img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 văn 10 Cánh diều tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 09:44 03/02/2024 8,269 Tag Lớp 10

Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Cánh diều tập 2, bài Thực hành tiếng Việt trang 54 giúp các em học sinh nắm được cách sử dụng phép liên kết trong văn bản. Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 20 Tập 2 Cánh diều được VUIHOC chia sẻ trong bài viết sau đây là gợi ý trả lời các câu hỏi sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng chuẩn bị trước phần soạn bài. Mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 văn 10 Cánh diều tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 văn 10 Cánh diều tập 2

1. Câu 1 trang 54 SGK văn 10/2 cánh diều:

“Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích trong truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống nhau và khác nhau như thế nào?”

Câu Thành phần chêm xen Tác dụng
a “buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư” Bổ nghĩa cho cụm từ chỉ thời gian “lúc đó” đồng thời đánh dấu thời điểm xảy ra trước ngày giải phóng. Chúng được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho thời gian, thời điểm rất quan trọng trong diễn biến của cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.
b “rất có thể là ngày hôm nay” Bổ sung ý nghĩa cho thời gian trong câu được xác định. Bổ nghĩa danh ngữ chỉ thời gian “ngày hôm nay” - thời điểm rất quan trọng trong diễn biến cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.

 

Giống nhau Cả hai câu đều sử dụng thành phần chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa về thời gian và nhấn mạnh thời điểm rất quan trọng trong diễn biến cốt truyện và sự kiện của câu chuyện mà tác giả đang kể.
Khác nhau a) thành phần chêm xen là bổ ngữ cho thành phần trạng ngữ
b) thành phần chêm xen dùng làm định ngữ cho ngữ danh từ.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

2. Câu 2 trang 55 SGK văn 10/2 cánh diều:

“Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ, đua trí, đua tài học hòi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi.(Trần Quốc Vượng)

- Bộ phận chêm xen trong câu là: kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội.

- Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh đặc điểm của những người Hà Nội.

b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ (Sương Nguyệt Minh)

- Bộ phận chêm xen trong câu là: một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật

- Tác dụng: Nhấn mạnh đặc điểm của người ông và dì

c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

- Bộ phận chêm xen trong câu là: những ai đó

- Tác dụng: Tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3. Câu 3 trang 55 SGK văn 10/2 cánh diều:

“Biện pháp tu từ chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm của nhân vật như thế nào?”

a)

- Phép tu từ: phép chêm xen, phần trong ngoặc đơn: “Anh vô tình anh chẳng biết điều/ Tôi đã đến với anh rồi đấy”.

- Tác dụng: tăng tính biểu cảm, tăng gợi mở cho lời tỏ tình bất ngờ giống như một sự trách móc dễ thương của cô gái, rồi thú nhận một tình cảm đặc biệt dành cho chàng trai thật dễ thương.

b)

- Phép tu từ: phép chêm xen tách biệt với thành phần chính của câu bằng dấu phẩy: cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

- Tác dụng: giải thêm nghĩa cho điều muốn bộc lộ. Nhấn mạnh đến nỗi đáng sợ nhất của con người trong hoàn cảnh này là sự cô độc chứ không phải đói rét và ốm đau. Đói rét và ốm đau chỉ là nỗi đau thể xác, còn sự cô độc là nỗi đau tinh thần, điều mà ai cũng sợ.

4. Câu 4 trang 55 SGK văn 10/2 cánh diều:

“nơi có những người dân hồn hậu và chất phác”

Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng với sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc chính là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, nơi đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, và cũng là nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ Việt Bắc để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng độc giả.

- Thành phần chêm xen trong câu: “lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng”, “nơi có những người dân hồn hậu và chất phác”, “mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc”

- Tác dụng: cung cấp thêm các thông tin về nhà thơ Tố Hữu và về địa danh Việt Bắc.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 văn 10 Cánh diều tập 2. Các em cần nắm vững kiến thức của bài học này để có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình học tập và giao tiếp. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990