch cũ, được dân làng Vũ Đại truyền tay nuôi nấng, từ anh bán lươn đến bà già mù và người phụ việc cối xay. Năm 18 tuổi, Chí đi làm thuê cho gia đình Bá Kiến.Thấy Chí khỏe mạnh, vợ Bá Kiến cố ý ve vãn. Biết được điều đó, Bá Kiến đã vu oan cho Chí và bỏ tù Chí. Sau khi ra tù, Chi cầm chai rượu đến nhà Bá Kiến để tố cáo và tống tiền. Nhưng tên Bá Kiến nham hiểm đã đưa tiền cho Chí Phèo mua rượu và dùng lời nói, tiền bạc để biến Chí Phèo thành tay sai cho hắn sử dụng. Từ đó Chí Phèo trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, ai gặp cũng muốn tránh xa. Chí Phèo trong một lần say khướt đi về lều của mình thì nhìn thấy Thị Nở đang nằm dưới ánh trăng. Đêm đó, Chí Phèo và Thị Nở đã ăn nằm với nhau như vợ chồng. Đêm đó, Chí say rượu, đau bụng và nôn mửa cả đêm. Sáng hôm sau, Thị Nở thấy thương hắn và nấu cho Chí một bát cháo hành. Từ giây phút đó trở đi Chí Phèo muốn trở lại cuộc sống bình thường của người lương thiện và ở bên Thị Nở. Nhưng ước muốn được hoàn lương của Chí Phèo không thể thực hiện được. Chí Phèo tuyệt vọng cầm dao đến nhà Bá Kiến để đòi công lý cho mình. Chí Phèo giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Sau khi Thị Nở biết tin Chí Phèo tự sát, thị nhìn vào bụng mình và nghĩ đến lò gạch.

Việc phá vỡ trình tự thời gian trong mạch trần thuật giúp cho nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, tự nhiên nhưng vẫn nhất quán. Việc sử dụng trình tự thời gian đảo lộn, mạch truyện có nhiều đoạn hồi tưởng và liên tưởng tưởng như lỏng lẻo nhưng thực chất rất hấp dẫn và tự nhiên. 

Câu 2 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu: 

  • Điểm nhìn của người kể chuyện: hắn vừa đi vừa chửi… chửi cả làng Vũ Đại. Không ai lên tiếng… không ai biết

  • Điểm nhìn của người dân làng Vũ Đại: Chắc nó trừ mình ra

  • Điểm nhìn từ bên ngoài: hắn vừa đi vừa chửi… không ai lên tiếng. Đã thế hắn… không ai ra điều. Phải đấy… không ai biết. 

  • Điểm nhìn bên trong: Tức thật… tức chết đi được. Mẹ kiếp… nông nỗi này

- Nhận xét về điểm nhìn: Được tác giả sử dụng linh hoạt và có sự luân chuyển  giữa các điểm nhìn. Cách sử dụng này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều hơn về khung cảnh mở đầu câu chuyện cũng như tâm trạng của nhân vật Chí Phèo.

- Cách mở đầu truyện ngắn gọn, trực tiếp và không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào phần giữa của truyện tạo nên sự độc đáo và thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên.

Câu 3 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau một đêm ăn nằm với Thị Nở: 

- Sau đêm đầu tiên đó, lần đầu tiên trong suốt cuộc đời Chí Phèo hắn mới thực sự “tỉnh táo”

  • Chí Phèo chợt nhận ra trong căn lều ẩm thấp của mình “ chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”

  • Cảm thấy bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài

  • Khi tỉnh lại, Chí Phèo thấy miệng đắng và lòng thì mơ hồ buồn

  • Chí bắt đầu cảm thấy sợ rượu. Cảm giác sợ rượu chính là biểu hiện rõ nhất của sự thức tỉnh. 

  • Chí Phèo còn cảm nhận thấy những âm thanh của cuộc sống. Đó là âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…

  • Chí Phèo đã dần nhận thức được hoàn cảnh của bản thân mình, đó chính là sự cô độc.

=> Chính cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Chí Phèo và Thị Nở đã giúp Chí thức tỉnh sau những cơn say triền miên. 

  • Niềm mong ước hoàn lương trở thành người lương thiện

  • Niềm hi vọng thời trẻ trong Chí quay trở lại, Chí mơ ước một gia đình nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải chăn nuôi. Khi dư giả thì mua thêm vài mẫu ruộng đất. 

  • Khi nhận bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo cảm thấy mắt ươn ướt, sự xúc động trào dâng trong Chí bởi đây là lần đầu tiên hắn được người khác chăm sóc. 

  • Chí Phèo cảm thấy Thị Nở rất duyên, hắn vừa vui vừa buồn, vừa muốn làm nũng với thị, cảm thấy lòng mình như một đứa trẻ. 

  • Chính tình cảm của Thị Nở kiến Chí Phèo nhận thức được có một chốn để trở về, hắn thèm muốn sự lương thiện, thèm muốn sống chung một nhà với Thị Nở. 

=> Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở khiến Chí Phèo có được những cảm xúc mà hắn chưa bao giờ có được. Đem đến niềm vui, sự hy vọng và mong ước trở thành người lương thiện tràn trề trong tâm trí hắn. 

Nhân tố mang tính quyết định khiến Chí Phèo thay đổi và hồi sinh nhân tính của mình chính là bát cháo hành. Bát cháo đã thể hiện sự chân thành, tình thương yêu mà Thị Nở dành cho Chí Phèo. Bát cháo mang hương vị của sự hạnh phúc, nó khơi gợi niềm khao khát được làm người lương thiện bên trong Chí Phèo, tạo bước ngoặt lớn cho câu chuyện này. 

Sổ tay kiến thức văn học giúp các em học văn hiệu quả hơn! 

Câu 4 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Phản ứng tâm lý và hành động của Chí Phèo sau khi Thị Nở từ chối sống chung cùng hắn: 

  • Tình yêu của Thị và Chí bị ngăn cấm bởi bà cô của Thị Nở. Chính vì bà cô không cho phép nên Thị Nở đã từ chối chung sống cùng Chí Phèo. Khi biết được điều đó, Chí Phèo ngẩn người và ngẩng mặt nhận thức được tình cảnh đáng thương của mình. 

  • Lúc đó, Chí Phèo cảm thấy thoáng có hương cháo hành đâu đây, hắn hồi tưởng về tình yêu đã qua. Sau đó, Chí tìm đến rượu rồi ôm mặt khóc rưng rưng

=> Ước mong quay trở về trở thành người lương thiện đã không còn nữa. Chí Phèo đau đớn và tuyệt vọng khi tình yêu của mình không được trọn vẹn. 

  • Mong ước trở thành người lương thiện không thực hiện được đã đẩy niềm phẫn uất trong Chí đến mức cao nhất. Chí quyết đến nhà Thị Nở để “ đâm chết cả nhà nó” nhưng Chí lại không làm vậy, hắn rẽ sang nhà Bá Kiến và đâm chết hắn. 

=> Niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình, chính là Bá Kiến đã đẩy hắn vào tình trạng không thể hoàn lương được. Việc tác giả không đưa ra những phán đoán tin cậy với mục đích người đọc có thể hiểu được tâm lý và hành động của nhân vật Chí Phèo.

Câu 5 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Thông qua điểm nhìn và lời kể chuyện, thái độ của người kể chuyện với nhân vật: 

- Bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với số phận của Chí Phèo, người đàn ông bị đày đọa, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. 

- Thay người dân lương thiện cất lên tiếng kêu cứu đầy phẫn uất trước tấn bi kịch của họ 

- Thái độ gay gắt lên án những thế lực tàn bạo đã gây ra biết bao bi kịch cho người nông dân, đồng thời là sự trân trọng, nâng niu những nét đẹp của người nông dân. 

Câu 6 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Điểm nhìn: Trong truyện, điểm nhìn có sự thay đổi linh hoạt, lúc là người kể chuyện, có lúc là người dân làng Vũ Đại, có lúc là chính nhân vật.

- Giọng điệu: Nam Cao sử dụng giọng điệu tự nhiên, sinh động, dùng nhiều khẩu ngữ địa phương mang đậm hơi thở, phong cách sống nông thôn. Ngôn ngữ kể chuyện vừa là ngôn ngữ của tác giả nhưng cũng vừa là ngôn ngữ của nhân vật. Nhiều giọng điệu đan xen giúp tạo nên sự đặc sắc cho câu chuyện. 

- Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo: 

  • Cái chết của Chí Phèo chính là hành động dùng máu để trả thù những thế lực đen tối. Thể hiện sự thức tỉnh về quyền sống mặc dù còn manh động, liều lĩnh nhưng không phải là hành động của một kẻ lưu manh. 

  • Cái chết đáng thương của Chí Phèo đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy con người lương thiện vào con đường bần cùng hóa và cuối cùng là cái chết bi thảm. Xã hội thời điểm đó không có chỗ cho những người lầm đường lạc lối con đường hoàn lương, trở thành người lương thiện. 

  • Quan niệm hiện thực nhạy bén của Nam Cao: Xung đột giai cấp ở vùng nông thôn Việt Nam hết sức gay gắt và quyết liệt, không điều gì có thể xoa dịu được nữa mà phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt hơn. 

Câu 7 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

- Đoạn kết truyện vợ nhặt: Trong bữa cơm ngày đói, người vợ kể chuyện phá kho thóc Nhật của người dân miền ngược. Hiện lên trong đầu Tràng là hình ảnh đoàn người và lá cờ đỏ sao vàng. 

- Đoạn kết truyện Chí Phèo: Sau cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, hình ảnh cái lò gạch hiện lên trong đầu Thị Nở. 

- Điểm giống nhau giữa hai kết truyện: Đều là những hình ảnh mở ra một cuộc đời mới và thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. 

- Điểm khác nhau: 

  • Truyện Vợ nhặt: Hình ảnh đoàn người và lá cờ đỏ sao vàng gợi mở về một tương lai tươi sáng hơn. Đánh thức ý thức cách mạng trong lòng nhân vật Tràng và có những nhận thức về hành động của bản thân => Chỉ có đi theo cách mạng, đấu tranh lại sự bạo tàn áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và bình yên của người mình yêu thương. 

  • Truyện ngắn Chí Phèo: Mở ra một vòng tròn bi kịch mới. Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của những đứa trẻ sẽ lặp lại những bất hạnh giống như người bố Chí Phèo. Vòng luẩn quẩn của bi kịch đó khiến cho người đọc hiểu rằng mặc dù Chí Phèo có chết đi nhưng những bi kịch như Chí Phèo vẫn còn nếu như những điều áp bức bạo tàn vẫn còn tồn tại. 

Câu 8 trang 35 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

  • Người kể chuyện: Ở ngôi thứ ba - người kể chuyện toàn tri, thể hiện cảm xúc của nhân vật. 

  • Điểm nhìn: Có sự thay đổi linh hoạt và luân phiên từ điểm nhìn của người kể chuyện đến điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. 

  • Lời kể trần thuật: Giọng kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, phóng khoáng mà vẫn nhất quán và chặt chẽ. Tác giả đã đảo lộn trình tự thời gian, trong mạch truyện có nhiều phân đoạn hồi tưởng, liên tưởng hợp lý, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. 

3.4 Kết nối đọc viết

Câu chuyện Chí Phèo là sự miêu tả sâu sắc và mạnh mẽ về cuộc sống ở vùng nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ 20. Một trong những cảnh đáng nhớ nhất của truyện là khi Thị Nở, một trong những nhân vật chính nấu một bát cháo hành cho Chí Phèo khi hắn bị ốm. Hành động tử tế và tràn đầy tình thương đơn giản này mang tính biểu tượng sâu sắc và ý nghĩa trong mạch truyện. Bát cháo hành của Thị Nở là biểu tượng mạnh mẽ của sự nghèo khó, khó khăn. Cháo là một món ăn đơn giản và cơ bản, được làm từ những nguyên liệu đơn giản như gạo và nước cùng hành hoa. Bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, giúp thể hiện giá trị nhân văn của tác phẩm. Bát cháo đó không chỉ giúp Chí Phèo thoát khỏi trận ốm “thừa sống thiếu chết” mà quan trọng hơn hết nó còn là liều thuốc soi sáng cho cuộc đời tội lỗi của Chí Phèo. Có thể nói, bát cháo hành như liều thuốc thần kỳ giải rượu cho Chí Phèo sau một thời gian dài say khướt. Hơn 40 năm cuộc đời, Chí Phèo  lần đầu tiên ăn cháo hành và lần đầu tiên được một người khác chăm sóc. Chí Phèo cảm nhận được vị ngọt của tình yêu qua bát cháo hành của Thị, trong lòng vui vẻ, hạnh phúc. Vì thế, bát cháo hành của Thị Nở  chứa đựng tình yêu chân thành, biến Chí Phèo từ một tên vô lại luôn rạch mặt ăn vạ trở thành một người khao khát sự lương thiện, khao khát một cuộc sống bình thường như bao người khác. Bát cháo hành đơn giản, không phải là mỹ vị nhưng lại tràn ngập tình yêu thương này đã giúp Chí Phèo thoát khỏi hình hài ma quỷ và trở lại thành người.

4. Soạn bài Chí phèo sách Cánh diều

4.1 Soạn bài Chí Phèo sách cánh diều phần chuẩn bị 

a. Những điều cần chú ý khi đọc truyện Chí Phèo 

- Bối cảnh: Làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng 8 

- Tóm tắt truyện: 

Truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ hoang ở lò gạch cũ và được người dân trong làng nuôi lớn. Năm 20 tuổi, Chí làm thuê cho gia đình Bá Kiến nhưng bị Bá Kiến vu oan và bỏ tù. Khi đi tù về, bộ dạng của Chí đã hoàn toàn thay đổi. Chí Phèo trở thành kẻ nát rượu và mỗi khi say hắn lại đến nhà Bá Kiến để ăn vạ, chửi bới. Sau này, Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ đâm thuê chém mướn cho hắn. Từ đó, Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại, khiến dân làng e sợ. Cuộc đời của Chí thay đổi vào một đêm trăng sáng, hắn đã ăn nằm với Thị Nở - cô gái xấu nhất làng. Nửa đêm, Chí đau bụng, nôn mửa và được Thị Nở chăm sóc. Sáng hôm sau, Thị còn nấu cho hắn một bát cháo hành thơm ngon. Cũng kể từ đấy, Chí Phèo dường như thay đổi, hắn khao khát một cuộc sống lương thiện và ước mơ được chung sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa khát vọng của Chí bị hiện thực phũ phàng đạp xuống khi bà cô của Thị Nở không đồng ý. Chí tuyệt vọng, cầm dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin Chí Phèo chết rồi nhìn xuống bụng mình và nghĩ đến cái lò gạch cũ trong làng. 

- Các nhân vật trong truyện và mối quan hệ của họ: Trong truyện có các nhân vật là Chí Phèo là nhân vật chính, vợ chồng Bá Kiến, Thị Nở, bà cô của Thị Nở là nhân vật phụ.  Mối quan hệ giữa các nhân vật: Bá Kiến và Chí Phèo ( quan hệ chủ tớ), Chí Phèo - Thị Nở ( quan hệ người yêu), Chí Phèo - bà cô ( quan hệ người làng) 

- Biện pháp nghệ thuật: Biện pháp điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể chuyện linh hoạt, sử dụng ngôn ngữ sinh động, dùng khẩu ngữ mang đậm hơi thở nông thôn Bắc Bộ. 

- Điểm nhìn trần thuật: Đa dạng và luôn vận động => có sự đan xen giữa các đối thoại tạo điểm nhấn trần thuật khiến lời văn biến hóa và sinh động hơn. 

- Thông điệp: Tiếng kêu cứu của lớp người bị áp bức và tha hóa trong xã hội cũ. Sự thức tỉnh lương tri trong mỗi người và vùng lên đấu tranh để không còn bị các thế lực đen tối đẩy vào chỗ mất hết nhân tính. 

- Suy nghĩ và cảm xúc về nội dung truyện: Qua truyện ngắn Chí Phèo, em hiểu rõ hơn về cuộc sống của tầng lớp nông dân lao động cũng như sự ám ảnh về cuộc sống bị chà đạp bởi những kẻ xấu xa, đê hèn. 

b. Thông tin tác phẩm 

- Tác giả

+ Nam Cao sinh năm 1915 và mất năm 1951 có tên khai sinh là Trần Hữu Tri trong một gia đình nông dân ở tỉnh Hà Nam

+ Nam Cao là tác giả theo trường phái nghệ thuật vị nhân sinh: Nghệ thuật phải gắn liền với thực tế, với đời sống, phản ánh những mặt chân thật của cuộc sống chứ không phải là ánh trăng lừa dối. Quan niệm sáng tác của Nam Cao là phải hướng đến những điều lớn lao, mạnh mẽ ca tụng tình yêu, sự bác ái. Theo ông văn chương phải sáng tạo chứ không dập khuôn mẫu. 

+ Nam Cao để lại số lượng lớn các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện kí với những tác phẩm tiêu biểu như “sống mòn”, “ lão hạc”, “ giăng sáng”... 

- Tác phẩm

+ Truyện ngắn Chí Phèo có tên gốc là Cái lò gạch cũ, khi xuất bản được đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi và sau này được tác giả đổi tên thành Chí Phèo

+ Truyện Chí Phèo được Nam Cao viết dựa trên những sự việc có thật mà ông đã chứng kiến tại chính quê hương mình. Từ đó, ông đã hư cấu và tạo ra nhân vật Chí Phèo để vẽ lên bức tranh chân thực nhất về làng quê Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng 8. 

4.2 Soạn bài Chí Phèo sách cánh diều phần đọc hiểu 

Câu 1: Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Chí Phèo không chửi riêng ai mà chửi chung cả làng Vũ Đại. Qua tiếng chửi đó chúng ta thấy được Chí Phèo là một kẻ lưu manh, mỗi khi uống rượu say là chửi. Nhưng đằng sau tiếng chửi đó lại là khao khát mong muốn được coi là một người bình thường, thông qua tiếng chửi để thể hiện sự tồn tại của bản thân ở làng Vũ Đại. 

Câu 2: Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của ai?

Ngôn ngữ trong phần (1) là của người kể chuyện.

Câu 3: Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.

Những chi tiết miêu tả ngoại hình của Chí Phèo: 

  • Trông đặc như thằng săng đá

  • Đầu cạo trọc, răng cạo trắng hớn, mặt đen

  • Mặt câng câng, mắt thì gườm gườm

  • Mặc quần nái đen với áo tây vàng

  • Ngực phanh ra đầu nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy. 

Câu 4: Trong phần (2), Chí Phèo đã có những hành động như thế nào?

Chí Phèo đã có những hành động được miêu tả trong phần (2) là: 

  • Ngồi uống rượu với thịt chó ở chợ từ trưa đến xế chiều, sau khi say khướt thì xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến để chửi

  • Chửi bới, đập đầu, rạch mặt, lăn lộn dưới đất ăn vạ

  • Rên rỉ, đòi sống chết, muốn trả thù cha con Bá Kiến

  • Chí Phèo mắc mưu Bá Kiến, trở thành tay sai cho hắn và trở thành con quỷ làng Vũ Đại ai cũng ghê sợ

Câu 5: Những lời nói, cử chỉ của nhân vật bá Kiến góp phần thể hiện đặc điểm tính cách của nhân vật này như thế nào?

Qua lời nói, cử chỉ của Bá Kiến, ta thấy được hắn là một kẻ có lòng dạ độc ác. Bá Kiến là đại diện điển hình cho tầng lớp địa chủ cường hào ác bá ở nông thôn trước cách mạng tháng 8. Hắn là kẻ bất nhân, vô lương tâm, thối nát, bỉ ổi và nham hiểm. 

Câu 6: Chú ý những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng và những thay đổi của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở.

Những từ ngữ miêu tả tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau cơn say dài, lòng mơ hồ, nao nao buồn, mơ ước có một gia đình nhỏ 

Những thay đổi của Chí Phèo khi nhận biết được âm thanh cuộc sống: Nhận ra bi kịch của đời mình, sợ hãi sự cô đơn, cô độc, thèm muốn sự lương thiện và muốn làm hòa với mọi người. 

Câu 7: Chú ý những đoạn độc thoại nội tâm của Chí Phèo.

Qua những độc thoại nội tâm, Chí Phèo dường như hiểu ra nhiều điều về cuộc đời mình: không nhà cửa, không vợ con, không tương lai.

Câu 8: Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Qua những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: Tự hỏi rồi tự trả lời, nhớ đến sự nhục nhã khi làm ở nhà Bá Kiến, nhớ đến bát cháo hành và tình yêu thương của Thị Nở khiến Chí Phèo suy nghĩ nhiều và đánh thức bản chất lương thiện trong con người Chí. 

Câu 9: Vì sao có sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo?

Chí muốn quay về cuộc sống lương thiện để về một nhà với Thị Nở

Câu 10: Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?

Bà cô của Thị Nở phản đối gay gắt khi biết cháu gái quen biết và muốn về một nhà với Chí Phèo

Câu 11: Lưu ý thái độ và tâm trạng của thị Nở.

Thái độ của Thị Nở: Tức giận, chạy đến nhà Chí để chửi rủa

Câu 12: Hình dung dáng điệu, ngôn ngữ và hành động của Chí Phèo ở phần (5).

  • Dáng điệu: Xông xông đi, nằm bẹp xuống đất, vênh mặt, trợn mắt

  • Ngôn ngữ: Bất chấp, ngang tàn

  • Hành động: Vừa đi vừa chửi, đe dọa giết “nó” 

Câu 13: Dự đoán: Chí Phèo sẽ làm gì?

 Chí Phèo sẽ liều mạng cùng Bá Kiến 

Câu 14: Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện.

Chi tiết đặc sắc: Chí Phèo giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Thị nở nhìn xuống bụng rồi nhớ đến lò gạch cũ

=> Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng “ hình ảnh cái lò gạch” trong đầu truyện và cuối truyện. Liệu rằng cuộc đời của đứa con Chí Phèo có giống với cha nó, bắt đầu từ cái lò gạch cũ trong làng? 

4.3 Soạn bài Chí Phèo sách cánh diều phần câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

- Tóm tắt nội dung của từ phần đánh dấu trong truyện: 

Phần 1: Chí Phèo trở về làng sau thời gian dài đi tù do bị Bá Kiến vu oan. Vừa về đến làng, Chí Phèo đã chửi đổng cả làng, chửi kẻ đã sinh ra hắn. 

Phần 2: Chí Phèo trở về làng với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn say rượu suốt ngày và cứ say lại đến nhà Bá Kiến chửi rủa, ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành tay sai cho hắn sử dụng và khiến cho Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại ai cũng ghê sợ. 

Phần 3: Chí Phèo tỉnh dậy sau khi ăn nằm với Thị Nở. Sau khi ăn bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo khao khát về một cuộc sống lương thiện, được sống với Thị Nở

Phần 4: Bà cô của Thị Nở không đồng ý cho thị quen Chí. Chí và Thị cãi vã qua lại

Phần 5: Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến giết chết Bá Kiến rồi tự sát. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch cũ.   

Câu 2 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện: 

a. Chí Phèo và Bá Kiến

Chí Phèo là người làm công cho nhà Bá Kiến, sau này hắn ta bị Bá Kiến vu oan và bắt bỏ tù. Bá Kiến chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự tha hóa của Chí Phèo

b. Chí Phèo và Thị Nở

Mối quan hệ của Chí Phèo và Thị Nở chính là mối duyên tình đã được định sẵn và khiến cuộc đời của Chí Phèo sang một bước ngoặt mới. Chí Phèo muốn hoàn lương, trở thành một người lương thiện chính nhờ vào tình yêu với Thị Nở. 

c. Chí Phèo và bà cô của Thị Nở 

Bà cô của Thị Nở là người ảnh hưởng đến hành động và suy nghĩ của Chí Phèo và tác động đến cái chết của Chí cho dù không trực tiếp khiến Chí Phèo chết đi. 

Câu 3 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

- Diễn biến tâm lý của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở: Chí đã tỉnh sau những cơn say triền miên: 

  • Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp lờ mờ “chiều lúc xế trưa và gặp đêm bên ngoài vẫn sáng”

  • Bâng khuâng như tỉnh lại sau cơn say dài

  • Miệng thì đắng còn lòng mơ hồ buồn

  • Sợ rượu => Dấu hiệu thức tỉnh rõ ràng nhất 

  • Cảm nhận âm thanh cuộc sống: tiếng chim, tiếng người cười nói

  • Nhận thức được hoàn cảnh cô độc của cuộc đời mình. 

- Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa từng có trong cuộc đời: 

  • Hy vọng một gia đình nhỏ, chồng làm thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, nuôi lợn. Khi khá giả thì mua ruộng đất. 

  • Khi thấy bát cháo hành: Chí Phèo ngạc nhiên, mắt ươn ướt vì xúc động

  • Thèm khát sự lương thiện: Khi nhận thấy tình yêu của Thị Nở, Chí mơ ước một gia đình hoàn chỉnh và được hoàn lương

- Mong muốn hoàn lương bị vùi dập vì sự ngăn cấm tình yêu: 

  • Cụm từ “ ngẩn người”, “ ngẩng mặt” : Chí đã nhận thức được tình cảnh của bản thân mình

  • “ hít thấy hơi cháo hành”: Hồi tưởng về tình yêu

  • Đuổi theo, nắm tay thị: Mong muốn níu kéo hạnh phúc

  • Đau đớn, tuyệt vọng “ ôm mặt khóc rưng rưng” 

- Hành động tự sát của Chí Phèo thể hiện sự tuyệt vọng: 

  • Sự phẫn uất được đẩy lên đỉnh điểm khi Chí Phèo muốn trở lại làm người lương thiện nhưng không được. 

  • Sự phẫn uất khi bị chối từ nhưng Chí vẫn biết được ai mới là kẻ đẩy mình đến bước đường cùng này. Hắn đã xông đến nhà Bá Kiến để giết chết hắn. 

=> Khi bị Thị Nở từ chối, trong giây phút tỉnh táo đặc biệt của mình, Chí đã tìm đến kẻ thù của cuộc đời mình, kẻ đã biến hắn trở thành con quỷ làng Vũ Đại khiến tất cả mọi người đều xa lánh. Chỉ có giết chết Bá Kiến, Chí Phèo mới lấy lại được thanh danh cho chính bản thân mình. 

Câu 4 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Theo em, nỗi khốn khổ và tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo đó chính là nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi kịch của nhân vật. Cái chết của Chí Phèo chính là minh chứng của sự bế tắc, tuyệt vọng và không có lối thoát nào cho hắn ngoài cái chết. Chỉ có chết đi, Chí mới có thể kết thúc cuộc đời quỷ dữ của mình. 

Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã chĩa thẳng ngòi bút của mình vào các thế lực phong kiến độc ác đã gây ra bao cảnh khốn cùng cho người nông dân, trong đó có cả Chí Phèo. Đồng thời, tác giả cũng cổ vũ người dân hãy cùng nhau đứng lên để giành lại quyền tự do, quyền làm chủ cuộc sống. Để không ai phải rơi vào hoàn cảnh như Chí Phèo và phải chết một cách thương tâm như vậy. 

Câu 5 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Nghệ thuật đặc sắc của truyện Chí Phèo trên các phương diện:

  • Nhân vật được điển hình hóa: Các nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến là hình tượng nhân vật vừa sinh động, đặc sắc lại mang tính khái quát cao cho sự xung đột giữa tầng lớp ở vùng nông thôn miền Bắc trước cách mạng tháng tám. Đặc biệt là hình tượng nhân vật Chí Phèo đại diện cho hình tượng con người bị hủy hoại, tha hóa bởi tội ác của các thế lực tàn bạo. 

  • Kết cấu truyện đầu đuôi khép kín tạo chiều sâu cho câu chuyện. Mở đầu là hình ảnh cái lò gạch và kết thúc cũng chính là hình ảnh đó. Kết cấu vòng tròn khiến cho chúng ta cảm thấy được sự bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của những kiếp người bị bóc lột trong xã hội cũ. 

  • Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc đã giúp tác giả đào sâu hơn về tâm lý nhân vật và tạo ra những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu hay đoạn đối thoại giữa Chí Phèo và Thị Nở khi thị cự tuyệt tình yêu của Chí.

  • Cách sử dụng ngôn ngữ sinh động, đậm chất nông thôn Bắc Bộ. Mỗi một nhân vật đều có một giọng điệu riêng biệt, phù hợp với tâm lý của từng nhân vật. Cách dùng đan xen lời kể trực tiếp, nửa trực tiếp, gián tiếp, đan xen giữa hai giọng kể khiến cho câu chuyện hấp dẫn hơn, càng khiến người đọc thấu hiểu nội tâm của nhân vật hơn. 

Câu 6 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Qua truyện Chí Phèo, chúng ta hiểu rõ hơn những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong đó. Trước Cách mạng Tháng Tám, mọi nếp sống phong kiến, lối sống, sinh hoạt nông thôn đầy bất công, v.v. xưa cũ đều xuất hiện ở nông thôn Việt Nam. Truyện còn thể hiện sự lên án mạnh mẽ đối với xã hội phong kiến ​​thực dân tàn ác đã hủy hoại thể xác và tâm hồn của những người nông dân hiền lành, chất phác, cũng như khát vọng lật đổ xã ​​hội tàn ác để bảo vệ nhân loại của con người. Đồng thời, đây cũng là lời cảnh báo của tác giả về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: nếu không thay đổi, cuộc sống của họ sẽ rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, bị xa lánh, tội ác, tàn ác và cái chết là điều không thể tránh khỏi.

Với em, dường như câu chuyện của Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, biết yêu thương, chia sẻ những người không may lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân, biết vượt qua nghịch cảnh, sống đàng hoàng, tử tế.

Câu 7 trang 76 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Chí Phèo là một nhân vật nổi tiếng trong truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Nhân vật này được miêu tả là một người nghèo, sống trong hoàn cảnh khó khăn và đầy bất công. Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn này đại diện cho những con người bị xã hội bỏ rơi và bị tha hóa thành con quỷ trong lòng những người xung quanh. Trong truyện, chi tiết ấn tượng nhất với em về hình tượng Chí Phèo có lẽ là buổi sáng khi Chí thức dậy sau cơn say dài. Lúc đó, Chí Phèo hiện lên không còn là một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ nữa mà chỉ là một người đàn ông khao khát hạnh phúc, khao khát một cuộc sống bình yên cùng sự lương thiện. Chi tiết đó cho chúng ta thấy được tận sâu thẳm trong Chí Phèo vẫn còn lương tri, chỉ là cuộc đời bị vùi dập bởi các thế lực đen tối, khiến cho con người lương thiện trong Chí bị vùi dập thê thảm. 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn soạn bài Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn 11 theo đầu sách kết nối tri thức và cánh diều. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Soạn bài vợ nhặt - Kim Lân

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990