img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thần trụ trời sách chân trời sáng tạo và cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 15:18 23/01/2024 12,255 Tag Lớp 10

Truyện thần thoại Thần trụ trời là một trong những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi. Truyện kể về sự tích tạo lập vũ trụ, hình thành nên trời đất, núi non, sông biển. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Thần trụ trời sách chân trời sáng tạo và cánh diều qua bài viết dưới đây.

Soạn bài Thần trụ trời sách chân trời sáng tạo và cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thần trụ trời sách văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo

1.1 Trước khi đọc:

“Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy?” 

Trả lời:

Ví dụ một số thần thoại như:

- Nước ngoài: 

  • Nữ Oa vá trời: Đây là thần thoại Trung Quốc, cốt truyện kể về bà Nữ Oa một mình đội đá vá trời để cứu loài người.

- Việt Nam: 

  • Truyện “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng”: là một truyện thần thoại của Việt Nam, truyện giải thích đặc điểm của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng một vài hiện tượng tự nhiên khác theo quan niệm dân gian.

  • Truyện “Sự tích cây lúa”: Đưa ra sự lý giải về nguồn gốc của cây lúa ở dưới góc nhìn dân gian.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 

1.2 Đọc văn bản

Câu 1:  Bạn có hình dung như thế nào về vị thần trụ trời?

Vị thần trụ trời hiện lên với:

Trả lời:

- Ngoại hình: Vóc dáng khổng lồ cùng đôi chân dài không kể xiết.

- Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, vừa đào đất, vừa đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

=> Thần Trụ Trời có ngoại hình cùng hành động phi thường.

Câu 2: Trời với đất thay đổi thế nào sau khi có thêm cột chống trời?

Trả lời:

Sau khi có thêm cột chống trời, trời đất sẽ tách trời đất phân đôi, tách riêng ra, đất phẳng như cái mâm vuông, còn trời tròn như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau được gọi là chân trời.

Câu 3: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?

Trả lời:

Cách kết thúc truyện quả là một cách kết thúc đầy thú vị khi tác giả dân gian đưa vào trong bài một câu hát dân gian được lưu truyền từ xa xưa. Từ đó mà độc giả có thể nhớ và hiểu được về thần trụ trời một cách dễ dàng hơn, cũng như những vị thần khác như  thần Sao, thần sông, thần Biển. Đó cũng chính là một cách để lưu giữ và tuyên truyền một nét văn hóa dân gian đẹp của dân tộc Việt Nam.

1.3 Sau khi đọc 

Câu 1 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện.

Trả lời:

Các yếu tố về không gian:

- Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo

- Trời giống như một tấm màn rộng mênh mông, mây xanh thì mù mịt

- Trời đất phân đôi, đất thì phăng như cái mâm vuông, còn trời trùm lên như cái bát úp

- Trời đã cao và khô, còn mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà chỗ lồi, chỗ lõm.

Các yếu tổ về thời gian: Thời gian không cụ thể, chỉ biết thuở ấy chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật hay loài người.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Câu 2 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại?

Trả lời:

Những dấu hiệu giúp nhận ra Thần Trụ Trời chính là một truyện thần thoại:

Nhân vật chính của truyện: Thần Trụ Trời

Có không gian vũ trụ: “Chưa có thế gian, chưa có muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo”; 

Thời gian: Lại không được xác định cụ thể.

Cốt truyện: Xoay quanh việc thần Trụ Trời đã tạo ra trời và đất.

Câu 3 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời. Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này.

Trả lời:

- Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời: Một ngày, thần Trụ Trời bỗng đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, đào đất và đập đá để đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời. Hễ cái cột được đắp cao lên chừng nào, thì bầu trời như một tấm màn rộng mênh mông được nâng cao dần lên chừng ấy. Thần Trụ Trời hì hục vừa đào vừa đắp, chẳng bao lâu, cây cột cứ cao lên dần và đẩy vòm trời lên phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời và đất mới phân đôi. Đến khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi rồi lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi đã tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất thì tung tóe khắp nơi tạo thành gò, đống và dải đồi cao. Chỗ thần đào đất và đắp cột đã tạo thành biển rộng.

- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần Trụ Trời: đây là nhân vật có sức mạnh phi thường và có công tạo ra trời và đất.

Câu 4 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời.

Trả lời:

Truyện thần Trụ Trời kể về quá trình thần Trụ Trời tạo ra trời và đất cùng các sự vật khác. Cách lý giải dưới góc độ văn học dân gian mang đầy tính sáng tạo. Bên cạnh đó, truyện còn đề cao được những giá trị truyền thống cao đẹp.

Câu 5 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian. Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao?

Trả lời:

- Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian: cách giải thích được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng, cũng như là cái nhìn trực quan, chưa có đầy đủ chứng cứ xác thực.

- Ngày nay cách giải thích ấy không còn phù hợp. Bởi với sự phát triển của khoa học, con người đã có thể lý giải được quá trình tạo lập thế giới theo một cách khoa học, chính xác.

Câu 6 trang 14 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ Trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.

Trả lời:

- Truyện Thần Trụ Trời đã gợi cho em nhớ đến truyền thuyết của người Việt Nam: Bánh chưng bánh giầy.

- Tóm tắt: Hùng Vương thứ 6 muốn truyền ngôi lại cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện như sau: “Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho”. Trong khi các hoàng tử thi nhau chuẩn bị mọi của ngon vật lạ để đem lên dâng vua, thì riêng Lang Liêu chỉ quen với việc “chăm lo đồng áng, trồng khoai trồng lúa” nên chàng không biết phải chuẩn bị lễ vật gì. Một đêm nọ, Lang Liêu bỗng nằm mơ được thần báo mộng: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo”. Chàng bèn lấy gạo nếp, thứ gạo vốn quen thuộc và làm ra hai loại bánh hình vuông hình tròn để dâng lên vua cha. Chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho Trời được đặt tên là bánh chưng, còn chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho Đất được đặt tên là bánh giầy. Vua Hùng rất vừa ý và đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy chính là hai món ăn không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta.

- Điểm tương đồng của 2 tác phẩm:

  • Cả hai tác phẩm đều được xây dựng dựa trên yếu tố tưởng tượng, kì ảo.

  • Có sự xuất hiện của thần linh.

  • Có biểu tượng hình vuông là đất, hình tròn là trời.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng. 

 

2. Soạn bài Thần trụ trời sách văn 10 tập 1 cánh diều

1.1 Chuẩn bị

Trả lời:

- Trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc, thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất. Đó là những truyện có nội dung được xây dựng dựa trên yếu tố hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, hãy những nhân vật sáng tạo ra thế giới,... từ đó phản ánh nhận thức, các lý giải của con người của thời nguyên thủy về các hiện tượng tự nhiên và xã hội.

- Thần thoại Việt Nam là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, hay các nhân vật sáng tạo văn hóa, từ đó phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.

- Một số truyện thần thoại Việt Nam đã từng đọc: Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, ...

1.2 Đọc hiểu 

Câu 1: Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện.

Trả lời:

Bối cảnh khi mà thần xuất hiện: Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật lẫn loài người; Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo.

Câu 2: Thần đã làm những gì?

Trả lời:

- Thần Trụ Trời dùng đầu đội trời lên; đào đất, đá để đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Thần một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao lên chót vót, càng đẩy trời lên mãi. Từ đó, trời đất đã phân ra làm hai.

- Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi rồi lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi đã tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, còn đống đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ mà thần đào đất đắp cột tạo thành biển cả.

Câu 3: Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào?

Trả lời:

Mục đích giải thích của người kể được thể hiện ở những chi tiết: Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi rồi lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi một hòn đá văng đi đã tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, đống đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào đất đắp cột thì  tạo thành biển cả.

⇒ Mục đích giải thích sự hình thành của các sự vật trong tự nhiên.

1.3 Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 27 SGK Văn 10/1 Cánh diều: Nêu các sự kiện chính của truyện? Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của Thần Trụ Trời?

Trả lời:

  • Các sự kiện chính của truyện thần Trụ Trời:

- Thần Trụ Trời dùng đầu đội trời lên; đào đất, đá để đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Thần một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao lên chót vót, càng đẩy trời lên mãi. Từ đó, trời đất đã phân ra làm hai.

- Khi trời cao và đã khô, thần phá cột đi rồi lấy đất đá ném lung tung khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi đã tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, còn đống đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên. Chỗ mà thần đào đất đắp cột tạo thành biển cả.

  • Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của Thần Trụ Trời: Thần phá cột đi rồi lấy đất đá ném lung tung khắp nơi.

Câu 2 trang 27 SGK Văn 10/1 Cánh diều: Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này.

Trả lời:

Một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản như:

- Ông thần với thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước tưởng như từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

- Dùng đầu đội trời lên rồi đào đất, đá để đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.

- Mỗi hòn đá văng đi đã tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo, còn đất tung tóe khắp nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên.

- Thần làm sao, thần tát biển, thần đào sông,…

Câu 3 trang 27 SGK Văn 10/1 Cánh diều: Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...?

Trả lời:

- Truyện Thần Trụ Trời giải thích hiện tượng về: nguồn gốc của trời và đất, cũng như các sự vật, hiện tượng của tự nhiên như núi, biển, sao…

- Điểm giống và khác của cách giải thích ấy so với các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm:

  • Giống: Đều sử dụng các chi tiết, yếu tố kì ảo.

  • Khác: Trong thần thoại chủ yếu là giải thích về các hiện tượng tự nhiên và quá trình tạo lập thế giới; Còn trong truyền thuyết (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm) sẽ giải thích về phong tục tập quán, kể về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Câu 4 trang 27 SGK Văn 10/1 Cánh diều: Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ trời theo hình dung, tưởng tượng của em.

Trả lời:

Thần trụ trời chính là một vị thần có công khai phá trời đất. Với thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể. Bước một bước tưởng như từ đỉnh núi này đến đỉnh núi kia. Khuôn mặt thì cương nghị với đôi mắt sáng rực.

Câu 5 trang 27 SGK Văn 10/1 Cánh diều: Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có ông thần nào khác nữa? Tên ông thần ấy là gì?

Trả lời:

Theo em, ở trong phần kết, truyện đã nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật và hiện tượng tự nhiên, đó là Thần sông,Thần nông, thần đào sông, Thần sấm… 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thần trụ trời sách chân trời sáng tạo và cánh diều. Truyện thần thoại Thần trụ trời là một tác phẩm văn học dân gian Việt Nam tiêu biểu, mang đậm tính chất hoang đường, kì ảo nhưng cũng giàu ý nghĩa nhân văn. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng 

Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây 

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990