img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)

Tác giả Hoàng Uyên 11:02 28/12/2023 5,606 Tag Lớp 10

Vuihoc gửi đến các em Soạn bài Thực hành Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) chi tiết nhất và dễ hiểu nhất. Không chỉ nếu lên được cách sử dụng từ Hán Việt mà còn giải nghĩa được những từ Hán Việt thông dụng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo)

1. Câu 1 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo.

- Một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo là:

  • Nhân nghĩa: tấm lòng nhân đạo thương người, đối xử với người khác với lòng yêu thương và theo lẽ phải.

  • Phong tục: Đây là chỉ những thói quen trong sinh hoạt đời sống đã có từ nhiều đời, ăn sâu vào một xã hội nhất định và được người dân nơi đó làm theo. Phong tục sẽ truyền từ đời này sang đời khác.

  • Độc lập: Một mình làm việc gì đó hay sống một cuộc sống một mình mà không phụ thuộc bất cứ một ai khác.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

- Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích trên:

  • Việc sử dụng hệ thống từ Hán Việt giúp cho đoạn trích trên có thể biểu đạt tốt hơn:

  • Giúp cho văn bản trở nên xúc tích, ngắn gọn hơn.

  • Khiến cho tác phẩm giữ nguyên được những từ ngữ chính, giữ trọn vẹn ý nghĩa của từng câu trong tác phẩm

- Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

  • Cô ấy đã sống một đời nhân nghĩa.

  • Đất nước ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời.

  • Đất nước ta là một đất nước tụ họp nhiều anh hùng hào kiệt.

2. Câu 2 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Đọc lại đoạn 3 của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây:" đến "Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"), lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:

STT Điển tích Tác dụng biểu đạt
1  Đau lòng nhức óc Giúp tăng tác dụng biểu đạt để thấy được sự căm giận với quân giặc Minh
2 Nếm mật nằm gai Cho thấy được sự kiên trì, lòng dũng cảm của tướng sĩ Lam Sơn trong công cuộc đấu tranh giành lại đất nước
3 Quên ăn Thể hiện được sự cần cù, miệt mài trong việc nghiên cứu binh pháp, tìm kế đánh giặc
4 Lược thao (Ghép từ Lục thao và tam lược) Thể hiện được kiến thức sâu rộng của quân sĩ Đại Việt với binh thư
5 Tiến về đông Nói lên mong muốn tiến về phía Đông Đô, cũng như khao khát bao đời từ Hán Cao tổ
6 Dành phía tả Tấm lòng cầu hiền tài một cách chân thành
7 Dựng cần trúc Sự thật về hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất, gian khó mọi mặt nhưng vẫn kiên cường đoàn kết đánh giặc của nghĩa quân Lam Sơn
8 Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào Gợi lên tình cảm yêu thương gắn bó như những người thân trong gia đình của tướng và lính nghĩa quân Lam Sơn

 

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3. Câu 3 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Hầu hết các từ có yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn, không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

- Những từ có yếu tố “nghĩa” trong nguyên tác Bình Ngô không dịch ra tiếng Việt có thể kể đến:

  • Nhân nghĩa: là lòng thương yêu con người, luôn đối xử với mọi người với lòng tốt và lẽ phải.

  • Cờ nghĩa: Lá cờ được dùng làm hiệu lệnh, đại diện cho một quân đội

  • Đại  nghĩa: là việc chính nghĩa lớn lao

  • Dấy nghĩa: Có người đứng lên tổ chức một quân đội mới, nhằm chống lại ách thống trị của thế lực xấu xa trước đó.

4. Câu 4 trang 26 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức

Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó.

- Một số từ Hán Việt có yếu tố “nhân” được dùng giống với nghĩa trong từ nhân nghĩa là:

  • Nhân hậu: là người có lòng yêu thương con người, sống có tình có nghĩa

  • Nhân ái: là lòng bác ái tình yêu thương với cả thế giới

  • Nhân từ: Lòng tư bi không sân si với đời, là người hiền lành dễ tha thứ

  • Nhân văn: là một định nghĩa thuộc về văn hóa của loài người

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Thực hành Thực hành tiếng Việt Sử dụng từ Hán Việt (tiếp theo) mà bài viết bên trên đã thể hiện không chỉ mang đến cho các em thêm kiến thức về từ công dụng của từ Hán Việt mà còn có thể giúp các em biết thêm một số từ Hán Việt thông dụng. Các em hãy cùng theo dõi VUIHOC để có thêm những kiến thức hữu ích hơn nhé !

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990