img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài: Tràng Giang sách kết nối tri thức + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:55 30/11/2023 47,110 Tag Lớp 11

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả Huy Cận với thiên nhiên cảnh vật quê hương Việt Nam.

Soạn bài: Tràng Giang sách kết nối tri thức + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tràng Giang - Tác giả và tác phẩm

1.1 Tác giả Huy Cận

- Tác giả Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận. Ông sinh năm 1919 tại làng Ân Phú, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh trong gia đình nhà nho hiếu học.

- Thời đi học ông học trung học ở quê và lên Hà Nội học cao đẳng Canh nông. Trong chính thời gian này ông tham gia phong trào học sinh yêu nước cùng với mặt trận Việt Minh.

- Sự nghiệp văn học của ông có thể chia thành hai giai đoạn:

- Trước cách mạng tháng tám năm 1945 ông tạo danh tiếng cá nhân trong dòng thơ mới. Giọng thơ khi này của ông phần lớn là đau buồn bi thương, cảm thán cho số phận của kiếp người nô lệ. Có thể kể đến bài thơ Lửa thiêng năm 1940, tác phẩm văn học Kinh cầu tự năm 1942,...

- Sau cách mạng tháng tám thì tốc độ sáng tác của ông giảm đáng kể. Có thể là do thời đại thay đổi làm ông chưa thể bắt kịp thời đại. Phải đến khi ông đi thực tế tại Cẩm Phả thì ông mới trở lại con đường văn học với các tác phẩm nối tiếng như Cô gái mèo năm 1972, Ngôi nhà giữa nắng năm 1978,...

1.2 Tác phẩm Tràng Giang 

Bài thơ Tràng Giang được tác giả Huy Cận chấp bút năm 1939 với cảm hứng từ con sông Hồng bốn bề yên ắng, mênh mông biển nước.

2. Soạn bài Tràng Giang sách Kết nối tri thức

2.1 Trả lời câu hỏi trước khi đọc bài 

Câu 1: Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?

Điều kết nối con người với con người dễ nhất là những cảm xúc chân thực của họ, chính vì vậy người đọc có thể hiểu được và rung động được trước câu chữ của một người xa lạ không quen biết. Chính nhờ từng câu văn từng nét bút được tạo ra từ cảm xúc thực nên độc giả dễ đồng cảm với những cảm xúc đó.

Câu 2: Bạn có cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn biết nói về cảnh ấy, thời điểm ấy.

- Mỗi khi mặt trời đi xuống, bầu trời rực đỏ là lúc con người ta rất dễ có những cảm xúc đặc biệt. Có thể là vui mừng thư thái sau một ngày mệt mỏi nhưng cũng có thể là những cảm xúc trầm ngâm suy nghĩ khi ngồi ngắm ánh mặt trời. 

- Một số câu thơ nói về thời điểm chiều tà xuất hiện trong thơ ca Việt Nam như

+ Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

“ Bước tới đèo ngang bóng xế tà

  Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”

+ Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan

“Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

 Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

2.2 Trả lời câu hỏi trong khi đọc bài 

Câu 1: Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ.

  • Lời đề từ được tác giả viết trong tác phẩm Tràng Giang là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

  • Từ láy Bâng khuâng thể hiện được rõ cảm xúc vô định khó tả, một cảm xúc không thể gọi tên của ông khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn.

  • “Trời rộng” với “sông dài” là khoảng không gian lớn, bất tận không thể nhìn thấy điểm cuối. Tác giả còn khéo léo nhân hóa “trời rộng” để có thể nhớ được “sông dài”. Ta có thể hiểu “trời rộng” chính là tác giả còn “sông dài” là cảnh vật thiên nhiên quê hương đất nước. Trời nhớ sông như là nỗi nhớ của nhà thơ với quê hương.

Câu 2: Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?

Cuối khổ thơ xuất hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” vừa nói đến sự héo úa mất sức sống của củi khô lại còn lạc lõng giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu khi mà đất nước không còn giữ được chủ quyền.

Câu 3: Thế nào là “sâu chót vót”?

“Sâu chót vót” là chiều không gian được mở rộng và nhấn mạnh đến hai lần. Một lần là chiều sâu từ mặt nước lên tới tận bầu trời và một bên là chiều sâu ngược lại từ bầu trời được phản chiếu dưới đáy dòng sông sâu.

Câu 4:  Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy “dợn dợn”.

Từ láy toàn phần “dợn dợn” tạo ra sự chuyển động nhẹ nhàng lên xuống dập dềnh của mặt hồ, như một bông hoa nhẹ nhàng đáp xuống mặt nước. Thực tế trong từ điển tiếng Việt không có từ láy dợn dợn mà dường như tác giả đã tự sử dụng hai từ dợn này giúp hình ảnh mình muốn được hiện lên rõ hơn.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

2.3. Trả lời câu hỏi sau khi đọc bài 

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Bạn cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ?

  • Nhan đề “Tràng giang” sử dụng từ phép láy vần “ang”. Đó là một âm mở mang lại độ rộng lớn cho con sông, nó không chỉ dài mà còn có độ sâu. Tuy vang là thế nhưng Tràng giang lại gợi cảm giác buồn mang mác khi có người đứng một mình trước dòng sông.

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Có thể dùng từ ngữ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được “vẽ” ra trong bài thơ?

Có thể dùng các từ không gian đìu hiu, hoang vắng, nỗi buồn da diết, cô đơn,... để chỉ tính chất khung cảnh được vẽ ra trong bài thơ.

Câu 3  trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đâu để xác định như vậy?

  • Bài thơ Tràng Giang được cấu tứ trong một không gian sóng đôi. Không chỉ là dòng Tràng giang thực tế chảy dài trong tự nhiên mà còn là dòng sóng dập dìu trong tâm hồn tác giả.

  • Với ý nghĩa là dòng sông thực tế trong tự nhiên, tác giả đã sử dụng hình ảnh nước trong tất cả các khổ thơ cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nhà thơ sử dụng trực tiếp những từ “nước”, “con nước”, “dòng nước”,... nhưng cũng khéo léo sử dụng gián tiếp thêm các từ “cồn nhỏ”, “bờ xanh”, “bãi vàng”, “sóng gợn”...

  • Nếu tiếp cận tác phẩm với hình ảnh dòng sông trong tâm hồn thì ta lại thấy được góc độ tâm trạng khác. Nó không phải là thiên nhiên hùng vĩ mà lại mang cảm giác trầm buồn đìu hiu, cô đơn vắng vẻ như dòng nước chảy trăm hướng như nỗi buồn sầu trăm ngả

Câu 4  trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kế tiếp như thế nào?

  • Trong khổ thơ thứ hai, người đọc có thể thấy được rõ sự tương phản giữa vũ trụ và con người. Vũ trụ thì bao la rộng lớn không thấy được điểm cuối còn con người thì lại quá đỗi nhỏ bé trước thiên nhiên.

  • Sự tương phản này cho ta thấy sự lạc lõng, tâm trạng buồn sầu của tác giả khi đứng trước thiên nhiên rộng lớn như là cảm giác lạc lõng giữa cuộc đời không biết nên làm gì. Chính tác giả cảm nhận được con người quá nhỏ bé, không có sức kháng cự bất cứ điều gì đến từ tự nhiên. Đó là cảm giác bất lực không chỉ của riêng bản thân ông mà còn là nỗi sầu của cả một thế hệ nói chung hay là của các nhà nghệ thuật trong thời gian đầu thế kỷ XX.

  • Ở khổ thơ thứ ba cảnh vật tạo cho người đọc cảm giác cô liêu không hề có sinh khí của sự sống, thiếu hình bóng của cả con người lẫn con vật.

  • Khổ thơ thứ tư tiếp theo thì xuất hiện cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ nhưng con người trong đó lại chỉ có cảm giác man mác buồn bởi nỗi nhớ quê nhà luôn ngự trị trong tâm trí.

Câu 5  trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ? Hãy làm rõ hiện tượng này qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.

  • Tác giả đã sử dụng hệ thống từ láy của truyền thống với mười lần láy trong mười sáu dòng thơ cùng với cách ngắt nhịp quen thuộc ¾.

  • Các hình ảnh đối lập cũng được xuất hiện liên tiếp như nắng xuống trái với trời lên, sông dài trời rộng ngược với bến cô liêu, củi một cành với mấy dòng,...

  • Những màu sắc sặc sỡ cũng được xuất hiện rải khắp bài thơ như bờ xanh, bãi vàng, núi bạc,...

Câu 6 trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Nêu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cấu tứ của bài thơ?

Một số thi liệu được sử dụng trong tác phẩm có thể được kể đến như nhan đề Tràng giang, lời đề từ hay các hình ảnh mây cao, núi bạc, hoàng hôn,...Đây là những hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong văn thơ cũ thời Đường.

Câu 7 trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng, Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào?

Các hình ảnh mang tính tượng trưng được xuất hiện khắp tác phẩm thể hiện nỗi buồn nhân thế của tác giả. Nhà thơ đã khéo léo mượn hình ảnh thiên nhiên “củi một cành khô lạc mấy dòng”, “bến cô liêu”, “bóng chiều sa”,... để nói lên cõi lòng mình.

Câu 8  trang 60 SGK Ngữ Văn 11/1 kết nối tri thức

Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ vô biên?

Bài thơ đã cho người đọc thấy được sự đối lập tương phản giữa tự nhiên với con người. Con người cô độc nhỏ bé lại phải đứng giữa tự nhiên vô tận vĩnh cửu khiến họ càng trở nên thu nhỏ hơn. Trước không gian đó con người dường như bị choáng ngợp, lẻ loi bơ vơ không biết phải làm gì.

3. Soạn bài Tràng Giang sách Cánh diều 

1.1 Câu 1: 

Đáp án: D - Dòng sông dài và rộng

1.2 Câu 2:

Đáp án: D - Diễn tả sự mở rộng liên tục, không cùng của bầu trời và dòng sông

1.3 Câu 3:

Đáp án: B - Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

1.4 Câu 4:

Đáp án: D - Nỗi buồn

1.5 Câu 5 trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong bài thơ mà em thấy rõ nhất.

Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” được dùng để nhấn mạnh sự cô đơn, đơn đọc của cành củi khô xơ thiếu sức sống như nói đến chính thực trạng của tác giả thời điểm đó. 

1.6 Câu 6:  trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

 Vì sao có thể nói: Nỗi “buồn điệp điệp” ngấm sâu vào thế giới hình ảnh trong khổ 1? 

Từ láy “điệp điệp” tạo cảm giác tầng tầng lớp lớp, nỗi buồn được kéo dài vô tận mãi không có điểm dừng. Nỗi buồn liên tiếp kéo đến, đợt này chưa đi đợt kia đã đến được tác giả diễn tả bằng những con sóng gợn trên mặt hồ vốn phẳng lặng. 

1.7 Câu 7:  trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Dòng thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" có thể có mấy cách hiểu? Cách hiểu của em là gì? Vì sao?

  • Có thể hiểu câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” theo hai cách khác nhau

  • Cách một: “Đâu” có nghĩa là không, không có tiếng của phiên chợ buổi chiều cũng như không có sự sống không có con người xuất hiện ở nơi đó.

  • Cách hai: “Đâu” lại mang nghĩa đâu đó, nghĩa là đâu đó quanh đây có tiếng chợ tiếng người vọng lại. Ở đây sự sống của con người đã được xuất hiện

  • Với em, có thể hiểu cùng lúc câu thơ theo cả hai cách bởi đó là sự băn khoăn của tác giả cũng là nỗi buồn khó tả khi ở không gian rộng lớn đó mà ông không thể tìm thấy được bất kỳ một sự sống nào hiện diện.

1.8 Câu 8:  trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Trong sự so sánh với các khổ thơ khác, cách chấm câu ở khổ 3 có gì đặc biệt? Phân tích ý nghĩa của cách chấm câu này.

  • Ở khổ ba cách chấm câu kết thúc của tác giả có phần đặc biệt hơn. Dấu hai chấm gợi lại mối quan hệ giữa bóng chiều tà với cánh chim nhỏ sà xuống. Chim nghiêng cánh kéo theo ánh chiều xuống cùng hay là do ánh chiều quá nặng làm cánh chim bị chao liệng. Hình ảnh cánh chim và bóng chiều xuất hiện rất nhiều trong thơ ca cổ để diễn tả cảnh hoàng hôn.

1.9 Câu 9:  trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

 Sự xuất hiện của tâm trạng “nhớ nhà” trong dòng kết của bài thơ có phù hợp với sự vận động của cấu tứ không?

  • Tâm trạng “nhớ nhà” được xuất hiện trực tiếp trong câu thơ kết bài rất phù hợp với loại thơ cấu tứ. Không dùng biện pháp ẩn dụ hoán dụ nữa mà giờ đây tác giả đã nhắc đến nỗi nhớ nhà một cách trực tiếp để nhấn mạnh tâm tư tình cảm của mình.

1.10 Câu 10:  trang 52 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Nhà phê bình Đỗ Lai Thuý có nhận xét: Nếu thơ Xuân Diệu là “nỗi ám ảnh thời gian" thì thơ Huy Cận là “sự khắc khoải không gian". Ý kiến của em về nhận định trên như thế nào?

  • Theo em ý kiến của nhà phê bình Đỗ Lai Thúy hoàn toàn đúng bởi:

  • Thơ của nhà thơ Xuân Diệu luôn có sự xuất hiện của các khoảng thời gian khác nhau từ thời gian các mùa trong một năm đến từng khoảng thời gian trong một ngày.

  • Đến với các tác phẩm của nhà thơ Huy Cận thì sự mênh mông của không gian luôn tràn ngập trong đó. Từ không gian rộng lớn tầm vũ trụ đến từng rừng cây ngọn cỏ xuất hiện trong không gian đó.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hy vọng qua hướng dẫn soạn bài Tràng Giang, các em sẽ hiểu thêm được về tác phẩm này trước khi học trên lớp. VUIHOC sẽ liên tục cập nhật các bài soạn văn 11 sách kết nối tri thức, các em đừng quên truy cập vuihoc.vn hằng ngày nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990