img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:55 30/11/2023 6,399 Tag Lớp 11

Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2 được Vuihoc phân tích dưới đây là chi tiết cả về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn đặc sắc của tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2:  Chuẩn bị

1.1 Tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- William Shakespeare được ghi nhận sinh ngày 23 tháng 4 năm 1564 mất ngày 23 tháng 4 năm 1616.

- Ông sinh và lớn lên tại Stratford-upon-Avon, đây là một thị trấn tại trung tâm Vương quốc Anh. 

- Ông kết hôn vào năm 18 tuổi với Anne Hathaway và có ba đứa con. 

- William Shakespeare được nhân loại đánh giá là nhà văn vĩ đại, là thiên tài văn học của đất nước Anh. 

- Các đề tài mà ông quan tâm và đặt ngòi bút là thể loại kịch lịch sử, bi kịch và hài kịch. Văn phong của ông rất khéo léo và đặc biệt, dễ để nhận ra giữa hàng trăm nghìn tác phẩm hài kịch của các tác giả khác.

- Một số tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp văn học của ông có thể kể đến:

- Hài kịch: The history of Cardenio, All’s well that ends well, As you like it,...

- Bi kịch: Hamlet, The tragedy of Cymbeline, King of Britain, Anthony and Cleopatra,...

1.2 Đoạn trích

Đoạn trích trong vở kịch nổi tiếng “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” của tác giả William Shakespeare

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều 

2. Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2: Đọc hiểu 

2.1 Chú ý cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét.

  • Cách hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét được nhấn mạnh:

  • Vẻ đẹp như mặt trời

  • Là “Vừng đông đẹp tươi”

  • Là người mà chàng sùng kính, là người mà Rô-mê-ô yêu thương…

2.2 Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?

Giu-li-ét nói vậy bởi tình yêu của họ sẽ không thể được chúc phúc, được tác thành bởi mối thù ân oán của hai gia tộc với nhau. Dù họ có yêu nhau đến đâu thì cũng khó có thể vượt qua được định kiến xã hội, không thể giúp cho họ ở bên nhau.

2.3 Chú ý sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét.

Để được gặp Giu-li-ét, Rô-mê-ô đã phải vượt qua bao gian nan nguy hiểm như phải vượt tường với rủi ro phải đối mặt với cái chết nếu bị bắt được.

2.4 Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Giu-li-ét nghĩ đến tiếng hót của chim họa mi bởi cô nhớ đến tiếng hót quen thuộc của những con chim đêm đêm đậu trên cành lựu trước cửa sổ phòng cô.

2.5 Chú ý sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô.

Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối được thể hiện trong câu thoại “Mỗi lúc một sáng…thêm vào tăm tối” của Rô-mê-ô. Câu thoại thể hiện sự đối lập khi mà trời sáng cũng là lúc chàng và nàng phải rời xa nhau. Cả hai cùng chìm đắm trong cảm giác lưu luyến, nhớ nhung muốn ở bên nhau mãi mãi.

2.6  Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì lưu ý?

Rô-mê-ô và Giu-li-ét có cùng một cách cảm nhận giống nhau khi cả hai cùng có cảm giác, đây sẽ là lần cuối cùng họ có cơ hội gặp nhau. Dù ở cạnh nhau, nhìn thấy nhau nhưng vẫn không rõ ràng thấy hình ảnh của nhau rất mờ nhạt như cảnh báo tâm trạng đau thương cũng như dự báo trước một tương lai u tối.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3. Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2: Trả lời câu hỏi sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 101 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?

  • Đoạn trích xoay quanh đoạn hội thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Họ là một tình nhân, là nhân vật chính của cả vở kịch.

  • Nhưng thực tế, mối quan hệ của họ lại là kẻ thù truyền kiếp khi mà dòng họ của cả hai chính là kẻ thù không đội trời chung với nhau.

3.2 Câu 2 trang 101 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nào? Vì sao?

Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải lén lút gặp nhau vào ban đêm, khi mà tất cả mọi người đều đã đi ngủ. Bởi vì tình yêu của họ không được bố mẹ, gia đình hai bên chúc phúc, họ bị bắt phải ở trong mối quan hệ thù địch không thể có nhau, không thể công khai với bất kỳ ai.

3.3 Câu 3 trang 101 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy: 

a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ.

Những đoạn thoại cho thấy “Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét”

Câu thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

-> Rô-mê-ô đã cảm thấy chính tình yêu đã đưa lối dẫn đường để chàng tìm thấy đường đến với Giu-li-ét. Tình yêu đó sẽ soi sáng, dù cho nàng ở đâu đi đâu đi chăng nữa thì chàng đều có thể tìm thấy.

Câu thoại của Giu-li-ét: "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em" và "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi".

-> Bởi vì tình yêu mà họ sẵn sàng thay tên đổi họ, vứt bỏ thân phận của mình chỉ để có thể ở bên nhau. Họ sẵn sàng làm mọi thứ để có thể nắm tay nhau một cách công khai, để nhận được lời chúc phúc của mọi người.

- Những đoạn thoại cho thấy “Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình say đắm của họ”:

  • "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

  • "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi..."

  • "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

  • "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."

  • "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu..."

3.4 Câu 4 trang 102 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba? Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II hồi hai sang Cảnh V hồi ba được thể hiện:

  • Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã trúng tiếng sét ái tình của nhau khi lần đầu chạm mắt trong buổi dạ tiệc. Đáng nhẽ Rô-mê-ô sẽ trở về nhà ngay sau bữa tiệc nhưng chàng lại lựa chọn nghe theo tiếng gọi của tình yêu, trèo tường vào vườn nhà nàng để có thể nói lên tình cảm đang chất chứa trong lòng mình.

  • Rô-mê-ô không tiếc lời yêu thương, liên tục nhấn mạnh lại hai chữ “tình yêu” để khẳng định tình cảm của mình với Giu-li-ét. Chính điều này đã khiến cho Giu-li-ét tin tưởng hơn vào tình yêu, sẵn sàng từ bỏ thân phận gia cảnh đang có để theo đuổi tình yêu lứa đôi.

-> Sự thay đổi trong âm hưởng tình yêu này đã có tác dụng trong việc thể hiện tình cảm của nhân vật chính trong vở kịch.

3.5 Câu 5 trang 102 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Lời thoại mà em cảm thấy thú vị nhất trong đoạn trích là lời thoại đầu của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật."

Lời thoại này đã thể hiện chân thật tình yêu của Rô-mê-ô dành cho người tình Giu-li-ét của mình. Dù nàng có ở phương trời nào, dù có ở nơi đâu thì tình yêu cũng sẽ dẫn đường cho họ tìm thấy nhau.

3.6 Câu 6 trang 102 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Cảnh II, Hồi hai) khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào trong văn học Việt Nam? Sự liên tưởng đó đem đến cho em những cảm xúc và suy nghĩ gì?

Nhắc đến cảnh tượng thề nguyền thì trong nền văn học Việt Nam em nhớ ngay tới đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều cũng nói cảnh lứa đôi hẹn ước trao duyên. Đó là cảnh ước hẹn dưới đêm trăng sáng của Thúy Kiều với Kim Trọng.

Những hình ảnh vốn đẹp đẽ hạnh phúc thiêng liêng đó lại tạo cho em cảm giác đau lòng bởi cả hai câu chuyện đều không có được một cái kết hạnh phúc. Những người yêu nhau chân thành lại không thể đến được với nhau. Họ đều bị ngoại cảnh, xã hội tác động, phải chia cắt tách biệt nhau trong đau đớn. Chính những câu chuyện này khiến em liên tưởng đến những tình huống trong thực tế, về tình yêu, về sự hy vọng, về những cảnh tượng tuyệt vọng trong mỗi đời người.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Vuihoc đã gửi tới các em Soạn bài Thề nguyền và vĩnh biệt sách cánh diều 11 tập 2. Bài soạn trên đã phân tích chi tiết các điểm nhấn trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hy vọng qua bài soạn, các em sẽ có cách nhìn đa chiều hơn về tác phẩm cũng như câu chuyện tình cảm của Rô-mê-ô và Giu-li-et. Vuihoc sẽ cập nhập rất nhiều bài học với các chủ đề khác nhau, các em hãy cùng theo dõi thường xuyên nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990