img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm - Sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 13:55 30/11/2023 132,866 Tag Lớp 11

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm là một phương thức biểu đạt khá thú vị trong văn học và cũng rất thường gặp. Để có thể biết cách thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm hay, trong bài viết này VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn phần soạn bài và trả lời các câu hỏi trong hai đầu sách giáo khoa ngữ văn, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm - Sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm 

Câu hỏi (trang 45, SGK Ngữ Văn 11/1 Kết nối tri thức):

Chọn ra một tác phẩm truyện ấn tượng đã để lại cho bạn nhiều ấn tượng về cách kể chuyện: Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Lời giải chi tiết

Xin chào thầy/ cô và các bạn,

Như mọi người cũng đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao là một trong những tác phẩm văn học chân thực nhất, ấn tượng nhất về phong cách nghệ thuật kể chuyện của ông. Truyện ngắn ấy không chỉ thu hút những người đọc bởi tính chất phản ánh lên được những chân thực hiện thực trần trụi của xã hội xưa mà nó còn hấp dẫn ở chỗ lối tự sự đầy sức sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi ông miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật truyện Chí Phèo. 

Khi nói đến văn xuôi là nói đến nghệ thuật trong xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn đêu có một cách để có thể thể hiện được sự khác nhau trong việc xây dựng nhân vật và cũng sẽ thành công ở những mức độ khác nhau. Đối với nhà văn Nam Cao trong  tác phẩm Chí Phèo này thì ông đã cũng xây dựng được vô cùng thành công cả tuyến nhân vật chính diện cho đến nhân vật phản diện mà không những thành công mà lại thành công ở cấp rất điển hình.

Về tuyến các nhân vật phản diện nhà văn đã tập trung vào ba nhân vật đó chính là Bá Kiến, Lí Cường và Đội Tảo. Trong đó tác giả đã tập trung vào việc khắc hoạ lên được bản chất của nhân vật Bá Kiến - người trực tiếp khiến cho Chí Phèo tha hóa về con người, Bá Kiến thực sự là một con hổ biết cười. Đối với một con mồi giống như Chí Phèo khi thì Bá Kiến tỏ ra nhỏ nhẹ để làm mềm nhũn tư tưởng của Chí Phèo, có khi thì Bá Kiến lại bắt đầu dọa nạt bằng những lời lẽ câu từ có gang có thép để tỏ ra cái uy lực trước một người giống như Chí Phèo. Ngoài cái thủ đoạn bẩn thỉu đó thì Bá Kiến cũng được tác giả Nam Cao liệt kê ra vô vàn những thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt. Với những nét khắc họa đầy sự lên án đó nhà văn cũng đã xây dựng lên được một tên Bá Kiến vô cùng sống động, rất điển hình cho bọn cường hào bất hảo, ác bá ở vùng quê nông thôn bên cạnh những con người nghèo khổ, không có quyền lực trước thời kỳ cách mạng tháng tám.

Cách kể câu chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách mà tác giả kể về diễn biến của những câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra ở trong đó. Ở đây, Nam Cao cũng đã vận dụng được cách kể chuyện rất độc đáo không chỉ ở trong các sự kiện mà còn ngay cả trong diễn biến tâm lí của các nhân vật chủ chốt trong cốt truyện, đặc biệt là về diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ những sự biến đổi của nhân vật sau khi đi tù về cho đến quá trình mà Chí Phèo hoàn lương và trở thành một người lương thiện. 

Mở đầu của tác phẩm truyện, Nam Cao đã sử dụng phong cách kể chuyện cực kỳ độc đáo và sáng tạo của mình để có thể miêu tả được một Chí Phèo trong cơn say rượu, vừa đi vừa chửi người, chửi đời. Điểm độc đáo trong cách kể chuyện ở đây đó là trong từng lời chửi, đó không chỉ là lời miêu tả đơn thuần từ tác giả mà ở trong đó, còn có cả lời của chính nhân vật Chí Phèo - đây là những lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Cách tác giả sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy có thể giúp tất cả người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những diễn biến tâm lý xảy ra trong nhân vật và đã thể hiện được sự khai thác về sự kiện dựa trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông đã kể về nhân vật Chí Phèo, anh ta là một đứa trẻ mồ côi nhưng lương thiện, bị tên bá kiến bắt cho đi tù và sau đó ra tù, hắn đã trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại ngày ấy. Hắn đã trở thành một tên chuyên làm cái nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày nốc rượu, say khướt và trở thành tên tay sai của nhà tên bá kiến. 

Đỉnh cao trong phong cách nghệ thuật kể chuyện độc đáo của nhà văn Nam Cao đó là ông phải kể đến chỗ khi ông bắt đầu phân tích quá trình hoàn lương của nhân vật Chí Phèo. Hắn đã gặp nhân vật Thị Nở - người đàn bà có ngoại hình khá xấu xí đã cho hắn biết được cảm giác thế nào được gọi là tình yêu, là niềm hạnh phúc khi được quan tâm. Tỉnh dậy sau khi đến gặp Thị Nở, nhận thức trong con người của Chí Phèo đã dần có sự thay đổi. Hắn đã thoát khỏi cơn say và lắng nghe thấy được những thanh âm trong trẻo và tươi tắn của cuộc sống mà trước đây vì hắn luôn trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê nên chưa bao giờ hắn nghe thấy. Hắn bắt đầu thấy vui nhưng rồi lại buồn, rồi hắn lại nghĩ về tương lai, mơ ước về một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang dần cảm thấy được sự hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm đơn thuần của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên dặn của một bà cô, thị Nở đã quay ra và đòi chia tay hắn, Chí Phèo rất muốn níu kéo lại niềm hạnh phúc nhỏ nhoi dường như là duy nhất trong đời của Chí Phèo nhưng hắn đã nhận ra rằng, hắn vốn chẳng có gì để có thể níu kéo được thị. Hắn lại muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ đã khiến hắn trở nên bất cần đời như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao cũng đã lột tả hết ra tài năng miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của bản thân mình, ông vô cùng khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện còn sót lại trong con người khi miêu tả ra những niềm vui, sự hạnh phúc đang nhen nhóm lại của Chí Phèo. 

Bởi vậy, sức hấp dẫn của tác phẩm Chí Phèo không chỉ nằm ở phần cốt truyện đầy giản dị, thật tâm về những người nông dân, nông thôn của Việt Nam trong những năm xảy ra chiến tranh, dễ tiếp cận tới mọi người đọc, mà nó còn nằm ở sự độc đáo và sáng tạo trong cách kể chuyện, miêu tả nên diễn biến tâm lý của mỗi nhân vật truyện một cách chỉn chu, đa dạng đa chiều, trên nhiều phương diện khác nhau để có thể soi chiếu được rõ nhất sự thay đổi tâm lý của mỗi nhân vật ở trong truyện ngắn. 

Chính vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm truyện ngắn hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật tự sự sáng tạo cũng như miêu tả diễn biến tâm lí của các nhân vật của một nhà văn, thêm vào đó tác phẩm cũng đã phản ánh được cuộc sống đời thực của những con người bất hạnh trong xã hội thời xưa. Nhưng qua đó, ông cũng đã khẳng định được sự lương thiện luôn còn ẩn chứa ở trong những con người ấy dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện của tác giả Nam Cao về tác phẩm Chí Phèo của em, em xin cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin kết thúc phần trình bày ở đây!

Học văn dễ dàng hơn với cuốn sổ tay tổng hợp kiến thức Ngữ Văn đầy đủ nhất! 

2. Củng cố mở rộng sách văn 11/1 kết nối tri thức trang 48

2.1 Câu 1: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Qua bài học này, theo bạn, điều gì đã làm nên được sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?

Lời giải chi tiết:

Qua bài học về nghệ thuật trong kể chuyện này, em nghĩ để có thể làm nên được sức hấp dẫn của một tác phẩm truyện ngắn hiện đại cần phải có sự kết hợp bởi nhiều yếu tố. Trước hết là lựa chọn về điểm nhìn. Không phải là điểm nhìn với vai trò là một người kể chuyện thì ta mới có thể luôn nhìn được rõ, bao quát hết được toàn bộ câu chuyện, đôi khi chúng ta cũng cần thiết phải thay đổi đi điểm nhìn trên nhiều góc độ khác, đứng trên lập trường của mỗi nhân vật trong truyện để có thể đưa ra được những quan điểm chủ quan, tạo nên được một cái nhìn đa chiều soi chiếu được tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm. Lời kể trần thuật cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trong truyện ngắn, câu từ khi mà ta trau chuốt, dài dòng, khó hiểu đôi khi lại không thể hiện được chính xác bằng với những câu văn ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Vì vậy chúng ta cần phải linh hoạt hơn trong cách kể chuyện, chỗ nào miêu tả cảnh vật, không gian thì nên cần thiết phải trau chuốt từng câu từ, câu nào dùng để làm đoạn hội thoại của các nhân vật thì cần phải ngắn gọn và đôi khi có thể xen lẫn những ngôn ngữ nói đời thường để có thể làm nổi bật lên được tính cách, tâm tư, tình cảm của các nhân vật ở trong truyện. Như vậy, yếu tố điểm nhìn và lời kể trần thuật có thể được coi là 2 yếu tố lớn nhất làm nên được sức hấp dẫn của các tác phẩm truyện ngắn hiện đại. 

2.2 Câu 2: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Thảo luận nhóm: Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ: thị Nở (truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao) và người vợ nhặt (truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân). Từ đó, hãy đánh giá giá trị nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Lời giải chi tiết: 

Người phụ nữ của Việt Nam từ xa xưa dường như đã trở thành một đề tài quen thường và không thể thiếu được ở trong văn chương cả từ văn học thời cổ đại cho tới văn học hiện đại, đặc biệt ở trong văn chương thời hiện đại, chúng ta cần phải kể đến đó chính là nhân vật thị Nở ở trong truyện ngắn Chí Phèo của tác giả Nam Cao và người vợ nhặt ở trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân. Đây chính là hai hình tượng của người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé trong văn học hiện đại đặt ở trong hai tình cảnh khác nhau, trong hai câu chuyện khác nhau đã để lại trong mỗi người đọc rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên là nhân vật thị Nở. Dưới ngòi bút kể chuyện xuất sắc của Nam Cao, thị Nở đã hiện lên là một người phụ nữ có vẻ ngoài vô cùng xấu xí, đã quá tuổi lấy chồng và có cái tính cách có thể coi là dở hơi, không được bình thường. Thị đã nên duyên với nhân vật Chí Phèo – một con quỷ của làng Vũ Đại ngày đó. Ban đầu, thị cũng cảm thấy rất hạnh phúc, vui sướng khi lần đầu được đón nhận tình yêu của một người khác đó là Chí, thị tỏ ra quan tâm, chăm sóc cho hắn giống như những người yêu nhau thật sự ngoài kia mà bỏ qua và không màng tới quá khứ của hắn. Tình yêu của thị tuy giản dị nhưng đã cảm hóa được một con người đang ở bờ vực của cuộc đời như Chí, khiến cho hắn muốn từ bỏ đi con đường hiện tại và trở lại với cuộc sống làm con người lương thiện. Nhưng cái dở hơi ở đây đó là thị lại nghe lời người cô mình, thị nằng nặc đòi chia tay với hắn mà để rồi đã gây ra một thảm kịch ở phía sau. Dù vậy, chúng ta cũng không thể đánh giá được nhân vật thị Nở là một người xấu bởi thị làm như vậy cũng phải không sai, thị cũng giống như bao nhiêu người phụ nữ khác, mong muốn về một tình yêu, khát khao có được hạnh phúc nhưng Chí lại không phải là người tốt lành gì. Nam Cao không đưa ra lời khen, cũng không tỏ ra ý chê bai nhân vật này bởi vì ông luôn tin tưởng vào bản chất của sự lương thiện vẫn luôn ở đâu đó trong con người.

Ở trên một phương diện khác, vào nạn đói năm Ất Dậu 1945 ấy, trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân – nhân vật người vợ nhặt cũng đã hiện lên với sự thay đổi về mặt tính cách bởi sự éo le của hoàn cảnh. Thị cũng là một trong hàng triệu nạn nhân xấu số trước nạn đói, không công việc làm, không có nhà cửa. Với điệu bộ có phần chao chát, sưng sỉa, thị đã tin vào những câu hò tưởng như bông đùa của Tràng và đã theo anh về nhà làm vợ mà không hề biết trước đến gia cảnh của anh. Sau khi đã nói chuyện với bà cụ Tứ, chấp nhận một cuộc sống vợ chồng nhiều phần vất vả này, thị liền thay đổi, bắt đầu trở thành một “người phụ nữ hiền hậu, đảm đang” – vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ đất nước Việt Nam truyền thống. Tính cách của thị trước và sau khi về làm vợ của Tràng đã hoàn toàn thay đổi và nó cũng đã thể hiện được đúng bản chất của những người phụ nữ Việt Nam, khi bước đến đường cùng của sự sống thì họ có thể làm mọi cách để có thể được sống nhưng đến khi trở lại về một cuộc sống bình thường, họ cũng vẫn sẽ là một người phụ nữ khiêm nhường và đáng kính trọng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được rằng hai tác phẩm truyện ngắn trên đều thể hiện được giá trị nhân đạo của tác phẩm sâu sắc.

Một bên, Nam Cao có phần khoan dung, luôn luôn tin tưởng vào nhân cách của mỗi con người ở trong mọi hoàn cảnh, dù thế nào họ cũng vẫn sẽ tìm ra được bản chất lương thiện vốn có ở bên trong con người của mình. Đối với nhà văn Kim Lân, đó lại là tinh thần khát khao được sống, được tồn tại, được tìm thấy niềm hạnh phúc giản đơn trong hoàn cảnh éo le là nạn đói bao trùm, đó là tình yêu thương của những người mẹ già dành cho những người con cái đi cùng những lời động viên hướng đến một tương lai tươi sáng hơn. Cuối cùng, cả hai tác phẩm cũng đều nhằm đến việc tố cáo xã hội lúc bấy giờ đầy đen tối cùng với những chính sách chèn ép nhân dân đầy tàn bạo, tay sai của bè lũ thực - dân đế quốc đã đẩy những con người nhân dân lao động nghèo khổ đến tận cùng của nỗi khổ đau, khiến cho họ bị tha hóa về nhân cách và con người.

2.3 Câu 3: Trang 48 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức 

Tìm đọc thêm một số truyện ngắn của Nam Cao (Lão Hạc, Đời thừa, Bài học quét nhà, Cái chết của con mực,...) và Kim Lân (Con chó xấu xí, Làng,...); từ đó, phân tích những nét nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện của từng tác giả.

Lời giải chi tiết:

* Nam Cao

Ông là một trong những cây bút văn học có những đóng góp lớn lao đối với quá trình phát triển của nền văn chương của Việt Nam trong thế kỷ XX. Ông là một người luôn có xu hướng viết về nỗi nghèo khổ của những người nông dân thời bấy giờ và phản ánh lên sự thối nát của một chế độ xã hội. Bởi vậy, những tác phẩm truyện ngắn của ông luôn mang một giọng điệu có chút buồn thương, chua chát – một thứ nghệ thuật trữ tình đầy sắc lạnh nhưng mà sâu sắc. Đặc biệt, chúng ta cần phải kể đến đó chính là nét nghệ thuật độc đáo tồn tại trong các tác phẩm văn chương của ông. 

Trước hết chúng ta cần phải kể đến đó là cách mà ông đã lựa chọn đề tài và chủ đề vô cùng độc đáo, sáng tạo. Nam Cao thường sẽ chọn những chủ đề rất nhỏ nhặt ví dụ như câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Lão Hạc, Chí Phèo rồi nhà văn Hộ… để có thể làm nội dung chính cho tác phẩm. Nhưng thông qua những câu chuyện có thể rất nhỏ nhặt về cuộc sống đi kèm với việc mô tả tính cách của những nhân vật ấy, ông cũng muốn gửi gắm đến người đọc về những bài học cuộc sống đầy ý nghĩa, những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc về cuộc sống và những con người, đồng thời cũng lên án, phê phán mạnh mẽ chế độ xã hội thực dân phong kiến đầy thối nát đã đày đọa và làm khổ hàng triệu người nông dân. Chủ đề chủ yếu mà Nam Cao thường xoay quanh đó chính là cuộc sống đầy quẩn quanh, bế tắc bủa vây bởi cái đói, cái nghèo giống như lão Hạc; là vấn đề về những miếng ăn, cái đói khiến cho con người phải từ bỏ tất cả để có được một bữa ăn đủ no như bài cái Tý trong tác phẩm “Một bữa no” hay trong tác phẩm “Tư cách mõ”… Tất cả cũng nhằm làm nổi bật lên được nỗi bất hạnh, khốn khổ, khổ đau của những người nông dân lao động thời kỳ trước cách mạng tháng Tám. 

Tiếp đến chúng ta cũng phải kể đến là Nam Cao đã xây dựng được một cốt truyện vững chắc, kết cấu văn học rất linh hoạt qua từng chi tiết. Như trong các tác phẩm Giăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Sống mòn… những tâm tư, tình cảm, thái độ của mỗi nhân vật sẽ đều được biểu hiện thông qua những cử chỉ nhỏ nhặt, hành vi, nét mặt hay qua cả những lời độc thoại nội tâm cũng đều vô cùng xuất sắc và sắp xếp câu từ theo một trình tự rất hợp lý. Thường thì nhà văn Nam Cao sẽ thường chú ý tới những điểm chi tiết vặt vãnh, nhỏ bé và ông cho rằng nó mới chính là những thứ cần thiết để có thể nói lên được bản chất trong nhân cách của một con người trong một tác phẩm. 

Cuối cùng, cũng thật là thiếu sót khi không kể đến đó là về nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật trong truyện ngắn đầy tinh tế, sắc sảo của Nam Cao. Ông luôn đề cao những tư tưởng, chú trọng tới từng hoạt động ở sâu bên trong của con người, thể hiện bằng niềm tin vào bản chất nhân cách, sự lương thiện của mỗi con người dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh éo le đến thế nào. Bằng việc thâm nhập vào trong đời sống nội tâm của các nhân vật, ông có thể soi chiếu và miêu tả được một cách rõ ràng nhất về những sự việc, biến cố đã và sắp xảy ra ở trong mỗi câu chuyện một cách rõ nét nhất, chính xác nhất và có thể giúp người đọc hiểu được sâu sắc hơn về tác phẩm. 

Như vậy, có thể nói được rằng Nam Cao quả thực là một cây bút kỳ cựu của nền văn học Việt Nam hiện đại bởi lối viết văn đầy chân thực, giản dị, phản ánh sâu sắc được những câu chuyện đời thường mà qua đó cũng nhằm truyền tải đến toàn bộ người đọc được những triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc.

Giải pháp học và ôn tập thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - Khóa học PAS THPT 

* Kim Lân

Tác giả Kim Lân – một trong những cây bút văn học nổi bật khi viết về đề tài nông thôn của đất nước Việt Nam ta. Tên tuổi của ông cũng gắn liền với những tác phẩm văn học có tính bình dị, nhân văn rất sâu sắc của những người nông dân chân chất, thật thà, chất phác phải sống ở trong thời buổi loạn lạc của đất nước khi bị giặc xâm chiếm. Bởi vì thế, phong cách nghệ thuật trong lối kể chuyện của ông cũng luôn là một điều khiến cho rất nhiều người đọc phải chú ý đến.

Trước hết là về việc Kim Lân đã lựa chọn chủ đề, đề tài cho tác phẩm văn học. Ngay từ nhan đề tác phẩm, nhà văn Kim Lân đã thể hiện được nội dung của truyện ngắn. Động từ “Nhặt” chuyên sử dụng với những thứ đồ không có giá trị, rẻ rúng, không ai cần không ai muốn. Còn “Vợ” lại là người quan trọng trong gia đình, là người giữ lửa hôn nhân, là phần hồn của mỗi ngôi nhà. Hai từ có giá trị trái ngược nhau nhưng lại được đặt cạnh nhau. Đây chính là minh chứng rõ nhất cho giá trị con người thời đó, rẻ rúng như ngọn cỏ ven đường vô chủ ai muốn lấy thì lấy, ai muốn nhặt thì nhặt. Theo lẽ thường ngày dựng vợ gả chồng là việc trọng đại, phải mất thời gian tìm hiểu, tốn tiền bạc để tổ chức đám cưới thì Tràng lại ra đường nói vài câu vu vơ đã có được một cô vợ. Đó là sự khốn khổ của con người khi hạnh phúc đời mình cũng không bằng một bữa ăn no.Chỉ qua nhan đề với hai chữ đã có thể lột tả được hết hoàn cảnh của tác phẩm. Đó là nạn đói năm 1945 khiến cho giá trị con người sụt giảm nghiêm trọng. Nhưng đó cũng là nền cho lẽ sống của con người, là niềm tin về cuộc sống tốt đẹp, là sự đồng hành hỗ trợ “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.Các tác phẩm văn học của ông hầu như đều hướng về vùng nông thôn – nơi sinh sống của những con người nông dân chất phác, giàu tình yêu thương con người với nhau nhưng lại có một cuộc sống thường sẽ là khó khăn, bất hạnh. Như ở trong truyện ngắn Làng, đó là hình tượng của một con người có tình yêu quê hương, yêu cái làng nhỏ của mình nhưng lại buộc phải đi tản cư vì quân địch. Đó là một câu chuyện về mối duyên của đôi vợ chồng bộp chợt giữa Tràng và thị… Tất cả họ đều là những con người nông dân nghèo khổ nhưng lại rất giàu tình thương giữa người với người, tình yêu về quê hương đất nước dù có đang phải hứng chịu đựng chiến tranh, loạn lạc, cái đói khát đang hoành hành. 

Về tình huống truyện của Vợ nhặt, Tình huống truyện này không chỉ tạo ra sự ngạc nhiên cho người đọc vì không ai nghĩ được rằng “Vợ” có thể có được nhờ “Nhặt. Đó cũng là sự bất ngờ của chính bản thân Tràng, của bà cụ Tứ, của cả bà con hàng xóm vì không ai trong thời điểm nghèo đói này lại đi mang về thêm một miệng ăn. Tính huống truyện này cũng thể hiện thái độ của tác giả Kim Lân với nhân dân Việt Nam và xã hội thời bấy giờ. Nhà văn đã mạnh mẽ lên án thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với bọn tay sai bán nước đã khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh lầm than. Đó cũng là lời xót thương cho số phận của nhân dân ta, là nỗi đau khi thấy con người không đủ ăn, phải chạy từng bữa ăn hàng ngày với số kiếp rẻ rúng bị coi thường. Nhưng dù cho ở hoàn cảnh đấy, nhà văn Kim Lân vẫn luôn có cách để tôn lên được vẻ đẹp trong tâm hồn của con người. Dù có ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn nào người dân Việt Nam ta vẫn luôn cố gắng yêu thương nhau, đùm bọc hỗ trợ nhau vượt qua nghịch cảnh.

Tiếp đến là phải kể đến nghệ thuật trong miêu tả chân dung, tâm lý nhân vật của tác giả qua từng tác phẩm. Các nhân vật trong câu chuyện của ông đều hiện lên với những tính cách mới mé, tâm lý khác nhau và đã được thể hiện thông qua từng cử chỉ, hành động và lời nói nhỏ nhất. Như trong tác phẩm Vợ nhặt, bà cụ Tứ đã hiện lên là một người mẹ già nghèo khổ nhưng lại rất hiền từ, nhân hậu, vóc dáng của bà cũng đã thể hiện lên được rằng bà đang phải trải qua một cuộc đời khổ đau, bất hạnh mà đáng nhẽ bà phải được tận hưởng những hạnh phúc khi về già. Người mẹ già nghèo ấy, dù vậy nhưng vẫn dạt dào được tình thương, không chỉ dành tình yêu thương cho đứa con trai ruột mà còn là dành cho cô con dâu mới được “nhặt” về. Bà đã thương cho số phận của hai đứa con cũng như thương cho chính thân phận của mình. Nhưng dù vậy bà cũng luôn luôn hướng các con đến với một tương lai tươi sáng hơn, cuộc sống ấm no hạnh phúc hơn cho dù nạn đói vẫn đang hoành hành, hiện hữu và đã lấy đi không biết bao nhiêu mạng người. Không quá cầu kỳ về những xuất thân, hoàn cảnh, các nhân vật của tác giả đều hiện lên một cách rất giản dị nhưng lại thấm đượm được tình người, tình yêu với xóm làng (ông Hai trong tác phẩm truyện ngắn Làng) được thể hiện rõ nét nhất thông qua những nét chấm phá của nhà văn Kim Lân. 

Cuối cùng đó chính là nghệ thuật sử dụng ngôn từ vô cùng độc đáo. Chúng ta không thể phủ nhận được rằng ông rất có biệt tài trong việc tìm kiếm, lựa chọn và vận dụng những ngôn từ hết sức tuyệt vời với sự kết hợp rất hài hòa nhưng vẫn giữ được những nét mộc mạc, giản dị của những ngôn ngữ đồng quê. Như ở trong truyện ngắn Làng hay truyện ngắn Vợ nhặt, ta có thể dễ dàng bắt gặp được những từ ngữ miêu tả về chân dung các nhân vật một cách rất sáng tạo nhưng mà cũng hợp lý như “gà gà”, “nhấp nhỉnh”… 

Tóm lại, nhờ vào tính chất sắc sảo ở trong từng lời văn cũng như mô tả nhân vật, truyện ngắn của tác giả Kim Lân luôn để lại những ấn tượng sâu sắc ở trong lòng người đọc về triết lý trong xã hội đầy sâu sắc về tình người và tình yêu quê hương và đất nước. Để từ đó có thể  khẳng định song hành cùng nhiều những vấn đề về miếng cơm manh áo thì đó chính là vấn đề tình người và đây mới chính là yếu tố quan trọng nhất cứu rỗi được những cuộc đời bất hạnh của mọi người dân trong thời buổi loạn lạc ấy của nước chúng ta. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách soạn bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm trong sách kết nối tri thức và sách cánh diều - Ngữ Văn 11. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Soạn bài Chí phèo

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990