img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:04 30/11/2023 31,703 Tag Lớp 11

Bài viết soạn bài dương phụ hành dưới đây sẽ khái quát được nội dung của tác phẩm cũng như nói về góc nhìn của tác giả Cao Bá Quát khi ông ở một đất nước xa lạ về mọi mặt.

Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Cao Bá Quát

- Cao Bá Quát sinh năm 1809 mất năm 1855 tại Gia Lâm, Hà Nội ngày nay. Ông có tự là Chu Thần, tên hiệu là Mẫn Hiên còn hiệu là Cúc Đường.

- Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng vốn là một cậu bé thông minh lại chăm chỉ hiếu học nên ông rất cố gắng tham gia nhiều kỳ thi khác nhau. Nhưng đều trượt và sau nhiều lần bị giam giữ ông cũng giữ khá nhiều chức vụ khác nhau trong chế độ triều đình nhà Nguyễn.

- Ông là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương nên Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn xử trảm.

- Tác giả Cao Bá Quát được đánh giá là một trong những nhà thơ nổi tiếng, là biểu tượng của nền văn học Việt Nam thế kỷ XIX.

- Ngòi bút của ông chủ yếu dùng để phê phán chế độ đương thời bảo thủ, trì trệ khiến đất nước suy yếu, nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Thêm vào đó, thơ ông còn phản ảnh rõ sự đổi thay trong suy nghĩ của con người và nhắc rằng đây là lúc thời đại cũng cần thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển.

1.2 Tác phẩm Dương phụ hành

a, Thể loại: Hành - một thể thơ Cổ phong

b, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác năm 1844 khi tác giả Cao Bá Quát có dịp đi công tác tại Indonesia theo phái bộ của Đào Phú Trí.

c, Bố cục: Có thể chia thành hai phần

  • Phần một gồm bảy câu thơ đầu tiên là lời miêu tả của tác giả về hình ảnh người phụ nữ phương Tây.

  • Phần hai chỉ có câu thơ cuối cùng dùng để nói lên tâm trạng của nhà thơ.

d, Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung:

  • Bộc lộ được vẻ đẹp nhân văn trong một tâm hồn tri thức ngang tàng nhưng đầy phóng khoáng của tác giả.

  • Bài thơ tuy ngắn nhưng đã thể hiện được khát khao hạnh phúc trong một con người. Niềm hạnh phúc đấy không phân biệt giới tính, màu da, quốc tịch mà đều tựu chung hướng về hạnh phúc gia đình.

  • Đó là giá trị nhân văn khi nói lên được vẻ đẹp mỏng manh của phái nữ cần được bảo vệ yêu chiều.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Ngôn ngữ được tác giả chọn lọc rất linh hoạt nhưng đầy mạnh mẽ có thể thể hiện được sắc thái tình cảm của tác giả, mang đậm tính cá nhân của ông.

  • Lối viết đơn giản dễ hiểu nhưng lại hàm chứa ý nghĩa rất sâu sắc.

>> Xem thêm: Soạn bài ngữ văn 11 

2. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trước khi đọc

2.1 Câu 1 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thể nào trước những gì được gặp, được thấy?

- Theo em, khi chúng ta đi đến một nơi hoàn toàn mới, hoàn toàn khác với nền văn hóa mình từng sống thì cảm xúc đầu tiên của mỗi người sẽ là sự so sánh. So sánh cái mới với cái cũ, so sánh cái quen thuộc với cái xa lạ. Sau đó chúng ta sẽ cảm thấy tò mò khi thấy những điều mà ta chưa từng thấy, mình sẽ muốn khám phá nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn. Và rồi dù sự so sánh đó xấu hơn hay tốt hơn thì ta cũng sẽ có cảm giác bồi hồi, nhớ nhung quê hương của mình.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT đạt 9+ nhé! 

2.2 Câu 2 trang 107 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hoá giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.

Trong một lần có dịp trải nghiệm một tour “săn tây” ở Hồ Gươm, em có cơ hội được trò chuyện với rất nhiều người phương Tây đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Và câu nói mà họ dùng để mở đầu câu chuyện thường là “bạn khỏe không”, “gia đình bạn khỏe không”. Em đã khá ngạc nhiên vì theo cách trò chuyện thông thường của phương Đông thì câu hỏi đó chỉ dùng với những người thân quen, họ hiểu về tình trạng thực tế của mình. Khi em trả lời theo hướng “tôi khỏe”, “bố mẹ tôi sức khỏe rất tốt” thì đến lượt họ bất ngờ. 

Sau đó em mới hiểu được, câu hỏi đó chỉ có nghĩa giống câu “Xin chào” mà ta thường dùng để chào hỏi nhau chứ không có ý nghĩa hỏi sâu xa về tình hình gia đình mình.

3. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi trong khi đọc

3.1 Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.

Các chi tiết được dùng để miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây có thể kể đến là: mặc “áo trắng phau”, hành động “kéo áo” - “tựa vai chồng” - “rì rầm nói chuyện” - “uốn éo”, “tay cầm cốc sữa”,... 

3.2  Hình dung về nhân vật trữ tình. 

Nhân vật trữ tình hiện ra là một người chuẩn gốc phương Đông, không chỉ mang dòng máu phương Đông mà còn lớn lên và thấm nhuần phong tục tập quán, phong cách sống truyền thống của người phương Đông. Vốn người phương Đông rất coi trọng sự riêng tư, lễ nghi và rất quan tâm đến ánh nhìn của những người xung quanh. Nên khi nhìn thấy những hành động lả lướt, phóng khoáng của những thiếu phụ nơi đây, họ đã thấy rất bất ngờ. Bởi đối với văn hóa phương Đông nói chung và nhân vật trữ tình nói riêng thì những hành động là khiếm nhã, là rất bất lịch sự, là những hành động chỉ nên xuất hiện trong ngôi nhà đóng cửa không người.

4. Soạn bài Dương phụ hành sách kết nối tri thức: trả lời câu hỏi sau khi đọc

4.1 Câu 1 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

  • Điểm giống nhau: Bản dịch đã giữ nguyên thể thơ tự do của nguyên tác và giữ được nội dung của tác phẩm. Cả hai đều có tác dụng truyền tải, so sánh sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây dưới góc nhìn của một người con sang xứ người sinh sống.

  • Điểm khác nhau:

  • Bản nguyên tác: Từ ngữ chủ yếu được sử dụng là từ Hán Việt, gây ra sự khó hiểu cho người đọc hiện đại ngày nay. Cách viết của bản gốc dù là thể thơ nhưng nó lại giống một câu chuyện được kể hơn.

  • Bản dịch thơ: Từ ngữ đã được dịch lại hiện đại hơn, dễ hiểu hơn, giúp cho bài thơ có thêm tính nhạc điệu hơn. Nhưng tất nhiên nhược điểm lớn nhất của bản dịch chính là không thể truyền tải được hết những chi tiết cũng như thông điệp mà bản gốc muốn thể hiện.

4.2 Câu 2 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

 Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.

  • Thời gian: Vào một buổi tối

  • Không gian: Ngoài trời, dưới bóng ánh trăng thanh

  • Sự việc: Hình ảnh người phụ nữ phương Tây đang thân mật dựa vào người chồng mình vui vẻ tíu tít trò chuyện ở bên ngoài đường trước ánh mắt của nhiều người.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

4.3 Câu 3 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

  • Các chi tiết được tác giả sử dụng để miêu tả người thiếu phụ phương Tây về cả ngoại hình lẫn tính cách là: người phụ nữ mặc “áo trắng phau”. Cô nũng nịu “tựa vào vai chồng”, “kéo tay chồng thì thầm nói”, tay cô cầm một cốc sữa, nhõng nhẽo đòi chồng đỡ mình đứng dậy.

  • Tất cả những chi tiết miêu tả về ngoại hình cũng như hành động của người thiếu phụ đã làm nổi bật lên hình ảnh người phụ nữ nhõng nhẽo nũng nịu làm nũng đòi chồng yêu thương chăm sóc. Người phụ nữ này tuy đã trưởng thành đã làm đủ tuổi làm vợ làm mẹ nhưng vẫn luôn muốn được chồng mình yêu chiều và rất tự nhiên với những hành động mè nheo của mình. Cô luôn thể hiện ra rằng sẽ rất hạnh phúc nếu chồng mình đáp lại những hành động đó. Đây chính là sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Nếu với phương Đông đây là hình ảnh hầu như không thể có ở ngoài đường phố thì với phương Tây đây là những hành động rất bình thường, có thể thấy ở khắp mọi nẻo đường. Với họ hành động thể hiện tình cảm yêu đương thân thiết, nhất là đối với những cặp vợ chồng danh chính ngôn thuận là rất bình thường.

4.4 Câu 4 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

  • Dưới góc nhìn của một nhà thơ xuất thân từ phương Đông cũng như một nhà nho thời phong kiến thì khi nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ phương Tây, ông đã miêu tả bằng câu “Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau”.

=>  Câu thơ này tuy đơn giản nhưng cũng đủ để thể hiện sự bất ngờ, ngạc nhiên của tác giả đối với những người phụ nữ nơi này. Với ông, hình ảnh người phụ nữ này khá xa hoa và phóng khoáng trong phong cách thời trang ăn mặc hàng ngày. 

  • Ông còn thấy những hành động mà mình chưa bao giờ thấy trong những năm sinh ra và lớn lên ở đất nước mình khi người phụ nữ đó:

“Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu

 Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói

 Kéo áo, rì rầm nói với nhau”

Ông thấy hình ảnh hạnh phúc có đôi có cặp của những người xung quanh cũng là lúc ông chợt cảm thấy cô độc tại nơi xa lạ này. 

“Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay

 Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!”

Buổi đêm trăng thanh gió mát nhưng lại lạnh lẽo khi ông chỉ có một mình, cô đơn cả bên ngoài lẫn trong lòng. Người thiếu phụ liên tục nũng nịu với chồng mình khiến cho ông càng thêm chạnh lòng, nhớ người thân và càng nhấn mạnh sự cô độc nơi đất khách của tác giả.

Nỗi cô độc lạnh lẽo đó khiến cho tác giả phải thốt lên:

“Biết đâu nỗi khách biệt ly này.”

Đây chính là tiếng lòng của tác giả khi sự cô độc cá nhân được đẩy lên thành nỗi nhớ quê hương đất nước của một người con xa xứ.

4.5 Câu 5 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này?

Trong câu thơ kết, tâm tư tình cảm của tác giả dường như được bộc lộ rõ ràng. Đó chính là tiếng lòng nhớ nhung của người con phải xa quê hương, sang sinh sống ở một đất nước xa lạ. Người con này phải xa gia đình, xa người thân, cô độc ở nơi đất khách quê người. Nhưng toàn bài thơ không chỉ một hướng than vãn cô độc mà còn là sự tiến bộ, hiện đại của tác giả khi ông có thể mở lòng để tiếp nhận những cái mới, cái khác trong văn hóa phương Tây xa lạ, trái ngược với những gì ông biết trước đây.

4.6 Câu 6 trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?

Qua bài thơ, em có thể cảm nhận được rõ ràng tâm hồn của tác giả. Ông sử dụng góc nhìn đa sầu đa cảm nhưng cũng đầy tân tiến của mình để đánh giá một đất nước xa lạ, một nền văn hóa xa lạ và những con người xa lạ. Những người phụ nữ nơi này không phải vất vả vì gia đình vì xã hội như người mẹ người bà nơi ông. Họ không phải ngày ngày gà chưa gáy đã thức dậy để lên nương trồng trọt. Ở đây người phụ nữ được nâng niu trân trọng. Đó không chỉ là sự trân trọng của người chồng còn là của cả xã hội đối với phái yếu. Với những hành động thân thiết không có ở xã hội phương Đông, tác giả cũng đã dần mở lòng mình tiếp nhận cách thể hiện tình yêu thương này giữa người với người. Lúc này dường như đầu óc ông được mở rộng hơn để tiếp nhận một góc nhìn khác, mới hơn, hiện đại hơn, phóng khoáng hơn và không có gì là sai trái hay mất phép tắc cả.

5. Kết nối đọc viết trang 109 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.

Tác phẩm Dương Phụ Hành đã vẽ lên một bức tranh đời thực của xã hội đương thời tại đất nước Indonesia. Với sự nhạy bén trong quan sát của mình, tác giả Cao Bá Quát đã khắc họa lên hình ảnh cặp vợ chồng phương Tây, đặc biệt là người phụ nữ mặc áo trắng. 

Chỉ là một chiếc áo trắng nhưng cũng thấy được sự khác biệt văn hóa khi với phương Đông thì màu trắng là màu của sự không may mắn, của sự mất mát còn ở đây thời trang phóng khoáng không phân biệt màu sắc. Ở đất nước này, người phụ nữ không chỉ mặc định ở nhà nâng khăn sửa túi chăm sóc cho chồng cho con mà có thể đi ngang hàng với chồng, nũng nịu để chồng yêu thương chăm sóc. Người nơi đây cũng không đánh giá “dựa vai chồng” là khiếm nhã vô lễ mà đơn giản là hành động thể hiện tình cảm thường ngày giữa các cặp tình nhân.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết trên đã khái quát được về tác giả Cao Bá Quát và trả lời các câu hỏi trong bài Dương Phụ Hành. Hy vọng qua hướng dẫn soạn bài dương phụ hành trên các em sẽ hiểu hơn về tác phẩm cũng như đưa ra được góc nhìn của riêng mình. Vuihoc sẽ mang đến rất nhiều bài viết mới về các môn học khác nhau, các em hãy cùng theo dõi nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990