img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:14 16/01/2024 6,279 Tag Lớp 10

Vuihoc sẽ mang đến Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo. Không chỉ để giải đáp những câu hỏi mà các em có thể nhận được mà còn một lần khơi dậy kỷ niệm học trò trong mỗi chúng ta

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo: Trước khi đọc 

Kỷ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Đời học sinh của ai cũng sẽ trải qua nhiều ngôi trường, nhiều lớp học khác nhau. Nhưng với em nhớ nhất vẫn là khoảnh khắc lần đầu tiên đến trường. Đó là thời điểm em vào lớp 1, là một chặng đường mới, một mốc trưởng thành của mỗi người. Và em vẫn nhớ lúc đến ngôi trường em đã khóc rất lớn khi không muốn rời xa vòng tay của mẹ. Nhưng rồi giây phút đó lại biến thành kỷ niệm đẹp nhất khi cô giáo đã đến tận cổng trường để đón em vào lớp. Những sự dịu dàng, kiên nhẫn của thầy cô đã giúp cho em bước chân vào con đường tri thức trải đầy niềm vui.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

2. Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo: Trong khi đọc

1.1 Câu 1 Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?

Hai câu thơ đầu tiên chính là dòng hồi tưởng của tác giả khi ông nhớ về khoảng thời gian tươi đẹp trong quá khứ với nhân vật “em”. Chỉ qua hai câu thơ nhưng đã thể hiện được tâm trạng của tác giả tiếc nuối khi những điều tốt đẹp chỉ còn lại trong quá khứ” đã xa rồi”. 

1.2 Câu 2 Khổ thơ này gợi lên trong bạn cảm xúc gì về ngôi trường của mình?

Khi đọc được khổ thơ này, trong em hiện lên khá nhiều cảm xúc về ngôi trường mình đã có một khoảng thời gian dài gắn bó. Những kỷ niệm với từng người thầy người cô, với chúng bạn với cả bảng đen phấn trắng hay từng gốc cây nơi sân trường. Đây là khoảng thời gian chỉ xuất hiện một lần không thể tìm lại được nữa bởi khi đó là lúc mỗi người chúng ta còn ngây thơ nhất, hồn nhiên không chút toan tính. Mỗi khi nhớ lại vùng ký ức đấy mỗi người đều có những xúc cảm khó có thể quên được.

1.3 Câu 3 Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?

Khung cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này khiến cho người đọc dễ dàng mường tượng được hình ảnh lớp học với các em học sinh hồn nhiên đầy vui vẻ ngập tiếng cười. Ở trong lớp học đó có “Một nàng Bạch Tuyết” xinh đẹp dịu dàng là cô giáo cùng với rất nhiều “Chú lùn rất quấy” chính là những cô cậu học trò nghịch ngợm. Lúc học lúc nào cũng có những tiếng ồn ào và tiếng cười giòn tan của cả cô lẫn trò giúp cho những tiết học nặng kiến thức trở nên nhẹ nhàng và trôi qua nhanh hơn. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức Ngữ Văn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

1.4 Câu 4 Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện qua khổ thơ này?

Qua khổ thơ này em có thể thấy được tình cảm của chính chủ thể trữ tình đối với trường học và bao kỷ niệm thời đó. Không chỉ là nỗi niềm của chủ thể trữ tình mà còn là nỗi nhớ của biết bao thế hệ học trò về ngôi trường thân thương với bao thầy cô bạn bè thân thiết. Đó là sự xúc động nghẹn ngào khi nhớ về một thời đã qua, là nhớ đến “những câu chuyện năm nao, những chuyện năm nào”. Khoảng thời gian vui vẻ đó nhanh chóng trôi qua, từ mùa hoa mơ trôi đến mùa hoa phượng cháy.

3. Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo: Sau khi đọc

3.1 Câu 1 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo 

Theo bạn, các từ ngữ “một người” (dòng 8), “tôi” (dòng 16), “anh” (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng gì?

- Theo em, từ “một người” xuất hiện ở dòng thứ 8 có thể dùng để ám chỉ chính tác giả, chỉ chủ thể trữ tình hoặc là nhắc đến một bạn học sinh.

- Còn từ “tôi” ở dòng 16 dùng để chỉ chủ thể trữ tình

- Từ “anh” ở các dòng thơ khác cũng có thể là chỉ chính chủ thể trữ tình

- Việc sử dụng đa dạng các đại từ nhân xưng có tác dụng giảm thiểu khả năng trùng lặp từ trong các câu thơ khác nhau. 

3.2 Câu 2 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”

+Tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc này là để nhấn mạnh những cảm xúc bồi hồi nhớ nhung của chủ thể trữ tình mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm nơi mái trường xưa. 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 4 là: Biện pháp tu từ điệp từ “nỗi nhớ”

+Tác dụng nhấn mạnh nhiều lần vào nỗi nhớ của chính chủ thể trữ tình 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 6 là: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “những chuyện năm nào” và “những chuyện năm nào” 

+Tác dụng nhấn mạnh những kỷ niệm vui vẻ chỉ còn là chuyện năm xưa không thể quay lại.

+Biện pháp tu từ ẩn dụ: “Mùa hoa mơ” ám chỉ mùa xuân còn “mùa hoa phượng” là nói đến mùa hè.

+ Tác dụng: Nói đến dòng thời gian trôi qua liên tục nhanh chóng. 

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé! 

3.3 Câu 3 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5.

Việc sử dụng đối thoại ở khổ thơ 5 có tác dụng nhấn mạnh cho những chi tiết về kỷ niệm trong mái trường cũ. Nơi đó có thầy cô, có những giây phút đùa giỡn của các bạn học sinh. Qua đó ta có thể hình dung được khung cảnh lớp học tràn đầy tiếng cười với không khí vui vẻ giữa cô trò.

3.4 Câu 4 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

  • Một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình có thể kể đến: yêu dấu, bâng khuâng, xúc động, nhớ, xôn xao, yêu,...

  • Cảm hứng chủ đạo của bài thơ nói về nỗi nhớ những kỷ niệm thời học trò của chủ thể trữ tình.

3.5 Câu 5 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Hình ảnh “Chiếc lá buổi đầu tiên” ở cuối bài thơ là hình ảnh có tính tượng trưng và chứa  biện pháp tu từ ẩn dụ. “Chiếc lá buổi đầu tiên” chính là ám chỉ tình yêu đầu, là thời gian đẹp đẽ đầy ngây ngô của tình yêu tuổi học trò.

3.6 Câu 6 trang 7 SGK Văn 10/2 Chân trời sáng tạo

Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm hoặc những suy nghĩ gì về tuổi học trò?

Với bản thân em kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều em không thể quên được. Càng lớn em càng nhớ những phút giây hồn nhiên vui đùa với bạn bè, những khoảnh khắc được thầy cô bảo ban dạy dỗ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết trên chính là Soạn bài Chiếc lá đầu tiên sách văn 10 chân trời sáng tạo. Hy vọng qua bài viết này, các em sẽ hiểu thêm về tác phẩm Chiếc lá đầu tiên. VUIHOC sẽ mang đến nhiều bài soạn mới, các em hãy cùng theo dõi nhé!

>> Mời bạn cùng tham khảo thêm: 

Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến

Soạn bài Viết một bản nội quy nơi công cộng

Soạn bài Viết một bản hướng dẫn nơi công cộng

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990