img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:04 30/11/2023 56,704 Tag Lớp 11

Xuân Quỳnh là một trong số những nữ nhà thơ tiêu biểu nhất trong thế hệ các nhà thơ trẻ giai đoạn chống Mỹ. Bà có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng và tiêu biểu, trong đó có tác phẩm Thuyền và biển. Bài thơ thể hiện một tình yêu chân thành với biết bao cảm xúc lãng mạn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Cùng VUIHOC tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài soạn dưới đây!

Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức: Tìm hiểu chung

1.1 Tác giả Xuân Quỳnh

a. Cuộc đời

- Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988 với tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

- Quê quán ở La Khê, thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc thủ đô Hà Nội).

- Xuất thân vào một gia đình công chức, mẹ mất sớm và bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà đã được bà nội nuôi dạy từ bé đến khi trưởng thành.

- Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được nhận vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo để trở thành diễn viên múa.

- Bà đã nhiều lần được đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1959 tại Vienna (Áo).

- Từ năm 1962 tới 1964, Xuân Quỳnh học ở Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau khi học xong, bà ra làm việc ở báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.

- Xuân Quỳnh có vai trò là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

- Năm 1973, Xuân Quỳnh đã kết hôn với nhà viết kịch hay nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh đã kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương nhưng sau đó ly hôn.

- Xuân Quỳnh mất vào ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông ở đầu cầu Phú Lương thuộc thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng lúc ấy là Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

b. Sự nghiệp 

Tác phẩm chính

- Hoa dọc chiến hào (in năm 1968); Gió Lào cát trắng (in năm 1974) ; Tự hát (in năm 1984); Hoa cỏ may (in năm 1989),...

Phong cách sáng tác

- Thơ của Xuân Quỳnh chất chứa nhiều cảm xúc với những cung bậc khác nhau giống chính tính cách luôn hết mình của nhà thơ Xuân Quỳnh. 

- Thơ của bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ với nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành lại đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

1.2 Tác phẩm Thuyền và biển 

a. Thể loại

Thuyền và biển thuộc loại thơ năm chữ.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào thời điểm tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc vào năm 1963.  Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng Hữu Xuân phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

Giá trị nội dung

Mượn hình ảnh của tự nhiên nhằm thể hiện nỗi niềm, khát khao có được một tình yêu đời thường của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu đó. Dù có ra sao vẫn không muốn lìa xa nhau.

Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật bao gồm so sánh, nhân hóa và các phép điệp từ.

- Thể thơ 5 chữ vô cùng đặc sắc.

- Hình ảnh giàu tính gợi hình, gợi cảm.

2. Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức: trước khi đọc

2.1 Câu 1 trang 110 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Phương pháp giải:

Dựa vào vốn kiến thức của bản thân để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Em đã biết những sự so sánh thú vị về tình yêu đó là những hình ảnh “biển” và “bến bờ”, “thuyền” và “biển”, “sóng”… 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2.2 Câu 2 trang 110 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một số ca khúc ấy.

Phương pháp giải:

Dựa vào vốn hiểu biết của bản thân để có thể trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

- Những ca khúc của nhà thơ Xuân Quỳnh được phổ thành nhạc bao gồm Sóng, Thuyền và biển, Thơ tình cuối mùa thu, Mẹ của anh,...

 - Trong đó, ấn tượng nhất với em là bài hát “Thơ tình cuối mùa thu”. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nhà thơ đã nên duyên với mối tình thứ hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ, bởi vậy nên những bài thơ của Xuân Quỳnh thời kỳ ấy đều thấm đượm tình yêu và niềm hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng vô cùng êm đềm. Thông qua hình ảnh vào cuối mùa thu, tác giả khẳng định dù cho vạn vật có biển đổi, nhưng có một thứ sẽ luôn là vĩnh viễn, đó chính là tình yêu. Đây là nguồn sức mạnh giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, thay đổi trong cuộc sống. Có thể nói đây là một trong những bài thơ hay nhất viết về chủ đề tình cảm đôi lứa và tình yêu đích thực của con người. 

3. Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức: trong khi đọc

3.1 Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Chú ý vào khổ thơ 1 của bài thơ

Lời giải chi tiết:

2 dấu hiệu chỉ ra được đây là một câu chuyện đó là:

- Cụm từ là “kể anh nghe”

- Nhân vật xuất hiện là “con thuyền và biển” 

3.2 Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Phương pháp giải:

Chú ý vào khổ thơ 2, 3 và 4

Lời giải chi tiết:

Diễn biến câu chuyện: câu chuyện chính là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm thông qua lăng kính đầy lãng mạn và trữ tình của tác giả.

3.3 Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này.

Phương pháp giải:

Chú ý vào khổ thơ thứ 5

Lời giải chi tiết:

Dấu ngoặc đơn ở trong 2 dòng này như một lời giải thích dành cho 2 câu trên. Câu trên tác giả đã miêu tả cảnh sóng biển xô thuyền, đây là một hiện tượng rất đỗi bình thường nhưng qua cái nhìn đầy trữ tình của tác giả thuyền và biển tựa như chàng trai cô gái đang yêu nhau. Bởi vậy, tác giả ví sự xô thuyền của biển tựa như sự thay đổi trong tình yêu, luôn biến đổi không ngừng.

3.4 Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ thứ 6 để có thể trả lời câu hỏi này

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình đã rút ra được rằng: chỉ có những người thực sự yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì những gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu có ở những con người trong tình yêu. 

3.5 Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ đoạn thơ cuối cùng. 

Lời giải chi tiết:

Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất bản thân với nhân vật trong câu chuyện. Hình ảnh thuyền và biển chính là hình ảnh ẩn dụ của người con trai với con gái trong tình yêu. Tác giả thấy mình giống như người con gái ở trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu như thuyền từ giã biển thì với cô gái sẽ chỉ còn bão tố (nỗi trông đợi, mong nhớ và buồn tủi). Tác giả thấy hình ảnh của chính mình trong đó, vì quá yêu mà không muốn phải cách xa, chia rẽ, chỉ muốn được ở bên nhau và tận hưởng niềm vui hạnh phúc. 

4. Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức: sau khi đọc 

4.1 Câu 1 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ bài thơ để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, câu chuyện xuất hiện trong tác phẩm thực chất là câu chuyện của tác giả. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của “thuyền” và “biển” để gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình tới người yêu của mình. Tình yêu của bà với chồng mình thật rộng lớn, mênh mông và thắm thiết giống như thuyền và biển. Tình cảm ấy đôi khi nồng thắm và mạnh mẽ nhưng có lúc lại dịu êm và sâu lắng khiến con người càng không có cách thoát ra. Nó đẹp tựa như một giấc mơ khiến cho người ta không muốn tỉnh giấc và bởi vậy khi xa cách, tác giả sử dụng từ “bão tố” để chỉ tâm trạng và cảm xúc khi phải xa người mình yêu. Từ đó, ta có thể khẳng định được tình yêu đối với tác giả là vô cùng quan trọng.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

4.2 Câu 2 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể" soi rọi, khám phá?

Phương pháp giải:

Chú ý vào 2 hình ảnh đó là “thuyền” và “biển”.

Lời giải chi tiết:

- Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này đã được đặt trong mối quan hệ tương quan: giữa người con trai với con gái đang yêu nhau. 

 - Những cung bậc tình cảm xúc đã được “người kể” soi rọi và khám phá: 

+ Tình yêu vừa mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp mọi nơi

+ Tình yêu của hai người cứ như thế mà lớn dần và ngày càng đi xa

+ Những cung bậc cảm xúc có trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng lúc lại xô bồ, thay đổi

+ Tác giả khẳng định chỉ có những con người yêu nhau mới có thể hiểu được nhau

+ Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng giống như anh và em, không thể tách rời vì khi xa chỉ để lại những sự buồn đau, tương tư. 

4.3 Câu 3 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Phương pháp giải:

Chú ý vào diễn biến tâm trạng của 2 đối tượng ở trong câu chuyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng cần có 3 vấn đề trong tình yêu đó là “hiểu”, “biết” và “gặp”. Hiểu ở đây chính là sự thấu hiểu con người ở trong tình yêu. Nó giúp chúng ta có thể phân biệt được điểm đặc biệt hơn của bản thân so với một người bạn. Biết là sự hiểu biết về những biến đổi ở trong tình yêu, có khi bình lặng, lúc lại xô bồ để bản thân mỗi người biết cách mà tự điều chỉnh. Cuối cùng là gặp, đó chính là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những con người mình yêu. Bởi vậy, ba yếu tố nói trên là những thành phần không thể thiếu ở trong một tình yêu đẹp, là cách để ta có thể duy trì được mối quan hệ tình yêu tốt đẹp và bền vững theo thời gian. 

4.4 Câu 4 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Phương pháp giải:

Chú ý vào những câu thơ có xuất hiện câu chuyện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét về sự lồng ghép của hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của chính tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra rất linh hoạt và đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến cho người đọc khó có thể phân biệt được lúc nào là câu chuyện của tác giả và lúc nào là câu chuyện của thuyền biển vì sự tương đồng giữa chúng. 

- Số dòng thơ được sử dụng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ sử dụng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu 

→ Tác giả sử dụng rất ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của chính mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng tựa như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là vô cùng nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng như đang nói tới câu chuyện của tác giả.

4.5 Câu 5 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Phương pháp giải:

Chú ý vào tâm tư và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm

Lời giải chi tiết:

Bài thơ giúp em hiểu được tác giả chính là một người đa sầu và đa cảm, luôn khao khát có được hạnh phúc trong tình yêu. Bà luôn muốn tình yêu của mình được thấu hiểu, bền vững, biết trân trọng và nâng niu thứ tình cảm ấy. Bà luôn mong muốn tình yêu của bản thân sẽ đơm hoa, kết trái và có kết quả tốt vì thế bà luôn tìm cách để có thể vun đắp và dựng xây cho tình yêu đó. Nó là thứ khiến cho con người ta có thể vui buồn lẫn lộn và đặc biệt là khi phải chia xa, sự nhớ mong lẫn chờ đợi sẽ khiến cho người trong cuộc như gặp phải bão tố ở trong lòng. Bởi vậy, ta càng khẳng định thêm Xuân Quỳnh rất coi trọng và khao khát có được tình yêu và niềm hạnh phúc lứa đôi. 

4.6 Câu 6 trang 112 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ. 

Phương pháp giải:

Chú ý vào vai trò của câu chuyện thuyền và biển ở trong bài 

Lời giải chi tiết:

- Vai trò: câu chuyện đóng vai trò giống một chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm tới sự đồng cảm nơi người đọc một cách rất tự nhiên và sâu sắc nhất. Tác giả đã vô cùng tinh tế, dùng bóng tả trăng, sử dụng hương tả hoa, kéo người đọc đi từ hai sự vật tưởng chừng rất xa lạ trở nên gần gũi hơn. Nhờ vậy, thông điệp được truyền tải lại càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. 

- Ý nghĩa: hình ảnh của thuyền và biển là hình ảnh ẩn dụ thể hiện cho tình yêu đôi lứa của tác giả. Việc sử dụng hình ảnh ấy không chỉ thể hiện cái tài ba của Xuân Quỳnh mà nó còn giúp cho người đọc bị hấp dẫn và thu hút hơn vào câu chuyện tình yêu của tác giả. Mọi thứ đều có quá nhiều sự tương đồng và nó như hiện thân của tình yêu của tác giả khiến cho người đọc không khỏi cảm thán và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của tác giả

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài thơ Thuyền và biển đã thể hiện nỗi niềm mong ngóng và buồn đau của những con người yêu nhau nhưng có những tháng ngày xa cách. VUIHOC hy vọng rằng, sau khi tham khảo cách Soạn bài Thuyền và biển sách kết nối tri thức, các em sẽ phần nào hiểu được về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, để học thêm những học phần khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc tất cả các môn học khác, các em nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký những khoá học của VUIHOC để trải nghiệm học cùng các thầy cô ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990