img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

Tác giả Hoàng Uyên 14:39 30/11/2023 11,164 Tag Lớp 11

Trong cuộc sống, luôn diễn ra việc thảo luận, tranh luận để đưa ra ý kiến xây dựng một hoặc nhiều vấn đề. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn cho các bạn soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống cùng với một số bài viết tham khảo, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống sách kết nối tri thức

Đề bài: Kỹ năng sống là gì, vì sao bạn cần phải rèn luyện kĩ năng sống?

1.1 Bài viết tham khảo 1

Kỹ năng sống được biết đến là những kỹ năng sinh tồn cơ bản để con người chúng  ta có thể tồn tại và phát triển thật tốt ở trong xã hội. Các kỹ năng được nói đến ở đây bao gồm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý về thời gian, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng đưa ra và giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng làm việc nhóm.

Việc mỗi cá nhân cần phải rèn luyện tốt những kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng vì nó cũng giúp cho chúng ta tự tin hơn nhiều ở trong cuộc sống, có khả năng đưa ra và giải quyết vấn đề đồng thời luyện cho các cá nhân có thể đối mặt được với nhiều thử thách một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, trang bị nhiều kỹ năng sống còn giúp chúng ta có thể tăng cường năng lực giao tiếp, trở nên tự tin hơn khi đối diện người khác, làm việc một cách có hiệu quả hơn và trở thành một cá nhân đáng tin cậy trong một tập thể hay cộng đồng.

Tuy vậy, rèn luyện kỹ năng sống là một hành trình vô cùng khó khăn, đòi hỏi có một sự kiên trì và nỗ lực rất lớn. Để có thể đạt được điều này, chúng ta cần phải xác định ra những mục tiêu cụ thể, tìm kiếm được nguồn học hỏi đúng đắn, phù hợp và áp dụng kiến thức vào trong cuộc sống hàng ngày. Trong trường học, việc thiết lập các chương trình giáo dục mới mẻ và đặc biệt nhằm có thể hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống là một gợi ý rất thiết thực. Để có thể phát triển kỹ năng sống một cách thành thục, chúng ta cần tập trung vào một số nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, việc tích lũy kiến thức phong phú và đa dạng là quan trọng. Chúng ta cần luôn giữ mắt mở, quan sát môi trường xung quanh và tự rút ra những bài học cũng như kinh nghiệm từ những tình huống đó. Không ngừng thử nghiệm những thách thức mới là chìa khóa để phát triển kỹ năng sống, và không sợ đối mặt với những khó khăn và gian khổ. Kỹ năng sống của mỗi người được hình thành qua quá trình trải nghiệm, và đồng thời, càng trải nghiệm nhiều, con người càng tích luỹ được nhiều kỹ năng sống hữu ích. Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn cả đó chính là việc lắng nghe những ý kiến của cộng đồng về những phương pháp rèn luyện kỹ năng sống mà họ đã áp dụng và đánh giá xem nó hiệu quả như thế nào. Thảo luận về cách áp dụng những kỹ năng này trong cuộc sống hàng ngày có thể tạo ra cơ hội để chia sẻ và học hỏi, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của mỗi người.Rèn luyện thêm về kỹ năng sống và tích lũy kiến thức đều quan trọng để vượt qua trở ngại cuộc sống. Hãy ý thức về sự hài hòa giữa chúng để mỗi người có thể dễ dàng đối mặt với những thách thức và trở ngại ở trong cuộc sống.

Trên đây chính là toàn bộ những quan điểm của cá nhân mình về đề tài kỹ năng sống là gì, vai trò của những kỹ năng sống cơ bản và giải thích được vì sao bạn cần phải rèn luyện thêm kỹ năng sống. Mong các bạn ở đây có sẽ có những đóng góp và nhận xét thêm cho bài nói của mình.

1.2 Bài viết tham khảo 2  

Trong bối cảnh cuộc sống con người ngày nay ngày càng phát triển, yêu cầu cơ bản đối với mỗi cá nhân cũng ngày càng nâng cao. Để tồn tại và thành công ở trong thế giới hiện đại, việc xây dựng vững vàng những kỹ năng sống cơ bản cho mình là hết sức quan trọng. Những kỹ năng này không chỉ giúp chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn và thách thức mà còn hỗ trợ trong việc đạt đến mục tiêu của bản thân. Điều này làm nổi bật ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng sống, đồng quan trọng như việc tích lũy kiến thức

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm kỹ năng sống là gì. Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì kỹ năng sống là những năng lực cần thiết mà mỗi con người cần nên sở hữu để có thể nâng hiệu quả giải quyết các thách thức ở trong cuộc sống và đạt được những kết quả tích cực. Nó không chỉ đơn thuần là khả năng giải quyết vấn đề mà còn bao gồm cả khả năng duy trì được một tâm trạng tích cực, tư duy minh mẫn, và ứng xử một cách linh hoạt và thích ứng tốt được với môi trường xã hội.

Bất cứ loài sinh vật nào trên đời cũng phải hình thành được những kỹ năng sống cơ bản cho riêng mình. Con thỏ cũng phải tự rèn luyện cho mình kỹ năng có thể chạy nhanh để có thể trốn thoát được sự truy đuổi của nhiều kẻ thù; con hổ cũng phải rèn luyện cho mình những kỹ năng từ cơ bản nhất để có thể bắt được mồi;… nếu những loài sinh vật này không có những kỹ năng ấy thì tất yếu chúng sẽ bị tiêu diệt theo những quy luật của sinh học. Con người cũng không nằm ngoài lề của vòng sinh tồn khắc nghiệt ấy. Nếu không có được những kỹ năng sống cơ bản nhất của con người cũng sẽ bị xã hội loại trừ. Nếu mỗi người chỉ biết đến học tập, tiếp thu những tri thức mà quên mất đi việc phải rèn luyện những kĩ năng sống cơ bản thì cũng sẽ dần dần bị tụt lùi đi và dẫn đến bị xã hội đào thải.

Như chúng ta cũng đã biết về giữa việc rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức thì chúng có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau. Tích lũy kiến thức chính là quá trình mà chúng ta đi thu thập kiến thức ở trong môi trường nhà trường, đây chính là nền tảng cơ bản để có thể rèn luyện về kĩ năng sống; kĩ năng sống chính là quá trình mà chúng ta đưa những tri thức mà chúng ta đã tích lũy được sau thời gian học hỏi vào thực tiễn trong đời sống. Nếu chúng ta chỉ mải mê chìm đắm mãi ở trong sách vở, thì những kiến thức ở kia cũng mãi chỉ có thể tồn tại ở trên giấy, phải đưa chúng vào trong quá trình thực hành thì chúng mới có thể trở nên có ích. Bởi vậy cần phải rèn luyện được những kĩ năng sống sau quá trình học tập lại càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn nữa.

Tích lũy kiến thức chính là bước cơ bản đầu tiên trong hành trình phát triển cá nhân, giúp cho việc mở rộng vốn hiểu biết và là nền tảng để khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, chỉ tích lũy kiến thức là chưa đủ để tự tin bước vào tương lai. Đối mặt với thế giới hiện đại đang không ngừng biến đổi, chúng ta cần sự kết hợp giữa tri thức và kinh nghiệm thực tế. Xã hội đưa ra những thách thức mới, và con người cần phải vượt qua, chinh phục chúng. Tri thức từ sách vở chỉ là một phần, không đủ để giải quyết mọi tình huống đời sống. Trong mỗi vấn đề, có sự đa dạng và phức tạp, và một tri thức duy nhất không thể áp dụng cho tất cả các tình huống. Không chỉ cần kiến thức, chúng ta còn cần kỹ năng giải quyết vấn đề để đối mặt với những thách thức đa dạng trong cuộc sống hàng ngày. Các kỹ năng này giúp chúng ta thích nghi với môi trường thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Vì vậy, trong xã hội hiện đại, việc phát triển những kỹ năng sống cơ bản trở nên ngày càng quan trọng. Đó không chỉ là việc tích hợp kiến thức, mà còn là khả năng linh hoạt, sáng tạo trong việc giải quyết những thách thức đa dạng mà cuộc sống đặt ra. Những kỹ năng này không chỉ là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công cá nhân mà còn là yếu tố quyết định đến sự phồn thịnh và phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội đương đại.

Rèn luyện kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển, việc phát triển kỹ năng sống trở nên ngày càng quan trọng. Cuộc sống hiện đại đặt ra yêu cầu cao cho khả năng tự hoàn thiện bản thân và nâng cao giá trị cá nhân. Kỹ năng sống giúp con người linh hoạt đối mặt với những tình huống bất ngờ. Nó không chỉ mang lại sự bình tĩnh và tự tin mà còn giúp họ trở nên chủ động hơn trong mọi công việc. Những người có kỹ năng sống phát triển thường dễ dàng đạt được thành công hơn trong sự nghiệp và cuộc sống. Ngược lại, những người không rèn luyện được kỹ năng sống thường phải đối mặt với tình trạng rụt rè và nhút nhát. Họ sợ hãi và không tự tin trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Điều này làm tăng khả năng gặp khó khăn và giảm khả năng đạt được thành công trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, việc đầu tư vào việc rèn luyện kỹ năng sống không chỉ giúp con người tự hoàn thiện mình mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho sự thành công và hạnh phúc trong cuộc sống hiện đại.

Để phát triển thành thạo được các kỹ năng sống, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên, là việc tích lũy một vốn tri thức phong phú và đa dạng. Quan sát môi trường xung quanh và tự rút ra những bài học, kinh nghiệm là yếu tố quan trọng. Sẵn sàng thử nghiệm những điều mới, vượt qua khó khăn và gian khổ, vì kỹ năng sống của mỗi người hình thành từ quá trình này.

Một yếu tố quan trọng khác đó chính là trải nghiệm. Sống một cách thân thiện và hòa đồng với tất cả mọi người xung quanh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong môi trường học đường, việc có các khóa học trải nghiệm giúp học sinh xây dựng những kỹ năng sống từ khi còn nhỏ. Có nhiều kỹ năng cơ bản mà chúng ta cần phải phát triển. Kỹ năng sinh tồn, khả năng tự giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả, ứng xử linh hoạt với mọi người, khả năng cảm thông và bao dung - đây là những kỹ năng quan trọng giúp chúng ta tồn tại và thành công trong thế giới đương đại. Việc rèn luyện những kỹ năng này giúp chúng ta trở nên linh hoạt, sẵn sàng đối mặt với thách thức và góp phần vào sự phát triển cá nhân và xã hội. Trong cộng đồng của học sinh, bên cạnh những bạn có ý thức về việc cần phải rèn luyện cả kỹ năng sống và tích lũy kiến thức sách vở thì cũng có một số nhóm học sinh chỉ chú trọng tích lũy và tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức mà quên mất việc phát triển kỹ năng sống. Hành động này có thể đặt họ vào tình thế bất lợi khi bước vào cuộc sống, khi họ có thể gặp khó khăn và bỏ lỡ cơ hội quan trọng.

Việc rèn luyện kỹ năng sống và tích lũy kiến thức là hai quá trình cần được thực hiện đồng thời. Kết hợp cả hai yếu tố này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Mỗi người cần có ý thức đầy đủ về vấn đề này để có thể phân phối hài hòa giữa việc học kiến thức và phát triển kỹ năng sống. Điều này không chỉ giúp chúng ta trở thành những cá nhân đầy đủ và linh hoạt mà còn giúp chúng ta nắm bắt mọi cơ hội và định hình tương lai một cách tích cực.

Trên đây chính là toàn bộ những quan điểm của cá nhân mình về đề tài kỹ năng sống là gì, vai trò của những kỹ năng sống cơ bản và giải thích được vì sao bạn cần phải rèn luyện thêm kỹ năng sống. Mong các bạn ở đây có sẽ có những đóng góp và nhận xét thêm cho bài nói của mình.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

2. Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống sách kết nối tri thức

2 .1 Bài nói tham khảo 1

Kính chào quý thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh lớp.........trường......... 

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin, trẻ em đã được tiếp cận với nhiều sản phẩm công nghệ từ rất sớm bao gồm: tivi, Ipad, Smartphone, máy tính, ...  Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những em nhỏ đã sử dụng rất thành thạo iphone, ipad, ... ngoan ngoãn ngồi chơi cả tiếng đồng hồ mà không làm phiền đến bố mẹ. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm từ rất nhiều bậc phụ huynh: Công nghệ là gì? Phải chăng khi công nghệ càng phát triển thì con người lại càng lệ thuộc vào nó? Tương lai của con người sẽ đi về đâu khi công nghệ cứ tiếp tục phát triển? Hãy trao đổi với tôi để cùng tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc phía trên nhé!

Thứ nhất, chúng ta hãy cùng nhau trả lời: Công nghệ là gì?

Công nghệ là sự phát minh và thay đổi, việc sử dụng kiến thức về những công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp về hệ thống và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết được một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại để đạt một mục đích, hoặc thực hiện một chức năng cụ thể nào đó đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.

Thứ hai, phải chăng công nghệ ngày càng phát triển thì con người sẽ càng lệ thuộc vào nó?

Con người đang từng bước thay đổi công nghệ, nhưng công nghệ cũng dần làm thay đổi cuộc sống của con người, tuy nhiên không phải vì như thế mà con người càng ngày càng lệ thuộc vào nó. Sự thay đổi này sẽ có cả những mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực:

- Tích cực: Việc chúng ta biến đổi hoặc sử dụng công nghệ là một quy luật vô cùng tất yếu, bởi đến nay công nghệ đã hiện diện trên khắp các lĩnh vực của đời sống, nó đem tới cho chúng ta nhiều lợi ích không thể kể hết: tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc… Nó giúp cuộc sống của chúng ta trở nên hiện đại và tiện lợi hơn; nhờ vào những ứng dụng công nghệ mà chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm của các dịch vụ tiên tiến phát triển như y tế, giáo dục… có thể ngồi ở nhà cập nhật được tin tức ở khắp nơi trên thế giới, đặt mua hàng online bất cứ đâu và bất cứ lúc nào ta muốn…

 - Tiêu cực: Công nghệ làm cho con người ngày càng lệ thuộc và gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tinh thần lẫn những mối quan hệ. Lạm dụng công nghệ sẽ khiến cơ thể con người trở nên nặng nề và ì ạch dẫn đến nhiều bệnh về mắt và đốt sống; dùng quá nhiều đồ công nghệ khiến con người không còn ra bên ngoài để giao tiếp hay bồi dưỡng các mối quan hệ…

→ Mỗi chúng ta luôn phải chủ động, ý thức và có những định hướng cũng như mục đích rõ ràng trong việc sử dụng công nghệ.

Cuối cùng, Tương lai của con người sẽ như thế nào khi công nghệ tiếp tục phát triển?

- Ngày nay, khi công nghệ chưa phát triển một cách mạnh mẽ thì hầu hết chúng ta đều làm việc dưới hình thức thủ công, các ngành công nghiệp đều cần sử dụng tới lượng lớn nguồn nhân lực để có thể làm việc. Tuy nhiên, khi công nghệ đang ngày một phát triển mạnh mẽ lên một tầm cao mới thì cuộc sống của con người cũng có nhiều thay đổi, mọi thứ đều được công nghệ hoá đồng thời thay đổi cách thức thực hiện.

- Nếu nhìn nhận vào thực tế thì ngoài những lợi ích mà công nghệ đem lại thì nó cũng còn tồn đọng những mặt tiêu cực mà chúng ta chưa thể nhìn nhận rõ ràng. Với sự phát triển mạnh mẽ ngày nay thì công nghệ sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến mọi mặt trong tương lai.

+ Thay đổi cách thức giao tiếp giữa con người với con người: các thiết bị thông minh được ra đời để giúp cho việc giao tiếp của con người trở nên dễ dàng hơn, dẫn tới việc con người sẽ hạn chế việc tiếp xúc bên ngoài, không thể bồi dưỡng được các mối quan hệ.

+ Các thành phố thông minh cũng lần lượt ra đời: Cuộc sống của con người rồi sẽ được đáp ứng đầy đủ và tiện nghi hơn, nhưng đồng thời phạm vi của nó cũng đang dần bị thu nhỏ lại hơn.

+ Học tập và làm việc cùng những thiết bị thông minh: Học sinh không cần phải tới trường, chỉ cần ở nhà và nghe giảng cũng như thảo luận trực tiếp chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh…tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng khá lớn đến quá trình trưởng thành cũng như quá trình phát triển của trẻ, trẻ sẽ không được trải nghiệm, không được xây dựng các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với những người xung quanh…

+…

→ Sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ trong tương lai có thể đưa con người phát triển lên một tầm cao mới, con người sẽ được sống một cuộc sống hiện đại và tiện ích hơn. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà công nghệ đem lại cho chúng ta thì nó cũng còn tồn đọng những mặt tiêu cực. Chính vì thế, con người cần phải biết cân đối cũng như kìm hãm công nghệ đồng thời bản thân cũng cần phải cần nỗ lực và rèn luyện không ngừng để tất cả mọi thứ được cân bằng.

Cuối cùng, thông qua bài trao đổi này hy vọng rằng các bậc phụ huynh cũng như tất cả mọi người sẽ có cái nhìn tổng quan nhất trong việc cho con sử dụng các thiết bị công nghệ để từ đó đưa ra được sự lựa chọn phù hợp trong quá trình giáo dục cũng như quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm hồn của trẻ.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã tập trung lắng nghe. Tôi rất vinh hạnh nếu như được nghe chia sẻ từ thầy cô và các bạn về vấn đề mà mọi người quan tâm. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 8+ thi THPT Quốc Gia

2.2 Bài nói tham khảo 2

Chào cô và các bạn! Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận về một vấn đề ở trong đời sống thông qua phần trình bày của em.

Cuộc sống đang ngày càng hiện đại và phát triển, kéo theo là vô số vấn đề nảy sinh ra trong xã hội, trong đó, phải kể đến tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá của giới trẻ hiện nay.

Khái niệm thần tượng đang được sử dụng rộng rãi để chỉ những người có vẻ bề ngoài ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu hoặc ca sĩ, vận động viên… những người hay xuất hiện trước công chúng với một vẻ ngoài bóng bẩy và hào nhoáng. Nhiều người họ coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, thậm chí coi họ như lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ phong cách ăn mặc cho tới thói quen… Tình trạng tôn thờ thần tượng một cách thái quá chính là lúc chúng ta cảm thấy quá thích một người nào đó, luôn muốn được gặp họ, mua đồ theo họ, luôn tưởng tượng về sự hiện diện của họ ở xung quanh bởi họ xuất hiện rất nhiều trên truyền thông làm cho nhiều người bị mù quáng và lầm tưởng.

Nhiều người bị rơi vào tình trạng như thế, họ dần trở nên mù quáng và làm mất đi lý trí. Họ ảo tưởng rằng thần tượng sẽ yêu mình, thường xuyên chủ ý theo dõi, hơn thế còn bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì hoặc ăn gì. Thậm chí, có nhiều người vì quá yêu thích thần tượng của mình, ngay cả khi họ đang đi trên đường, nghe được một đoạn nhạc trong một bài hát quen thuộc mà mình biết, họ sẵn sàng dừng lại, nhảy và hát theo rồi bắt chước theo những hành động của thần tượng lúc thể hiện bài hát đó. Đặc biệt, nhiều người vì theo đuổi thần tượng của mình, họ sẵn sàng chi trả một khoản tiền rất lớn để mua được tất cả những album, hay những phụ kiện gắn với thần tượng của mình, rồi mua vé để tham gia những buổi concert biểu diễn của họ. Đó chắc hẳn là một khoản tiền không hề nhỏ. Một ví dụ điển hình có thể kể đến như một người tên là John Hinckley – người hâm mộ của nữ diễn viên Mỹ Jodie Foster đã đi ám sát Tổng thống Ronald Reagan chỉ vì để nữ diễn viên ấn tượng. Hay ở Trung Quốc, một người cha đã sẵn sàng tự tử với mong muốn rằng con gái mình được gặp gỡ thần tượng Lưu Đức Hoa. Hay hiện nay, việc thần tượng các nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) cũng đã vấp phải những sự chỉ trích từ báo đài vì nhiều bạn trẻ đã rơi vào tình trạng cuồng mà làm những hành động sai trái với đạo đức như dọa dẫm sẽ tự tử, tuyệt thực và gào khóc để đòi bố mẹ phải đáp ứng những nhu cầu theo đuổi thần tượng của bản thân. Đây thực sự là mặt trái mà giới thần tượng đã gián tiếp gây nên.

Hậu quả của tình trạng ấy là hết sức nghiêm trọng. Bởi đa số, những người đang theo đuổi thần tượng đều là những người còn trẻ, thậm chí là những bạn mới chỉ ở độ tuổi vị thành niên, bởi vậy họ không có cách nào khác ngoài việc xin tiền của bố mẹ để có thể đu idol của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng tới việc học tập của cá nhân đó mà nó còn gây ra sự phiền muộn đến bố mẹ của họ. Thậm chí, có những bạn trẻ do quá cuồng, họ lấy bản thân ra để đe dọa bố mẹ nhằm đạt được mong muốn và điều này thực sự quá tồi tệ. Có những bạn trẻ vì muốn gặp được thần tượng mà họ sẵn sàng chờ ngày, chờ đêm với mong muốn rồi sẽ gặp được thần tượng và điều đó cũng làm cho sức khỏe của họ bị ảnh hưởng và tâm lý cũng không được ổn định để chú tâm vào những việc khác. Không những thế, chính thần tượng của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tình trạng này. Nhiều người do họ quá cuồng thần tượng của mình, họ đã theo dõi thần tượng, thậm chí là đào bới sâu vào đời tư, khi phát hiện ra thần tượng của mình làm điều gì không đúng thì họ sẽ ngay lập tức quay lưng, ném đá và chửi bới trên mạng xã hội khiến cho danh tiếng của thần tượng đó bị hủy hoại.

Đây thực sự là một tình trạng không có ai mong muốn và chúng ta cần phải thực sự cảnh giác. Hãy tự đặt cho mình một giới hạn nhất định trước khi mọi chuyện trở nên quá tồi tệ. Bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất, xem họ ít đi, tiêu xài ít tiền hơn cho họ… như vậy là một cách rất tốt để bạn có thể kiềm chế được bản thân không trở nên cuồng thần tượng một cách thái quá.

Thần tượng một ai đó không phải là một việc xấu nhưng nó cũng chỉ tốt khi mà bạn biết điểm dừng cho chính mình. Hãy giữ đúng giá trị và thông suốt khái niệm về thần tượng và hâm mộ, hãy để nó trở về với đúng vị trí và giá trị của nó. Cần phải phê phán mạnh mẽ những hành động quá cuồng thần tượng làm ảnh hưởng xấu cho gia đình và xã hội. 

Phần trình bày của em tới đây là kết thúc, cảm ơn sự chú ý lắng nghe của cô cùng các bạn. 

3. Củng cố mở rộng trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức 

3.1 Câu 1 trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết được các yếu tố trữ tình trong ba văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, "Và tôi vẫn muốn mẹ." và “Cà Mau quê xứ”.

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ 3 tác phẩm truyện trên. 

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu để nhận biết được yếu tố trữ tình có trong ba văn bản nói trên là:

- Yếu tố tự sự và miêu tả cảnh vật, sự việc: Trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, đó chính là hình ảnh của sông Hương hiện lên với một vẻ đẹp khi thì dữ dội, man dại, khi thì uyển chuyển, nhịp nhàng hệt như thiếu nữ, nhưng cũng có những lúc lại yên ắng và bình yên đến lạ thường. Hay trong bài “Cà Mau quê xứ”, đó lại là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng và con người sinh sống trên mảnh Đất Mũi hiện lên thông qua sinh hoạt hàng ngày…

- Yếu tố tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong truyện: Đối với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thì đó chính là sự quý trọng, niềm yêu thương và ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông Hương, về những đóng góp và cống hiến của nó cho thành phố tươi đẹp. Hay trong tác phẩm “Và tôi vẫn muốn mẹ…”, đó lại là tình cảm của một người con đã phải chịu nhiều khổ cực, và bất hạnh từ một tuổi thơ toàn chiến tranh, phải rời xa vòng tay cha mẹ, những người thân yêu dấu, để rồi khi đã trưởng thành, có được hạnh phúc cho riêng mình rồi nhưng vẫn không ngừng nhớ mong có ngày được gặp mẹ của mình.

- Yếu tố nghệ thuật đã được các tác giả sử dụng: Đó chính là nghệ thuật miêu tả, so sánh và ẩn dụ đại tài của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để miêu tả dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Là những câu văn vừa giản dị và gần gũi của tác giả Trần Tuấn khi viết về thiên nhiên, cảnh vật và con người sinh sống nơi Đất Mũi giản dị, thân thương… 

2.2 Câu 2 trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhận thấy dòng sông Hương “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Hãy phân tích về sự độc đáo trong cảm hứng của chính tác giả về sông Hương thông qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản sau đó triển khai dàn ý. 

Lời giải chi tiết:

a. Dàn ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về dòng sông Hương

- Dẫn dắt vào nhận định của nhà văn về dòng sông…

* Thân bài

- Hoàn cảnh ra đời cùng với nội dung tác phẩm:

+ Tác phẩm được sáng tác tại Huế vào năm 1981

+ Qua việc miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương nhằm làm nổi bật lên tình yêu quê hương, đất nước và con người của tác giả.

- Vẻ đẹp của dòng sông Hương:

+ Vẻ đẹp của sông Hương ở nơi thượng nguồn là dữ dội và cuồn cuộn

“Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan”

→ Đó chính là vẻ đẹp của một dòng sông nguyên thủy, mang nét hung hãn và hoang dại của tự nhiên giống như một con thú chưa được thuần hóa.

+ Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng

“Sông Hương như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”

“Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.”

→ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp vô cùng mạnh mẽ và dữ dội của tự nhiên qua vẻ đẹp thướt tha và duyên dáng của người thiếu nữ.

+ Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy tới lòng thành phố

“Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” → nhà văn cảm nhận dòng sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui và có tâm trạng khi tìm được chính mình

“Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của dòng sông Hương và cầu Tràng Tiền đã được miêu tả thông qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

“Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” → niềm tự hào của tác giả khi so sánh giữa sông Hương với các con sông nổi tiếng ở khắp thế giới.

Sông Hương chảy chậm, điệu chảy ấy lững lờ như quá yêu thành phố của mình

→ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông vô cùng thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc rất lạ thường, lưu luyến khó quên khi được đi vào thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Tác giả dùng trình tự kể từ xa đến gần

+ Sử dụng linh hoạt những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ẩn dụ…

* Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa vẻ đẹp của dòng sông Hương thông qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Khẳng định lại về nhận định của tác giả với dòng sông Hương.

b. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tác phẩm được rút ra từ tập ký cùng tên, là một trong những tác phẩm vô cùng tiêu biểu trong phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật bởi chất tài hoa và lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa và lịch sử, ở ngôn từ mềm mại và tinh tế, đầy những liên tưởng rất bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều giữa nhiều văn bản khác. Văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương vô cùng thơ mộng và trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi lên vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó cũng bày tỏ tình yêu đất nước và con người nơi đây.

Bởi vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ cùng với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy rằng “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ”. Có khi nó đến một cách rất dồn dập và hồ hởi, nhưng có khi lại hết sức nhẹ nhàng và sâu lắng, tùy thuộc tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc rất tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đang đứng trước cái đẹp. 

2.3 Câu 3 trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Để thành công và dứt khoát phải dựa vào nội lực, không cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã học về phần thảo luận về một vấn đề của đời sống để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

 a. Chuẩn bị nội dung thảo luận

* Nội lực có nghĩa là gì?

- Nội lực là những yếu tố tiềm ẩn, thuộc về bản thân con người.

- Chúng ta có thể kể tới các yếu tố nội lực bao gồm tài năng, kỹ năng, kiến thức, hiểu biết… thuộc về một người nào đó.

- Trong khi ấy, trái ngược với nội lực lại là sự hỗ trợ từ bên ngoài, đó là yếu tố để chỉ ra những ảnh hưởng từ bên ngoài bao gồm hoàn cảnh, cơ hội,…

→ Theo em, nhận định bên trên là không đúng bởi vì muốn thành công được thì chúng ta cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả hai yếu tố.

* Giải thích nhận định phía trên và đưa ra quan điểm

- Theo nhận định phía trên, chỉ có yếu tố nội lực mới có thể đi đến thành công, tức là người ta đang rất coi trọng sức mạnh của bản thân thay vì những yếu tố khác và đó là cái nhìn khá sai lệch, có phần phiến diện.

- Để thành công, yếu tố ngoại lực cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đôi khi chúng ta sẽ không thể nào thành công được nếu không có sự giúp đỡ từ những người khác.

Ví dụ: trong một tập thể, một cá nhân có thể tài giỏi nhưng không thể mang lại kết quả tốt cho tất cả những công việc mà cần phải có sự giúp đỡ của các thành viên khác trong nhóm, sự giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau có thể giúp họ ngày càng thành công hơn.

- Bởi vậy, thành công sẽ không đến từ một phía mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nội lực được coi là yếu tố chính và ngoại lực cũng là một phần không thể thiếu.

* Hậu quả của việc coi yếu tố nội lực là duy nhất để có thể thành công

- Bản thân trở lên ích kỷ và hẹp hòi

- Không nhận được sự tín nhiệm từ những người khác

- Không thể làm được nghiệp lớn

- Không thể đạt được những kết quả tốt nhất trong mọi việc. 

2.4 Câu 4 trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Chọn ba văn bản thuộc những thể loại tùy bút, truyện kí, tản văn,... mà bạn yêu thích; sau đó đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật của từng văn bản.

Phương pháp giải:

Chọn ra 3 văn bản mà bạn yêu thích, đọc kỹ rồi phân tích những nét nghệ thuật đặc sắc trong 3 văn bản đó.

Lời giải chi tiết:

Lựa chọn văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện rất rõ nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam chính là thiên về cảm giác tinh tế và nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc. Đây cũng là một đặc điểm chung trong nhiều sáng tác của Thạch lam nói chung. Trong bài tùy bút, có rất nhiều chi tiết đã làm sáng tỏ cho nhận định này.

Chẳng hạn như khi nói đến sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn được miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ được chọn lọc tinh tế và những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra từ cốm dẻo ấy. Ta có thể thấy rằng Thạch Lam đã hết sức cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ để miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu giúp thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà vô cùng đặc biệt của lúa non, của đôi bàn tay khéo léo.

Để có hạt cốm phải cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói tới nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi sâu vào miêu tả tỉ mỉ các kỹ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó chính là một nghệ thuật với một loạt những cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này qua đời khác.

Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu

Trong bài tùy bút “Sài Gòn tôi yêu”, tác giả Minh Hương đã thể hiện một tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn với sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả đã lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người ở khắp tứ phương vì Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những nét hòa hợp, không phân biệt, thông qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở và đoàn kết.

Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện thông qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, ngượng nghịu, e ngại như vầng trăng mới ló, cười chúm chím, sáng rỡ, có nét hóm hỉnh và nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy nhận thấy phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, bộc trực, cởi mở, vẻ đẹp hết sức tự nhiên và dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.

Qua văn bản “Sài gòn tôi yêu” đã cho độc giả thấy được Sài Gòn là một đô thị rất sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau dựa trên tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được hết tình cảm yêu thương và trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.

Văn bản 3: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Đoạn trích đã được tác giả sử dụng rất linh hoạt những biện pháp nghệ thuật để có thể làm nổi bật lên hình ảnh của dòng sông Hương mang theo hồn của xứ Huế đó là:

- Nghệ thuật sử dụng hình ảnh và từ ngữ tinh tế: tác giả đã kết hợp rất linh hoạt và sáng tạo chất khoa học với chất văn học. Sử dụng cả những câu văn miêu tả vô cùng khách quan về dòng sông và cả những câu văn thể hiện được rõ cái chất văn học lãng mạn trữ tình của tác giả. Ngôn ngữ hài hòa, độc đáo và mới mẻ là một trong những yếu tố chính giúp tạo nên thành công cho tác phẩm.

- Sử dụng linh hoạt những biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ẩn dụ…: trong suốt quá trình miêu tả của mình, tác giả đã luôn kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp tu từ không chỉ làm nổi bật được hình ảnh một dòng sông thay đổi trạng thái theo cách uyển chuyển mà nó còn thể hiện được rõ tình cảm, cảm xúc và sự yêu mến của tác giả đối với dòng sông mang đậm chất trữ tình và sử thi này

- Sức liên tưởng hết sức phong phú, vốn hiểu biết phong phú về các lĩnh vực khác nhau: không chỉ am hiểu về lĩnh vực địa lý, dòng sông Hương thơ mộng đó còn được nhân cách hóa như một người đồng chí hay một đối tượng trữ tình của những người chiến sĩ, những nhà thơ từ xưa đến nay. Từ đó không chỉ giúp cho chúng ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng của tác giả mà còn làm nổi bật được sự gắn bó lâu dài của dòng sông Hương với người dân xứ Huế nói riêng và toàn bộ người dân Việt Nam nói chung. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Kỹ năng thảo luận và tranh luận là kỹ năng hết sức cần thiết cho các bạn học sinh phát triển tư duy. Bởi vậy, hãy đọc Soạn bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống của VUIHOC để luyện tập kỹ năng này ngay nhé. Ngoài ra, bài viết cũng tổng hợp các câu hỏi Củng cố mở rộng trang 59 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức để cùng các em chuẩn bị câu hỏi này trước khi lên lớp. Để học thêm những bài soạn văn khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc những môn học khác, các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn sau đó đăng ký khoá học của VUIHOC để trải nghiệm cùng các thầy cô ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990