img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 10:00 28/12/2023 2,894 Tag Lớp 10

VUIHOC đã trình bày rất cẩn thận phần Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151. Bài viết này sẽ giúp các em tìm hiểu ngắn gọn những hiểu biết về nghệ thuật chèo và tuồng dân gian. Qua đó các em sẽ biết mình cần trang bị thêm những kiến thức gì để có thể khám phá được thế giới độc đáo của sân khấu chèo và tuồng.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Nêu ngắn gọn về những điều bạn đã được biết về chèo và tuồng dân gian thông qua bài học này. Bạn muốn trang bị thêm những kiến thức nào để có thể khám phá về thế giới độc đáo của sân khấu chèo và tuồng?

Phương pháp giải:

- Đọc lại ba tác phẩm về sân khấu chèo và tuồng đã được học ở trên.

- Dựa vào những kiến thức đã được học để có thể nêu ngắn gọn những hiểu biết của bản thân về nghệ thuật chèo và tuồng dân gian cùng với những kiến thức bạn muốn trang bị thêm.

Lời giải chi tiết:

a. Những hiểu biết về nghệ thuật chèo:

– Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của Việt Nam. Chèo là một thể loại kịch hát dân gian và phổ biến tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ra ở sân đình trong thời gian tổ chức các lễ hội.

– Chèo mang tính quần chúng và được xem là loại hình sân khấu của hội hè cùng với đặc điểm sử dụng thứ ngôn ngữ đa thanh và đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von thể hiện tính tự sự và trữ tình.

– Nghệ thuật chèo mang theo tính tổng hợp, có sự kết hợp vô cùng nhuần nhuyễn giữa nói, hát và múa với sự phối hợp của nhiều đạo cụ và nhạc khí dân tộc hết sức độc đáo. Đặc trưng nổi bật của chèo chính là vẫn những câu chuyện ấy, tích cũ ấy nhưng với lối hát và lối diễn của từng nghệ sĩ lại làm ra được sự phong phú khác biệt riêng biệt.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 kết nối tri thức

b. Những hiểu biết về nghệ thuật tuồng:

– Tuồng là cách để gọi một loại hình nhạc kịch rất thịnh hành tại Việt Nam, phát triển vô cùng mạnh dưới triều đại nhà Nguyễn, tại vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt với nhau đó là tuồng cung đình và tuồng dân gian.

– Tuồng mang theo một thứ âm hưởng hùng tráng cùng với những tấm gương sáng về nhân vật tận trung báo quốc, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lý lẽ ứng xử của con người giữa cái chung với cái riêng, giữa gia đình với Tổ quốc.

– Nghệ thuật tuồng mang theo tính tổng hợp, phối hợp giữa cả văn học, ca nhạc với vũ đạo. Tích tuồng dân gian rất giàu yếu tố hài hước, hướng đến châm biếm những thói hư tật xấu hay đả kích một số những hạng người nhất định sống trong xã hội.

* Học sinh tự nêu ra những kiến thức mong muốn được trang bị thêm như: kiến thức về ngôn ngữ sử dụng trong tuồng, ngôn ngữ trong nghệ thuật múa rối nước hay cách sử dụng những câu ca dao, tục ngữ ở trong những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian,…

2. Câu 2 trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Sau khi học bài học ấy, bạn có thái độ và tình cảm như thế nào đối với những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian như tuồng, chèo, múa rối nước?

Phương pháp giải:

- Đọc lại ba tác phẩm về chủ đề sân khấu chèo và tuồng đã được học ở trên.

- Từ những kiến thức về những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã được học để nêu cảm nhận và suy nghĩ của bản thân về các loại hình nghệ thuật ấy.

Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự nêu ra thái độ và tình cảm của bản thân đối với những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đã được học.

- Gợi ý: nên có thái độ hết sức trân trọng và gìn giữ những loại hình nghệ thuật mang đến ý nghĩa to lớn để thể hiện giá trị truyền thống văn hóa của toàn dân tộc; cảm thấy thêm sự tự hào và yêu quý đất nước Việt Nam hơn nữa, thêm yêu quý và quý trọng giá trị của những loại hình nghệ thuật ấy hơn,…

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

3. Câu 3 trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Chọn một đề tài phù hợp được gợi ý ở trong phần Viết để có thể hoàn thành được bản báo cáo kết quả nghiên cứu mới (ngoài báo cáo đã viết ra)

Phương pháp giải:

- Đọc lại cả ba tác phẩm về sân khấu chèo và tuồng đã được học ở trên.

- Đọc lại hướng dẫn những bước viết bài báo cáo nghiên cứu ở trong phần Viết

- Dựa vào những kiến thức đã được học và những gợi ý đã cho sẵn để có thể viết được một bài báo cáo nghiên cứu mới hoàn chỉnh.

Lời giải chi tiết:

Đề tài: Đặc điểm của sân khấu tuồng

Tuồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền vô cùng đặc sắc của Việt Nam được hình thành dựa trên cơ sở ca vũ nhạc và những trò diễn xướng dân gian vốn đã có từ lâu đời và cũng rất phong phú của người dân tộc Việt Nam. Tuồng được khởi xướng vào thời nhà Tiền Lê và đã có sự giao thoa và tiếp thu cách biểu diễn cùng với sự hóa trang của hí kịch ở bên Trung Hoa. Tuy nhiên, lối hát tuồng đã du nhập vào nước ta lúc nào thì hiện tại vẫn chưa thể xác định được thời gian cụ thể. Sân khấu tuồng là một phần không thể thiếu được trong việc tạo ra những vở kịch tuồng hết sức đặc sắc.

Khác với những loại hình sân khấu khác như là chèo hay cải lương. Tuồng mang theo thứ âm hưởng hùng tráng cùng với những tấm gương của các nhân vật tận trung báo quốc, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa, những bài học quý báu về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung với cái riêng, giữa gia đình với Tổ quốc, chất bi hùng là một trong những đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Có thể nói rằng Tuồng là sân khấu cho những người anh hùng... Tuồng cũng được biểu diễn tại sân đình, trong những dịp lễ hội Kỳ Yên tại các đình làng, đôi khi cũng có những tư nhân mướn đoàn hát tuồng về để biểu diễn tại nhà thì thường có thêm cả cái trống lèo hoặc thẻ tre để khi có đến đoạn cao trào hoặc diễn viên có những câu hát hay, để đời thì đánh tưởng thưởng hoặc là ném thẻ để tính thêm tiền thưởng khi vãn tuồng.

Trên sân khấu Tuồng, tất cả mọi thứ đều được bắt đầu từ người diễn viên. Cùng với người diễn viên, cảnh tượng mới cũng dần dần được hiện lên; địa điểm thời gian mới cũng sẽ được xác định. Với một câu hát hay một điệu múa, người nghệ sĩ dựng lên cả một trời tưởng tượng; lúc là khung cảnh biển cả mênh mông, khi lại là núi rừng bát ngát; vừa là triều đình thì thoắt cái đã là bãi chiến trường. Những nghệ nhân biểu diễn cũng phải hóa trang hoặc là đeo mặt nạ để thể hiện đặc trưng của nhân vật như: trung, gian, hề, tướng,... và cũng phải có nói lối (hình thức ca và nói) riêng biệt, cách đi đứng và ra bộ phải thật chuẩn xác cho từng thể loại nhân vật. Thông qua sự biểu hiện của những người nghệ sĩ, khán giả không chỉ nhận biết được những sự thay đổi về mặt không gian hay thời gian mà còn thấy được những xung đột giằng xé ở trong nội tâm của nhân vật.

Lối diễn xuất của diễn viên tuồng thường sẽ nặng tính ước lệ và trình thức, tức là loại sân khấu ước lệ cùng với cách biểu diễn khuếch đại hơn so với sự thật ngoài đời để cho khán giả có thể dễ dàng cảm nhận. Nghệ sĩ có động tác càng nhỏ, càng nhanh và khi đi lên sân khấu càng cần phải tăng cường điệu thì khán giả mới có thể kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng của những người nghệ sĩ cũng để biểu lộ được cái "tâm" của mỗi nhân vật thiện hay ác. Mỗi loại nhân vật của tuồng sẽ lại có một lối diễn hoàn toàn khác nhau, chính diện thường sẽ ngay thẳng và cương trực, đi đứng rất đàng hoàng, còn phản diện thì thể hiện sự gian xảo, láo liên và uốn éo.

Ngoài sự thể hiện của những người nghệ sĩ đứng trên sân khấu tuồng thì những điệu múa tuồng, lời ca và tiếng hát, nhạc đệm hay những dụng cụ xuất hiện trên sân khấu cũng vô cùng cần thiết. Ngôn ngữ ca ngâm thì phải sử dụng giọng thật cao, thật to và rõ. Điệu hát quan trọng nhất ở trong hát bội chính là "nói lối", tức là nói một lúc rồi lại hát, thường để mở đầu cho những khúc hát khác. Các tuyến nhân vật trong nghệ thuật tuồng chủ yếu là: kép, tướng, đào võ, đào, lão,... với mỗi loại nhân vật thì sẽ lại có cách hóa trang riêng biệt. Màu sắc sử dụng để hóa trang trên mặt phổ biến nhất là những màu đỏ, trắng, xanh và màu đen. Mặt trắng (diện mạo cho sự đẹp đẽ và tính cách trầm tĩnh), mặt đỏ (người trí dũng và chững chạc), mặt rằn (diện mạo xấu xí kèm theo tính cách nóng nảy), mặt tròng xéo đen (tướng phản, hai bên thái dương sẽ có vết đỏ là những người nóng nảy, nếu tròng xéo đen và nền đỏ thắm hay xanh thì là người vũ dũng), mặt mốc (người xu nịnh), mặt lưỡi cày (người đoản hậu và nhát gan)...

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Trong tuồng có rất nhiều những yếu tố nghệ thuật khác nhau tham gia, trong đó thì âm nhạc giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài việc đệm cho hát hay cho múa, cho những hiệu quả sân khấu như là chiến trận sa trường, phong ba bão tố hay đăng đàn bái tướng, âm nhạc ở trong sân khấu tuồng còn thể hiện về tình cảm của nhân vật trong các lớp diễn không lời và còn là cầu nối giữa thế giới nội tâm của nhân vật tới khán giả. Dàn nhạc tuồng bao gồm bộ gõ ( thanh la, trống, mõ...), bộ hơi (sáo, kèn nhưng chủ yếu là kèn), bộ dây (nhị, hồ, cò, đại, tiểu...) và bộ gảy (tam, tứ và nguyệt...).

Tuồng mang theo một âm hưởng vô cùng hùng tráng với những tấm gương tận trung báo quốc, sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa, những bài học quý báu về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung với cái riêng, giữa gia đình với Tổ quốc, chất bi hùng là một nét đặc trưng về thẩm mỹ của Tuồng. Những vấn đề nghiên cứu từ kịch bản tuồng cho đến sân khấu biểu diễn tuồng vẫn còn chưa được phổ biến và nghiên cứu sâu. Theo sự phát triển của con người cũng như sự phát triển nhanh chóng của xã hội thì những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian đang phải đứng trước nhiều vấn đề cần được giải quyết.

4. Câu 4 trang 151 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Dành thời gian để xem trực tiếp hay xem qua internet những vở diễn chèo và tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một vài tài liệu nghiên cứu về chèo và tuồng để bổ sung những kiến thức về các thể loại nghệ thuật sân khấu vô cùng đặc sắc này của dân tộc ta.

Phương pháp giải:

Học sinh cần xem và tìm hiểu một số tài liệu nghiên cứu về loại hình nghệ thuật chèo và tuồng thông qua mạng Internet hoặc thông qua sách báo.

Lời giải chi tiết:

Học sinh cần phải tự tìm hiểu và đọc những tài liệu nghiên cứu để nắm được thêm nhiều kiến thức về những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian được nêu trên. Một số nguồn tài liệu về những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian các em có thể tham khảo như sau:

- Về chèo, có thể tìm đọc ở: Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc ở: Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Các loại hình nghệ thuật dân gian là một trong những nét đặc trưng của đất nước chúng ta. Chúng cần được đón nhận, gìn giữ và phát triển hơn nhất là đối với giới trẻ ngày nay. Bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 phía trên sẽ cùng với các em tìm hiểu thêm về những loại hình nghệ thuật đáng được tôn trọng, gìn giữ và phát triển này.

Ngoài ra, nếu các em muốn học thêm về những bài học khác thuộc chương trình ngữ văn nói riêng hoặc tất cả kiến thức của môn học khác nữa, các em nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm cùng các thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990