img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mùa hoa mận sách văn 10 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:02 03/02/2024 10,078 Tag Lớp 10

Hình ảnh cánh mua mận trắng muốt vừa báo hiệu mùa xuân về, nhưng cũng lại vừa khơi gợi lên trong lòng người những cảnh sinh hoạt thân thuộc của cha mẹ gia đình họ hàng. Để có thể nắm bắt rõ hơn những tâm tư tình cảm sâu lắng này, VUIHOC trân trọng gửi đến các bạn đọc phần soạn bài Mùa hoa mận trong khuôn khổ sách ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều.

Soạn bài Mùa hoa mận sách văn 10 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mùa hoa mận sách văn 10 cánh diều: Chuẩn bị 

1.1. Đôi nét về nhà thơ Chu Thùy Liên

- Tên thật: Chu Tá Nộ (sinh ngày 21/07/1966), là người dân tộc Hà Nhì. 

- Một số bút danh của bà có thể kể đến như: Ha Ni, Thanh Thùy, Nang Bua Khưa.

- Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

- Đôi nét về tiểu sử: Nhà thơ Chu Thùy Liên tốt nghiệp đại học Sư phạm ngành ngữ văn năm 1989 và tốt nghiệp thạc sĩ văn hóa năm 2013. Hiện cô đang làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên. Một số thành tích trong sự nghiệp của nhà thơ Chu Thùy Liên:

  • Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam khóa III, IV
  • Chi Hội trưởng chi Hội Văn học nghệ thuật Các dân tộc thiểu số Việt Nam, tỉnh Điện Biên
  • Chi Hội trưởng chi Hội Hội dân gian Việt Nam, tỉnh Điện Biên
  • Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Các tác phẩm của bà mang phong cách nhẹ nhàng trong sáng tha thiết. Trong đó, một số tác phẩm đã xuất bản của tác giả Chu Thùy Liên:

- Thơ: Lửa Sàn Hoa, Tập thơ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003, Thuyền đuôi én, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2009, giải nhì năm 2010 Hội VHNT các dân tộc Thiểu số Việt Nam

- Các tác phẩm khác: Xa Nhà ca: Trường ca dân tộc Hà Nhì. Tác phẩm sưu tầm biên dịch chung với tác giả Lê Đình Lai. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000. Truyện cổ Hà Nhì (bảy truyện), NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002.

1.2. Những ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân miền núi rừng Tây Bắc

Mùa xuân ở Tây Bắc là mùa của những sắc màu tươi mới, tràn đầy sức sống. Khói mờ sương tỏa, hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận nở rộ, chồi non lộc biếc vươn lên, trẻ em vùng đồng bào dân tộc diện những bộ trang phục rực rỡ, các cô sơn nữ xinh đẹp... Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc mùa xuân thật nên thơ, trữ tình. Mùa xuân ở Tây Bắc không ồn ào, náo nhiệt như ở thành thị, mà mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, yên bình. Tết của mỗi dân tộc Tây Bắc đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng đều là dịp để con người sum vầy, cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Tết ở Tây Bắc cũng là dịp để người dân được hòa mình vào những điệu múa, lời ca, trò chơi dân gian đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

2. Soạn bài Mùa hoa mận sách văn 10 cánh diều: Đọc hiểu văn bản 

2.1 Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

  • Những hình ảnh được hiện lên trong bài thơ: cảnh thiên nhiên con người như cành mận, con trai, con gái, lá, gạo, lửa hồng,...

  • Các biện pháp tu từ được sử dụng: 

  • Nhân hóa: hình ảnh những quả bóng bay nâng ước mơ bay cao lên trời. Hình ảnh nhà trình ủ hương nếp. Hình ảnh cành mận giục mẹ, giục cha, giục người già. 

  • Ẩn dụ: sử dụng hình ảnh cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.

  • Phép điệp ngữ: một số cụm từ, hình ảnh được lặp đi lặp lại xuyên suốt các câu thơ như: “cành mận bung cánh muốt”, “lũ con”, “giục”

=> Những biện pháp tu từ này giúp gợi lên hình ảnh mùa xuân, mô tả sự vật sự việc một cách linh động cụ thể hơn để từ đó thể hiện tâm tư tình cảm một cách sâu sắc hơn.

2.2 Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc? 

Dòng thơ cuối đặc biệt ở chỗ nó kết thúc câu bằng một dấu chấm lửng “...”. Điều này thể hiện tâm tư nỗi nhớ quê hương của những người con xa xứ ẩn chứa nhiều điều không thể nói hết. Đây cũng chính là suy tư của tác giả khi mùa xuân nhớ về cái Tết ở quê hương. “Lối trở về” ở cuối câu thơ chính là con đường trở về quê hương, trở về với những gì thân thương, trở về với hơi ấm gia đình, nơi mà con người luôn luôn hướng về.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

3. Soạn bài Mùa hoa mận sách văn 10 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Bài thơ Mùa hoa mận khắc họa hình tượng mùa xuân nhưng ẩn chứa trong nó lại là nỗi buồn nỗi nhớ quê hương da diết bâng khuâng của nhân vật trữ tình. Điều này thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, thân thương của Tết ở miền cao Tây Bắc, hình ảnh con người hăng say lao động chuẩn bị cho ngày Tết. 

Dòng thơ được điệp lại nhiều lần trong bài là “Cành mận bung cánh muốt”. Điều này giống như một hồi chuông nhắc nhở mọi người rằng mùa xuân đã về, Tết đã về trên khắp buôn làng. Hoa mận cũng là một phần kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ. Dù đi đâu, họ cũng luôn hướng về quê hương với những gì bình dị, giản dị nhất.

3.2 Câu 2 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ:

  • Điệp từ: một số cụm từ, hình ảnh được lặp đi lặp lại xuyên suốt các câu thơ như: “cành mận bung cánh muốt”, “lũ con”, “giục”. Biện pháp điệp từ này giúp nhấn mạnh và khẳng định các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày

  • Ẩn dụ: sử dụng hình ảnh cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân. Điều này làm tăng sức biểu cảm cho câu thơ, qua đó giúp cho câu thơ trở nên giàu hình ảnh và có tính hàm xúc cao. Đồng thời, cách sử dụng này cũng giúp cho cách diễn đạt lôi cuốn người đọc/người nghe

- Nhân hóa: hình ảnh những quả bóng bay nâng ước mơ bay cao lên trời. Hình ảnh nhà trình ủ hương nếp. Hình ảnh cành mận giục mẹ, giục cha, giục người già. Những hình ảnh nhân hóa này giúp biểu thị suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên. Qua đó, chúng làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người, giúp con người trở nên gần gũi và gắn bó với thiên nhiên hơn.

3.3 Câu 3 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Hình ảnh người đi xa nhớ về quê hương với tâm trạng buồn bã, nhớ nhung da diết được thể hiện qua những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày. Lũ con trai chơi cù, con gái khăn áo mới, mẹ xôn xao lá, gạo, cha căng cánh nỏ, người già bản làm đu... tất cả tạo nên một bức tranh sinh hoạt vui tươi, rộn ràng, hối hả. Bức tranh này càng làm cho nỗi nhớ quê hương thêm da diết. Mặc dù đi xa, nhưng người con xa xứ luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương trong tâm trí mình.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3.4 Câu 4 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận hiện lên thật tươi đẹp, sinh động và tràn đầy sức sống. Màu trắng tinh khôi của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Những cành mận nở bung cánh, che lấp cả khoảng trời, trở thành tâm điểm của bức tranh. Dưới những cành mận trắng muốt là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân bản địa, từ trẻ em đến người già, từ người phụ nữ đến người đàn ông. Hoa mận là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người miền Tây Bắc. Nó là nơi trẻ em nô đùa, vui chơi, là nơi người lớn làm việc, sinh hoạt. Hoa mận cũng là một phần kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ. Dù đi đâu, họ cũng luôn hướng về quê hương với những gì bình dị, giản dị nhất.

3.5 Câu 5 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Em đặc biệt yêu thích những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha vui lòng căng cánh nỏ/ người già bản hối hả làm đu”. Em ấn tượng với những câu thơ này bởi qua đó em thấy được khủng cảnh đẹp đẽ của núi rừng Tây Bắc cùng những cảnh sinh hoạt thân thương của con người nơi đây. Hoa mận là biểu tượng của mùa xuân, là loài hoa đặc trưng của miền Tây Bắc. Nó trở nên vô cùng quen thuộc và gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Hoa mận không chỉ đẹp mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình. Hình ảnh “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu” đã cho thấy sự hối hả, rộn ràng, xôn xang trong cuộc sống của người dân nơi đây. Tất cả những hình ảnh đó hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người vô cùng tuyệt đẹp. Bức tranh đó thể hiện sự sinh động, tràn đầy sức sống của mùa xuân Tây Bắc.

3.6 Câu 6 trang 79 SGK Văn 10/2 Cánh diều

Kẻ tha hương luôn hướng về quê hương với những điều bình dị, gần gũi và thân thương. Đối với người miền Tây Bắc, khi xa quê, họ luôn mang trong mình nỗi nhớ nhung da diết về quê hương, đặc biệt là vào mùa hoa mận nở. Nỗi nhớ ấy càng trở nên mãnh liệt hơn, gợi nhắc họ về những ký ức xa xưa. Hoa mận như một sợi dây dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung về quê hương. Họ nhớ về những hình ảnh thân thương của cha mẹ, người già bản đang tất bật với công việc hàng ngày. Họ nhớ về tiếng cười đùa vui vẻ, háo hức của lũ trẻ trong bản làng. Tất cả những điều đó tạo nên một bức tranh quê hương bình dị mà đẹp đẽ, khiến họ luôn nhớ nhung và hướng về.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Thông qua bài viết này, VUIHOC đã trình bày cho các em chi tiết phần soạn bài mùa hoa mận sách ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều. Rất mong rằng phần soạn bài này sẽ giúp ích cho các em hiểu được sâu hơn những ý chính cũng như học hỏi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để có thể trau dồi thêm thật nhiều kiến thức từ những môn học khác, các em hãy mau chóng nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990