Soạn bài Thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ sách kết nối tri thức 11 tập 2
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ sách kết nối tri thức 11 tập 2 dưới đây Vuihoc sẽ cung cấp cho các em cách giải thích ý nghĩa của từ ngữ trong từng trường hợp cụ thể.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ sách kết nối tri thức 11 tập 2
1. Câu 1 trang 110 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Tìm ở phần cước chú hai văn bản Bài ca ngất ngưởng và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc các trường hợp có thể minh hoạ cho một số cách giải thích nghĩa của từ được nêu ở phần Tri thức ngữ văn.
- Bài ca ngất ngưởng:
-
Giải thích bằng phương pháp trình bày khái niệm mà từ biểu thị: đông phong, vào lồng, người tái thượng,...
-
Giải thích bằng phương pháp nêu lên từ đồng nghĩa hoặc dùng từ trái nghĩa: tài bộ,...
-
Giải thích bằng phương pháp làm rõ từng yếu tố trong từ, nêu lên mặt nghĩa chung của từ: cắc tùng, đạo sơ chung,...
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
-
Giải thích bằng phương pháp trình bày khái niệm mà từ biểu thị: lòng dân trời tỏ, bòng bong, ống khói, mười tám ban võ nghệ, dao tu, nón gõ, chữ ấm,...
-
Giải thích bằng phương pháp nêu lên từ đồng nghĩa hoặc dùng từ trái nghĩa: làng bộ, vây vá, cui cút, xác phàm, lụy, mộ, theo dòng ở lính diễn bình, mộ,...
-
Giải thích bằng phương pháp làm rõ từng yếu tố trong từ, nêu lên mặt nghĩa chung của từ: linh, tinh chiên, xa thư, tiếng phong hạc,...
-
Giải thích ý nghĩa của cả câu: dân ấp dân lân, treo dê bán chó, lòng dân trời tỏ,...
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!
2. Câu 2 trang 111 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích nào đối với nghĩa của từ được sử dụng nhiều hơn? Hãy lí giải nguyên nhân.
- Trong những cước chú tìm được theo bài tập 1, cách giải thích bằng phương pháp giải nghĩa của từ được sử dụng nhiều nhất.
- Bởi vì hai bài thơ của bài tập 1 đều được viết trong thời phong kiến cận đại, pha trộn thêm nhiều từ ngữ địa phương nên sẽ có nhiều phần khó hiểu. Chính vì vậy, phương pháp giải thích nghĩa từng từ đơn từ ghép sẽ giúp tác giả truyền đạt được những thông tin đến người đọc một cách dễ dàng hơn.
3. Câu 3 trang 111 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Chỉ ra những trường hợp cước chú cụ thể mà ở đó người biên soạn đã sử dụng phối hợp ít nhất hai cách giải thích nghĩa của từ.
- Cước chú “mộ”: đã được giải thích bằng hai phương pháp khác nhau là nêu lên từ đồng nghĩa trái nghĩa và nêu lên nghĩa chung của từ.
- Cước chú “vương thổ” đã được giải thích bằng hai phương pháp khác nhau là trình bày khái niệm và nêu nghĩa chung của từ biểu thị.
- Cước chú “cật” đã được giải thích bằng cách nêu nghĩa của cả câu và từ đồng nghĩa.
>> Xem thêm: Soạn văn 11 chương trình mới
4. Câu 4 trang 111 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Chọn một số từ có cước chú ở các văn bản đọc trong bài và giải thích chúng theo cách khác so với cách đã được sử dụng. Tự đánh giá về cách giải thích mà bạn vừa thực hiện.
- Quan hai: Là vị trí chức vụ lớn thứ hai trong chế độ quân đội Pháp
- Phủ doãn Thừa Thiên: Là nơi ở của vị quan đứng đầu toàn tỉnh Thừa Thiên
- Ưng: biểu thị sự chấp nhận, đồng ý, nhận lời
- Man di: Ý chỉ chung các dân tộc thiểu số với hai vị trí khác nhau. Các dân tộc đến từ phía Nam được gọi tên là Man còn dân tộc phía Đông chính là chữ Di.
-> Cách giải thích của các từ bên trên chưa thực sự nói lên được nội dung chính xác của các từ được nhắc đến. Có thể cách mới ngắn gọn hơn nhưng cách giải thích cũ vẫn cụ thể và rõ ràng hơn.
5. Câu 5 trang 111 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Vì sao trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ?
Trong các từ điển, bên cạnh việc giải thích nghĩa của từ, người ta thường nêu một số câu có sử dụng từ đó làm ví dụ bởi đó là cách giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nghĩa, biết tường tận cách sử dụng cách áp dụng từ đó vào trong từng trường hợp cụ thể.
6. Câu 6 trang 111 sách văn 11/2 Kết nối tri thức
Khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, tại sao ta chưa thể thoả mãn với việc dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa của chúng?
Thường thì khi phân tích cái hay của những từ được dùng trong văn bản văn học, việc chỉ dùng từ điển sẽ không thể thỏa mãn được bởi nếu chỉ sử dụng từ điển thì không thể đủ khi cần giải nghĩa một từ nào đó. Trong bất kỳ từ điển nào, một từ chỉ được giải thích theo một ngữ nghĩa hoàn cảnh cụ thể chứ không thể mang lại một nghĩa bao quát cho tất cả các trường hợp. Đặc biệt là những từ cổ, có nhiều từ sẽ không được sử dụng đúng cách, không được khai thác đầy đủ theo dòng lịch sử. Chính vì vậy, khi sử dụng các từ cổ người viết sẽ phải sử dụng rất nhiều nguồn nghĩa khác nhau về cả điển tích điển cố hay cả trong những sách lịch sử để có thể hiểu được đúng nghĩa của từ.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt: cách giải thích nghĩa của từ sách kết nối tri thức 11 tập 2 đã phần nào giúp được các em hiểu thêm các phương pháp được sử dụng để giải nghĩa các từ khó hiểu, các từ ngữ cổ xưa. Vui học sẽ mang đến nhiều bài soạn với các chủ đề thú vị khác nhau, các em hãy cũng theo dõi nhé.
>> Mời bạn xem thêm: