img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Tác giả Hoàng Uyên 15:01 31/01/2024 4,085 Tag Lớp 10

Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam không chỉ giải đáp những câu hỏi mà sách giáo khoa đưa ra mà còn bổ sung thêm nhiều thông tin về thủ đô Hà Nội của đất nước ta.

Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam: Chuẩn bị

Nguồn gốc những tên xuất hiện trong bài viết:

- Thăng Long theo nghĩa Hán Việt nghĩa là Rồng bay lên. Thăng Long là Kinh đô lâu đời nhất của lịch sử nước Việt Nam ta. Mảnh đất này được lựa chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt ta từ năm 1010 khi đang thuộc triều đại nhà Lý. Từ khi hình thành đến nay, Thăng Long đã có rất nhiều cái tên chính thống và cả không chính thống như Long Đỗ, Đại La, Đông Đô, Đông Kinh, Hà Nội, Tràng An, Bắc Thành,...

- Đông Đô: Theo cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã có phần chú thích rằng khi đó Thăng Long được gọi dưới tên Đông Đô còn Thanh Hóa là Tây Đô.

- Hà Nội: Theo Sử ký của Tư Mã Thiên đã đi kèm với lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. '

>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 10 Cánh diều 

2. Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam: Đọc hiểu

2.1  Văn hoá Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố nào?

Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố:

  • Số lượng tác phẩm văn học dân gian phong phú. Đa dạng thể loại như ca dao, tục ngữ, múa rối, chèo, cải lương, dân ca, truyện cổ tích,..Là sự kết hợp giữa văn hóa phía Đông, Nam, Đoài, Bắc với những thứ truyền thống của vùng non nước nơi thủ đô.

  • Các lễ hội truyền thống diễn ra liên tục, thể hiện được văn hóa, tôn giáo lâu đời.

  • Văn hóa dân gian dân dã truyền thống không những không tách rời mà còn hòa quyện kết hợp với sự sang trọng của văn hóa cung đình. Sự sang trọng đó đã ăn sâu vào trong gốc rễ ở nơi thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến.

2.2 Điều gì đã tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội?

Có nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên nếp sống thanh lịch của người Hà Nội:

  • Là nơi tinh hoa tứ phương tụ hội, là nơi sinh sống của những con người tài ba, thông minh. Bởi lẽ đó mà Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều người lao động giỏi, những người thợ lành ngờ, những bậc thầy của mọi lĩnh vực. 

  • Là nơi mức sống con người khá cao so với các khu vực khác, chính vì vậy những món người Hà Nội ăn, những đồ người Hà Nội dùng thường có phần đắt đỏ hơn, tốt hơn. Chính vì nhu cầu đặc biệt như vậy nên những đặc sản tứ phía đổ về góp phần nâng cao sự sành ăn, sành mặc của con người Thủ đô.

  • Là nơi thuận lợi cho dòng chảy thông tin, cập nhập văn hóa. Nên người Hà Nội sẽ có đủ điều kiện tiếp thu văn hóa trong và ngoài nước.

=> Với những lợi thế như vậy nên con người Hà Nội đã tạo ra được một nếp sống thanh lịch. Phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần, cởi mở xa hoa nhưng không hề lố bịch.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3. Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Nhan đề của văn bản giúp người viết nêu bật được thông tin chính nào? Em hiểu như thế nào là “hằng số văn hóa”?

- Chỉ qua nhan đề của văn bản, người đọc đã có thể biết được thông tin chính: Văn hóa Hà Nội luôn là một “hằng số tuyệt vời” của văn hóa Việt Nam.

- Có thể hiểu “Hằng số văn hóa” là những yếu tố khách quan thuộc về địa lý và văn hóa đã tạo ra một nền tảng vững vàng cho văn hóa mỗi dân tộc. Đó là những điều đã có từ khi dân tộc tông tại và cơ bản không bị thay đổi theo thời gian, dù là trong lịch sử hay tương lai. 

3.2 Câu 2 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Đề tài của văn bản trên là gì? Em dựa vào đâu để xác định điều đó?

- Đề tài của văn bản trên là về văn hóa Việt Nam - cụ thể hơn là văn hóa của thủ đô Hà Nội.

- Có thể dựa vào những dấu hiệu sau để xác định điều đó:

  • Qua chính nhan đề của văn bản

  • Qua các thông tin, chi tiết có trong văn bản

3.3 Câu 3 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Trong từng phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua những phương diện nào?

Trong cả hai phần, thông tin chính của văn bản đã được làm rõ qua phương diện nội dung và hình thức:

- Phần 1: Nói lên sự hình thành văn hóa của Hà Nội

  • Phương diện nội dung: Qua dòng chảy thời gian của các truyền đại lịch sử đã hình thành nên văn hóa Hà Nội. Thêm vào đó là các yếu tố tạo thành văn hóa Hà Nội như sự kết hợp của yếu tố Văn hóa dân gian cùng với văn hóa cung đình.

  • Phương diện hình thức: Có thêm sự xuất hiện của dấu ngoặc đơn dùng để ghi các chú giải và các số chú thích để giải thích ý nghĩa của từng từ.

- Phần 2: Nếp sống thanh lịch được hình thành của người con Hà Nội

  • Phương diện nội dung: Những yếu tố giúp người Hà Nội có được nếp sống thanh lịch. Đó là sự tổng hợp của những người lao động giỏi, những nhu cầu cao trong cuộc sống, sự giao lưu văn hóa nghệ thuật và đặc sản vùng miền tụ hội đã khiến người Hà Nội trở nên sành ăn sành mặc.

  • Phương diện hình thức: Để giúp người đọc dễ dàng xác định được vị trí và mối quan hệ của các thông tin tác giả đã dùng chữ in nghiêng và dấu ngoặc đơn khi viết chú giải.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3.4 Câu 4 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực nào? Hãy chỉ ra biểu hiện cụ thể của các loại thông tin ấy?

Để giúp người đọc hiểu đặc điểm của văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tác giả đã huy động, kết nối thông tin từ những lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội, văn học,...

- Lĩnh vực lịch sử:

  • Từ triều đại Lý Trần đã đưa việc thờ cúng những người anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Phù Đổng vào văn hóa dân tộc.

  • Từ thời nhà Lý - Trần - Lê đã phổ biến các bộ môn thể thao, các lễ hội như hội đua thuyền, hội đấu vật,...

- Lĩnh vực địa lý: 

  • Hà Nội được nhận định là thủ đô theo mặt tự nhiên của khu vực lưu vực sông Hồng

  • Các vùng Đông, Nam, Hoài, Bắc đều tự sở hữu trữ lượng folklore lớn

- Văn hóa, xã hội: 

  • Hình thành mạng lưới sản xuất theo khu vực

  • Người Hà Nội được đánh giá tinh hoa hội tụ, linh khí tứ phương

3.5 Câu 5 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Theo em, văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với những phương thức nào? Hãy chỉ ra và phân tích mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó trong bài viết?

  • Văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam đã sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với phương thức tự sự và nghị luận.

  • Phương thức tự sự dùng để kể quá trình hình thành nền văn hóa của Thủ đô Hà Nội

  • Phương thức nghị luận: Dùng để đưa ra thông tin chứng minh cho nếp sống thanh lịch của con người Hà Nội.

  • Việc lồng ghép các yếu tố đó vào trong bài giúp tăng tính xác thực của bài viết, giúp bài viết có căn cứ rõ ràng hơn, thuyết phục người đọc hơn.

3.6 Câu 6 trang 97 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Văn bản đã đem đến cho em những kiến thức mới nào? Em thích nhất đặc điểm nào của văn hóa Hà Nội được nói tới trong bài? Hãy nêu lên một số nét đặc sắc của văn hóa vùng miền hoặc quê hương em?

- Văn bản đã giúp em có thêm thông tin kiến thức về sự hình thành của nếp sống thanh lịch của người Hà Nội.

- Đặc điểm mà em thích nhất của văn hóa Hà Nội chính là nếp sống thanh lịch mà không phô trương màu mè. Chính sự khác biệt từ trong cách ăn cách mặc đến trong tư duy đã khiến cho người Hà Nội đặc biệt. Ta có thể nhận ra người Hà Nội kể cả khi họ không chủ định xưng danh. 

- Một số nét đặc sắc ở quê hương Tây Bắc của em:

  • Văn hóa nông nghiệp: Là nơi địa hình đồi núi cao nên Tây Bắc nổi tiếng với ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp từ trên sườn núi đến dưới vực sâu.

  • Văn hóa ẩm thực: Khác với đồng bằng, những món ăn khu vực Tây Bắc thường đậm đà hơn và có rất nhiều đặc sản độc lạ chỉ nơi đây có như: gia vị chẩm chéo, cơm lam nấu ống tre, rượu sâu,...

  • Văn hóa trang phục: Trang phục truyền thống của người Tây Bắc rất đặc biệt và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam mà Vuihoc mang đến bên trên hy vọng đã giúp cho các em hiểu thêm về văn hóa của người Hà Nội và quá trình hình thành nếp văn hóa đó.  

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990