img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc trang 29 sách kết nối tri thức 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:05 30/11/2023 5,835 Tag Lớp 11

Dưới đây là bài tham khảo Soạn bài Thực hành đọc trang 29 sách kết nối tri thức 11 tập 2. Bài viết tổng hợp đầy đủ những câu trả lời liên quan đến tác phẩm Chí khí anh hùng và Mộng đắc thái liên. Các em cùng tham khảo ngay cách soạn bài thực hành đọc này cùng với VUIHOC nhé!

Soạn bài Thực hành đọc trang 29 sách kết nối tri thức 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc trang 29 sách kết nối tri thức 11: Chí khí anh hùng

1.1 Câu 1 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức 

Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

Chú ý vào tác phẩm để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích nằm trong phần Gia biến và lưu lạc (từ câu 2213 đến 2230)

1.2 Câu 2 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Phẩm chất anh hùng của nhân vật Từ Hải.

Phương pháp giải:

Chú ý vào những từ ngữ miêu tả về nhân vật Từ Hải 

Lời giải chi tiết:

* Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí và khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

- “Trượng phu”: Cách gọi thể hiện lên sự trân trọng đối với những bậc anh hùng với tài năng và đức độ hơn người

- Hai không gian vô cùng đối lập:

+ “Hương lửa đương nồng”: Mái ấm gia đình cùng với tình yêu và hạnh phúc ngọt ngào

→ Không gian nhỏ hẹp, gắn liền với thói thường.

+ “Bốn phương” và “trời bể mênh mang”: Không gian vũ trụ mênh mông và rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên một tầm vũ trụ.

→ Thể hiện ước mơ và khát vọng lớn lao của người anh hùng.

→ Từ Hải quyết tâm từ bỏ không gian ấm êm của gia đình để tới với không gian vũ trụ để vùng vẫy với khát vọng.

- Tính từ “thoắt”: Sự mau lẹ và quyết đoán, tự tin không một chút phân vân

→ Sự thức dậy của lí trí cùng khí phách anh hùng vượt lên trên những điều bình thường để làm được những điều phi thường.

- Ánh mắt “trông vời” cùng với tư thế “thẳng rong”: Khắc họa lên một hình tượng người tráng sĩ cùng với khát vọng vùng vẫy giữa bầu trời cao

→ Người tráng sĩ lên đường với một tư thế vô cùng dứt khoát và mạnh mẽ đi liền một mạch không ngoảnh lại.

* Luận điểm 2: Từ Hải với chí khí cùng hoài bão lớn lao và phi thường

- Hình ảnh “mười vạn tinh binh” và “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”:

→ Thể hiện hoài bão phi thường của nhân vật Từ Hải, muốn xây dựng cơ đồ của một bậc đế vương, chí khí ấy xứng đáng với tầm vóc của một bậc anh hùng.

- Hình ảnh “bốn bể không nhà” kết hợp cùng với câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu”

→ Cảm giác cô đơn thấp thoáng của vị anh hùng khi thực hiện những hoài bão. Nhưng càng cô đơn và quyết tâm càng lớn.

- Khoảng thời gian “một năm”: Thái độ vô cùng tự tin và quyết tâm thực hiện lí tưởng anh hùng.

→ Với những hình ảnh ước lệ đã cho thấy được chí khí hoài bão, khát vọng vô cùng lớn lao phi thường của vị anh hùng Từ Hải.

* Luận điểm 3: Từ Hải cùng với tình yêu và những khát vọng hạnh phúc phi thường

- Trước lời nói của Thuý Kiều, Từ Hải đã trách móc rất nhẹ nhàng:

+ “Tâm phúc tương tri”: Là người tri kỉ, hiểu rõ tấm lòng của nhau.

→ Từ Hải lấy đạo tri kỉ ra nhằm thuyết phục Thuý Kiều ở lại, với Từ Hải thì Thuý Kiều không phải người vợ hay người tình mà như một người tri kỉ.

+ “Nữ nhi thương tình”: thể hiện thói nữ nhi tầm thường.

→ Với Từ Hải, Thuý Kiều không phải một cô gái tầm thường mà là một người thông minh, sắc sảo và tinh tế.

→ Lời trách móc của Từ Hải cho thấy được tình yêu của chàng đối với Thúy Kiều không phải thứ tình cảm tầm thường mà rất phi thường. Đó chính là mối tình tri kỉ và trân quý lẫn nhau.

- Khát vọng về hạnh phúc phi thường của nhân vật Từ Hải:

+ “Làm cho rõ mặt phi thường”: Thực hiện được hoài bão và lí tưởng anh hùng.

+ “Rước nàng nghi gia”: Rước Thúy Kiều danh chính ngôn thuận về làm vợ và cho nàng một danh phận rõ ràng.

→ Từ Hải ra đi không chỉ hướng tới sự nghiệp của một vị anh hùng mà còn hướng tới khát vọng hạnh phúc hết sức phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”.

* Luận điểm 4: Từ Hải - con người dứt khoát, tự tin và đầy bản lĩnh

- “Quyết lời”: Lời nói rất dứt khoát và quyết đoán

- “Dứt áo ra đi”: Thái độ mạnh mẽ, quyết tâm và dứt khoát.

- “Gió mây bằng đã... đến kì dặm khơi”: Bút pháp lí tưởng hóa đã cực tả được dáng vẻ tựa như cánh chim bằng việc cất mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi của vị anh hùng

→ Từ Hải là người có chí khí của bậc anh hùng, hoài bão lớn lao cùng với bản lĩnh phi thường.

* Ý nghĩa về hình ảnh Từ Hải

- Thể hiện ước mơ về vị anh hùng lí tưởng của thời đại: chí khí, hoài bão lớn lao cùng với khát vọng phi thường

- Là biểu tượng cho khát vọng tự do cùng lẽ công bằng.

1.3 Câu 3 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Nghệ thuật thể hiện tính cách của nhân vật (lời thoại, hành động, cử chỉ,...) 

Phương pháp giải:

Chú ý vào từ ngữ và hình ảnh mà tác giả sử dụng. 

Lời giải chi tiết:

 Nguyễn Du đã sử dụng những hình ảnh như “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường” và “bốn bể không nhà”… thể hiện được chí khí của một đấng anh hùng mang theo tham vọng cùng khát vọng làm được nghiệp lớn. “Thoắt” đã ám chỉ về sự mau lẹ, quyết đoán và dứt khoát của nhân vật khi quyết chí ra đi, không vì gia đình mà bị ảnh hưởng, dao động. Qua đó, ta thấy được sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Du, ông luôn chú trọng vào những chi tiết nhỏ bé để miêu tả về một con người khí phách và hiên ngang, đầu đội trời, chân đạp đất của nhân vật Từ Hải. 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

1.4 Câu 4 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh không gian cùng thời gian và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào không gian cùng thời gian và ngôn ngữ được sử dụng trong bài 

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, tác giả đã tạo dựng một bối cảnh rộng lớn, thể hiện được chí khí của người anh hùng luôn mong muốn làm nên việc lớn. Thời gian “nửa năm” ám chỉ khoảng thời gian ở bên cạnh Thúy Kiều, cảm nhận được hạnh phúc tình cảm gia đình. Tiếp đến là “một năm” thể hiện sự tự tin của nhân vật này khi tin chắc rằng một năm có thể làm được nghiệp lớn và quay về để đón Thúy Kiều. Ngoài ra, ngôn ngữ trong đoạn trích được tác giả sử dụng vô cùng tài tình với những hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng làm nổi bật lên chí khí của vị anh hùng Từ Hải, hiên ngang không sợ trời và cũng chẳng sợ đất.

2. Soạn bài Thực hành đọc trang 30 sách kết nối tri thức 11: Mộng đắc thái liên 

2.1 Câu 1 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Đề tài và cảm hứng sáng tác.

Phương pháp giải:

Xác định chủ đề của tác phẩm. 

Trả lời:

- Đề tài: hoa sen 

- Cảm hứng sáng tác: sáng tác vào thời làm quan với nhà Nguyễn, nằm mơ thấy đang hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ khi sống ở Thăng Long. Có sách viết rằng "cô hàng xóm" trong bài thơ ấy chính là Hồ Xuân Hương, dựa trên một bài thơ coi như lưu bút của Hồ Xuân Hương, đó là bài thơ nôm để gửi "Cần Chánh Điện Học Sĩ Nguyễn Hầu". Bài Mộng Đắc Thái Liên của đại Thi hào Nguyễn Du (Tập Nam Trung Tạp Ngâm bài thứ 80 đến 84) bao gồm năm đoạn. Ðặc biệt, ở khúc III có nói đến một cô gái trẻ là hàng xóm đi hái sen cùng với tác giả. Tác giả còn đang phân vân không biết rằng cô ta có đến không thì bỗng chợt nghe tiếng cười nói của cô ấy.

2.2 Câu 2 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Thể thơ ngũ ngôn cùng thi liệu được sử dụng. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào thể thơ cùng với thi liệu được sử dụng. 

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ ngũ ngôn: là một thể thơ Đường, chứa 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, mỗi câu sẽ tương ứng với đề, thực, luận, kết. Về vần, thể thơ này thường được gieo vần ở chữ cuối các câu 1, 3 hoặc 2, 4.

 - Thi liệu được sử dụng: từ cổ (như quần, xung dung…), điển tích (chỉ Hồ Tây), điển cố (chỉ cô hàng xóm là người con gái đẹp; ngó sen để nói lên nỗi niềm tương tư khó đứt như tơ sen…) 

2.3 Câu 3 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Chất trữ tình cùng với các yếu tố nghệ thuật độc đáo.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Chất trữ tình trong bài thơ đã được thể hiện thông qua hình ảnh đi hái sen và cách hái sen làm sao cho đúng. Đó chính là hình ảnh cô gái xinh đẹp đến động lòng người khi đi hái sen trên Tây Hồ, khung cảnh vui tươi và chan chứa hương thơm. Qua đó, ông còn thể hiện những triết lý về nhân sinh sâu sắc liên quan đến kiếp người thông qua hình ảnh hoa sen và ngó sen… Việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn kết hợp cùng với lời thơ giản dị nhưng hết sức ấn tượng đã giúp cho ông tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất hình ảnh hoa sen trên Tây Hồ, và nó cũng phần nào giúp cho người đọc hiểu hơn về triết lý nhân sinh ẩn phía sau. 

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

2.4 Câu 4 trang 29 SGK văn 11/2 kết nối tri thức

Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn cùng với sự tinh tế của nhà thơ.

Trả lời:

Bài thứ nhất tả về cảnh chung, khái quát, về cảnh đi hái sen ở Tây Hồ: Xắn gọn quần cánh bướm/ Chèo thuyền con hái sen (Khẩn thúc giáp điệp quần/ Thái liên trạo tiểu đình).

Đấy là để tả người đi hái sen, chèo chiếc thuyền nhỏ và lướt nhẹ trên mặt hồ, luồn qua những bông hoa sen và lá sen. Nhưng ai là người Xắn gọn quần cánh bướm ở đây? Chắc chắn là những cô gái trẻ, con nhà tử tế quanh hồ mà tác giả đã quan sát thấy. Có nữ tú, ắt phải có cả nam thanh, trong đó có người thi sĩ đa tình đa cảm Tố Như…

Hai câu thơ tiếp theo để tả nước hồ đầy lai láng và rất xanh trong, in rõ được bóng người hái sen. Mấy nét chấm phá về khung cảnh và người hái sen Tây Hồ vào một ngày đẹp trời, bình yên và thơ mộng. Có cảnh và có người trong khung cảnh, nhưng tả người mới chỉ ở một vài điểm nhấn, ví như Giáp điệp quần, tức là quần lụa mỏng, tựa như cánh bướm phất phơ và hình của người hái sen được in dưới mặt nước hồ trong và thanh thoát.

Bài thứ hai, tả cụ thể hơn về công việc hái sen, đương nhiên có đề cập cả mục đích của việc hái sen nữa. Hái bông hoa sen, và cả gương sen, cả hoa và gương đều được bỏ lên thuyền. Thế thôi, chưa có gì gọi là đặc biệt. Những người dân ở ven Hồ Tây, nhiều gia đình lấy việc hái sen (cả hoa và gương) để làm kế sinh nhai. Nhưng cũng có những người khá giả, lại coi việc hái sen chủ yếu để tiêu khiển, họ coi đó như một thú chơi tao nhã. Với tác giả bài thơ này, thì quan niệm rằng Hoa để tặng người mình sợ /Gương để tặng người mình thương (Hoa dĩ tặng sở úy/ Thục dĩ tặng sở liên). Hai câu sau thấy chứa đựng nhiều uẩn khúc rất tình ý. Hoa sen trắng hoặc hoa sen hồng, chúng đều đẹp. Hương sen thơm nhẹ và tinh khiết. Đó là một loài hoa đáng quý xưa nay, còn có cái tên vô cùng đẹp là hoa phù dung. Hoa đó hái về dùng để tặng cho người mình yêu quý, trân trọng, còn để cắm vào bình hoa trong nhà mình để ngắm, để thưởng lãm, hoặc dâng lên bàn thờ tiên tổ, đó là lẽ thường tình.

Bài thứ ba, cũng là tả cảnh hái sen, nhưng ở một chi tiết khác. Thi sĩ sáng nay khi đi hái sen, vốn đã có hẹn trước với một cô nàng hàng xóm nào đó, chắc chắn là xinh đẹp trẻ trung. Hẹn rồi đấy, nhưng mà không biết rằng bóng giai nhân đó đã đến chưa (bất tri lai bất tri)? Chưa thấy người đẹp xuất hiện trước mắt, nhưng cách hoa nghe cười nói (cách hoa văn tiếu ngữ), thì hình như đã cảm thấy xốn xang trong dạ rồi. Sen tốt tươi, bạt ngàn bông thắm lá xanh, vẫn chưa nhìn thấy người hái sen, nhưng tiếng cười nói vui vẻ của người hái sen xen lẫn trong những bông thắm lá xanh thật tuyệt vời. Chỉ tả tiếng cười nói của những người đi hái sen thôi, đã thấy được rõ cái đẹp hòa trong thiên nhiên cùng con người đằm thắm trữ tình, sinh động và thanh thoát…

Hai bài thơ còn lại trong liên khúc hái sen, dành cho việc triết luận của tác giả. Hoa sen ai cũng ưa/ Cuống sen chẳng ai thích (Cộng tri liên liên hoa/ Thùy giả liên liên cấn), cũng chính là sự thường tình trong đời. Hoa sen là để thưởng lãm, còn như thân cây sen, mấy ai sử dụng làm gì, thường bỏ đi. Nhưng có một sự thật đó là thân cây sen có nhiều sợi tơ bền / Vấn vương không dứt được. Nghĩa là thân cây sen vẫn có giá trị sử dụng nhất định, người đời ít ai biết, nên thường coi đó là rẻ. Nghĩa là hoa cũng có giá trị của hoa, gương sen cũng có giá trị của gương, lá sen có giá trị của lá, còn thân cây sen cũng vẫn có giá trị của thân…Ví như ở đời, cao thấp có sự khác nhau, nhưng ai cũng có giá trị riêng của mình, đóng góp của riêng mình, chớ nên xem thường, cũng chớ nên có thái độ “Hạ mục vô nhân”. Phải chăng, Nguyễn Du muốn mượn quan điểm này, để bàn về quan niệm nhân sinh, để cảnh tỉnh cho người đời?

Bài cuối cùng, lại nêu lên một ý tưởng hoàn toàn khác, cũng xoay quanh hình ảnh về sen và công việc đi hái sen. “Lá sen màu xanh xanh / Hoa sen dáng xinh xinh, điều đó ai cũng biết cả rồi. Nhưng mà Hái sen chớ đụng ngó / Năm sau hoa chẳng sinh” (Thái chi vật thương ngẫu/ Minh niên bất phục sinh), thì đó lại chính là lời nhắc nhở ân cần từ tác giả. Ngó sen là biểu tượng cho sự sinh sôi, biểu tượng cho tương lai, phải biết trân trọng và giữ gìn. Đấy chính là minh triết của vũ trụ, đồng thời cũng thể hiện được tinh thần nhân văn của bậc trí giả và tâm hồn nhân hậu của vị thi nhân….

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Thực hành đọc trang 29 sách kết nối tri thức 11 tập 2 có thể giúp các em tìm hiểu về một vài chi tiết trong hai tác phẩm Chí khí anh hùng và Mộng đắc thái liên. Ngoài ra, để học thêm những bài soạn khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc những môn học khác, các em hãy cùng nhanh tay truy cập website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức nhất cùng các thầy cô nhé!

>> Mời bạn tham khảo: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990