img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Tác giả Hoàng Uyên 14:38 30/11/2023 7,079 Tag Lớp 11

“Ngôi nhà tranh Phan Bội Châu ở Bến Ngự” là câu chuyện lịch sử kể về một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam - cụ Phan Bội Châu. Để hiểu hơn về hình ảnh “Ông Già Bến Ngự”, VUIHOC đem đến cho các em chi tiết phần soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, sách ngữ văn 11 chân trời sáng tạo.

Soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự: Trước khi đọc 

1.1 Tác giả Nguyễn Vỹ 

Nguyễn Vỹ (1912-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Một số bút hiệu khác của ông có thể kể đến như: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.

Ông là tác giả hai bài thơ: “Gởi Trương Tửu” và “Sương rơi”, từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời. Ngoài ra, ông còn có những tập sách biên khảo có giá trị như Văn thi sĩ tiền chiến, Tuấn-chàng trai nước Việt…Tuy nhiên, tài năng và giá trị mà các tác phẩm của ông để lại vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong giới văn học.

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo 

1.2 Đoạn trích ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

a. Xuất xứ

Đoạn trích ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu được trích từ tác phẩm “Tuấn - chàng trai nước Việt” viết năm 1970 của tác giả Nguyễn Vỹ.

“Tuấn - chàng trai nước Việt” là một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn gồm 45 chương ghi lại những chứng tích thời đại trong khoảng 45 năm đầu thế kỷ 20.

b. Bố cục

Văn bản được chia làm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “trở thành người Quốc Gia”: kể về Cuộc gặp gỡ với cụ Phan Bội Châu.

+ Phần 2: Từ "Sau một lúc nói chuyện" đến hết: khắc họa Hình ảnh về cụ Phan Bội Châu.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung:

“Ngôi nhà tranh  Phan Bội Châu ở Bến Ngự” là câu chuyện lịch sử kể về một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam - cụ Phan Bội Châu. Đoạn trích này giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình ảnh và tầm quan trọng của cụ Phan Bội Châu đối với nhân dân Việt Nam. Hơn thế, văn bản cũng thể hiện rõ sự nỗ lực của cụ Phan Bội Châu trong việc giáo dục, truyền đạt tinh thần chiến đấu tranh cho thế hệ sau.

- Giá trị nghệ thuật:

Thông qua đoạn trích này, ta thấy được bút pháp hiện thực rất sắc sảo của tác giả. Ông đã ghi chép lại những sự thật trong đời thực một cách vô cùng chân thực. Điều này giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh và chân thực về hiện trạng xã hội đương thời.

1.3 Chia sẻ những điều bạn biết về cụ Phan Bội Châu, người được mệnh danh là "Ông Già Bến Ngự"

Phan Bội Châu (1867-1940) là một danh sĩ, nhà văn, nhà giáo dục và một nhà cách mạng nổi tiếng ở Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp đô hộ. Ông cũng là một trong những nhà yêu nước đã khởi xướng phong trào Đông Du.

Cụ Phan Bội Châu được mọi người kính trọng và gọi bằng biệt danh thân thương “Ông Già Bến Ngự” là bởi ông đã có một cuộc đời tràn ngập những trăn trở suy tư. Cuộc đời ông trải qua nhiều khó khăn. Ông từng bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suốt đời không được dự thi), nhưng về sau nhờ được các quan quý mến tài năng nên xin vua Thành Thái xóa án. Vì những hoạt động cách mạng chống phá thực dân Pháp mà năm 1913, ông bị bắt giam tại nhà tù Quảng Đông và mãi cho đến 1917 mới được giải thoát. Dù vậy, ông vẫn luôn cố gắng, luôn phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng và độc lập tự do của Việt Nam. Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và giam lỏng tại Bến Ngự - Huế. Ông đã sống nốt quãng thời gian 15 năm cuối đời tại đây, và vì vậy ông được nhân dân trìu mến đặt cho biệt danh “Ông Già Bến Ngự”.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

2. Soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự: Đọc văn bản

2.1 Chú ý các chi tiết miêu tả ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu và tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà. 

Ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu được miêu tả thông qua các chi tiết:

  • “Chiếc cổng dựng ngay … và luôn luôn mở rộng”

  • “một chiếc cổng sơ sài … một dòng chữ đen: Nhà đọc sách Phan Bội Châu.”

  • “qua một sân hẹp … Nhà có ba gian rộng rãi, để trống.”

  • “cảnh nhà thanh vắng, không một tiếng động.”

Tâm trạng của hai chàng học sinh Tuấn, Quỳnh lúc mới bước vào ngôi nhà được thể hiện qua các chi tiết:

  • “Không do dự … đi rón rén, giữ lễ phép”

  • “Tuấn hỏi hộp … trông thấy cụ Phan”

2.2 Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào so với những gì bạn từng hình dung về cụ trước khi đọc văn bản?

Qua lời kể của Tuấn, hình ảnh cụ Phan Bội Châu hiện lên:

  • “Tuấn được chiêm ngưỡng … vòm trán cao vút tận đỉnh đầu.”

  • “Cụ bước đi thư thả … lấp dưới tà áo nâu dài.”

  • “Cụ mặc quần trắng … mang đôi dép da.”

  • “Trông cụ không khác nào …  ở dưới bóng cây.”

  • “Cụ cười rất tự nhiên, …chỉ gian nhà giữa: Mời hai cậu vào.”

Qua lời kể của cậu học trò Tuấn, hình ảnh cụ Phan Bội Châu hiện lên là một người hiền tài với phong thái ung dung nhã nhặn, lịch sự từ tốn. Không những vậy, cụ còn toát  lên một vẻ đẹp lão phúc hậu mà Tuấn phải nhận xét là “không khác nào một vị tuên lão da mặt hồng hào”.

Hình tượng cụ Phan Bội Châu qua miêu tả của Tuấn giống với những gì em mường tượng về ngoại hình, phong thái của cụ. Tuy Nhiên, có một số chi tiết về tính cách của cụ hơi khác với suy nghĩ của em. Cụ Phan Bội Châu mà em thương hình dung là một người với tính cách nghiêm khắc lạnh lùng và có phần bộc trực. Bởi lẽ thông qua sách báo, em được biết cụ Phan Bội Châu là người chủ trương cứu nước bằng bạo lực vũ trang. Tuy nhiên, qua lời kể của Tuấn, cụ lại là một người vô cùng lịch sự nhã nhặn, vô cùng từ tốn nhưng vẫn toát lên sự tôn nghiêm tôn kính.

2.3 Vì sao Tuấn "hoàn toàn thỏa mãn" trong ngày đầu tiên đến Huế?

Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu đến Huế vì đã được gặp và hầu chuyện cụ Phan Bội Châu. Tuấn là một người học trò, và như bao cậu học trò khác thời vấy giờ, Tuấn rất ngưỡng mộ cụ Phan Bội Châu. Tuấn đã luôn noi gương, nể phục, kính trọng và dành tình cảm đặc biệt yêu quý đối với cụ Phan Bội Châu. Vậy nên khi may mắn đươc chiêm ngưỡng dung nhan của cụ, được vinh dự hầu chuyện cùng cụ trên ba tiếng đồng hồ, được cụ hỏi han khuyên bảo, được cụ cho cuốn sách quý, Tuấn cảm thấy vô cùng thích thú và mãn nguyện và thốt lên cảm nghĩ “hoàn toàn thỏa mãn”.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Soạn bài ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 83 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Hai cậu học trò là Tuấn và Quỳnh bởi lòng kính mến và tò mò đã cùng nhau đến thăm nhà “Ông Già Bến Ngự” - cụ Phan Bội Châu khi lần đầu đặt chân đến Huế. Cụ Phan Bội Châu là người được nhận rất nhiều sự kính trọng và yêu mến. Đặc biệt, Tuấn rất ngưỡng mộ những bài học và sách vở do cụ Phan chỉ dạy. Vậy nên, dù biết rằng sẽ có mật thám theo dõi, nhưng Tuấn vẫn rất rất muốn đến gặp cụ Phan Bội Châu. Căn nhà của cụ Phan là một căn nhà tranh ba gian, đơn xơ và giản dị hệt như phong cách sống của cụ. Xung quanh ngôi nhà có rất nhiều cây cối và lúc nào cũng mở cửa để có thể thoải mái đón tiếp bà con tới thăm. Dù vậy, căn nhà vẫn rất bình yên và tĩnh lặng, toát lên một vẻ trang nghiêm. Chính bởi vẻ tĩnh lặng và trang nghiêm này mà Tuấn đến thì không dám vào trong mà chỉ dám ngó vào trong, “đứng yên trên thềm, đợi xem có ai ra thì xin yết kiến cụ”. Khi gặp cụ Phan Bội Châu, Tuấn trở nên căng thẳng bởi sau bao lâu chờ đợi, cuối cùng đã được gặp người mà mình ngưỡng mộ từ lâu. “Ông Già Bến Ngự” xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị, hệt như một vị tiên ông: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”. Cụ hỏi han về Tuấn và Quỳnh một cách thoải mái và ân cần. Sau đó, cụ còn truyền đạt chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn và Quỳnh về cuộc sống, về lòng yêu nước và đặc biệt là lòng yêu thương nhân dân. Cuộc trò chuyện kết thúc khi mà cụ Phan Bội Châu tiếp tục bận rộn quay lại công việc bán gạo cho bà con cô bác đến mua. Hai cậu học trò Tuấn và Quỳnh khi ấy đã có thời gian để một lần nữa ngắm nhìn kỹ càng căn nhà tranh giản dị mà cụ Phan đang ở. Một căn nhà đơn sơ mộc mạc, một căn nhà ở nơi xóm nhỏ, xa xa là kinh thành Huế nhộn nhịp và các khu chợ đông đúc. Một ngôi nhà cách xa những khói bụi thành phố, cách xa ồn ào nhộn nhịp mà chỉ có sự giản dị và tình yêu nước thương dân của con người nơi đây. Cả cuộc đời cụ Phan Bội Châu sống với nước với dân, thanh bạch và chí dũng. Chính vì thế không chỉ riêng Tuấn, mà các thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đều vô cùng ngưỡng mộ “Ông Già Bến Ngự” và luôn tuân theo những lời chỉ dạy của cụ.

3.2 Câu 2 trang 83 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Theo em, câu chuyện về cụ Phan Bội Châu có một ý nghĩa quan trọng. Tác giả dẫn dắt câu chuyện bằng việc cho hai nhân vật Tuần và Quinn đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu, tạo dựng những tình huống thú vị, mới lạ nhằm truyền tải “chứng tích thời đại” đến với người đọc. (Ông Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh ở Bến Ngự). Câu chuyện này giúp người đọc tìm hiểu về lịch sử và xã hội mà không thấy nhàm chán. 

Đồng thời, những câu chuyện có nội dung ngắn gọn, súc tích cùng ngôn ngữ quen thuộc đời thường thu hút sự chú ý của  độc giả trẻ,  từ đó củng cố giá trị của tác phẩm như một nơi để suy ngẫm tự sự. lịch sử của dân tộc ta.

3.3 Câu 3 trang 83 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Sự việc, chi tiết Thành phần xác định (không được hư cấu) Thành phần không xác định (có thể hư cấu) 

Sự kiện Tuấn, Quỳnh cùng mọi người gây ra cuộc bãi khóa ở Quy Nhơn và bị đuổi

 x   
     Cụ Phan Bội Châu đứng bán vài lon gạo cho các chị nhà nghèo      x
 Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu “Tim đập mạnh”, “trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào”     x

Cụ Phan Bội Châu soạn sách với nhan đề Nam Quốc Dân tu trí và Nữ Quốc Dân tu trí

 x  
 Cụ sống cuộc đời thanh bạch và nhàn hạ, chỉ giao du với các bạn đồng chí già, cũng rất mến bạn trẻ, lao động, trí thức, sinh viên, học sinh ở Huế và khắp Bắc Trung Nam   x  

 3.4 câu 4 trang 83 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

- Khi kết hợp hai yếu tố này thì sức thuyết phục của văn bản sẽ tăng lên. Những thông tin thực tế trong văn bản giúp người đọc cảm nhận được độ tin cậy và tính thuyết phục của tác giả, giúp họ dễ dàng hòa mình vào câu chuyện và cảm nhận được những cảm xúc sâu sắc hơn. 

 - Kết hợp phi hư cấu và hư cấu giúp  tác giả có nhiều lựa chọn hơn khi viết. Việc sử dụng thông tin thực tế và hiện thực trong câu chuyện hư cấu làm cho câu chuyện trở nên đa dạng và phong phú hơn, cho phép tác giả  tạo ra nhiều tình huống, cảnh quan sinh động trước mắt người đọc. 

- Bằng cách kết hợp hai yếu tố này, thông điệp của tác giả có thể được truyền tải một cách hiệu quả hơn. Việc kết hợp  thông tin thực tế và tưởng tượng cho phép tác giả  truyền tải thông điệp của mình một cách rõ ràng và tinh tế hơn, giúp người đọc hiểu sâu hơn về ý nghĩa và mục đích của tác giả trong câu chuyện. viết quảng cáo.

3.5 Câu 5 trang 84 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Cụ Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả thông qua ngôi kể thứ ba và dưới góc nhìn của nhân vật Tuấn.

Ưu điểm của ngôi kể thứ ba và góc nhìn của nhân vật Tuấn trong cách miêu tả nhà của cụ Phan Bội Châu:

  • Cho phép người viết mô tả những tình huống hành động và suy nghĩ của nhân vật một cách khách quan hơn.

  • Tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa độc giả và nhân vật. Người đọc do đó sẽ cảm thấy như đang sống trong thế giới của nhân vật và trải nghiệm những cảm xúc của họ một cách tốt hơn.

3.6 Câu 6 trang 84 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh ở Bến Ngự có thể được miêu tả trong văn bản là “chứng cứ đầu thế kỷ 20” vì:

- Đầu thế kỷ XX là thời kỳ hết sức đặc biệt và quan trọng trong lịch sử Việt Nam với nhiều sự kiện lớn như Khởi nghĩa Yên Bái, Khởi nghĩa Duy Tân, Khởi nghĩa Tháng Tư, v.v. Phan Bội Châu là một trong những nhân vật quan trọng và có sức ảnh hưởng nhất trong thời kỳ này. Ông là một trong những nhà cách mạng tiên phong của Việt Nam, người tiên phong nâng cao ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc, lãnh đạo phong trào Đông Du. 

- Nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự cũng là một trong những di sản văn hóa lịch sử của Việt Nam thế kỷ 20. Những ngôi nhà tranh được xây dựng và thiết kế một cách độc đáo. Nó phản ánh tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu và trở thành  biểu tượng cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam. Việc miêu tả  Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của ông trong văn bản không chỉ thể hiện sự quan tâm đến lịch sử, văn hóa  Việt Nam mà còn  ghi nhận phần nào ký ức về một thời kỳ đầy biến động và quan trọng của lịch sử Việt Nam, cũng là điều cần bảo tồn.

3.7 Câu 7 trang 84 SGK văn 11/2 chân trời sáng tạo

Truyện ký là thể loại truyện được viết ở ngôi kể thứ nhất. Truyện được kể lại theo trải nghiệm và trí nhớ của tác giả về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Do đó, khi đọc văn bản thuộc thể loại truyện ký ta cần chú ý một số đặc điểm sau:

  • Chú ý thời gian và địa điểm câu chuyện diễn ra. Thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện trong truyện có ảnh hưởng lớn tới cảm nhận, quan điểm và trải nghiệm của tác giả. Do đó, những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới cách kể chuyện của tác giả và quan điểm mà tác giả thể hiện trong tác phẩm.

  • Chú ý các sự kiện đặc biệt trong văn bản. Những sự kiện này có thể là những trải nghiệm của chính bản thân tác giả, do đó ảnh hưởng sâu sắc tới tâm trạng cách kể khi viết truyện.

  • Tuyến nhân vật. Các nhân vật chính và phụ đều có một sự tương tác để qua đó làm nổi bật vấn đề mà tác giả đề cập. Do đó, cần chú ý đến sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về tác phẩm. 

  • Lưu ý đến ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. Văn bản có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, nhưng cũng có thể sử dụng ngôn từ ước lệ, mang tính nghệ thuật cao. Việc nắm bắt các ngôn từ sử dụng trong văn bản sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

  • Cần chú ý những hình tượng và các miêu tả của tác giả để hình dung một cách rõ nét nhất về cảnh vật, con người và các yếu tố xung quanh trong tác phẩm.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu sách chân trời sáng tạo 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990