Soạn bài Về chính chúng ta sách kết nối tri thức
Văn bản Về chính chúng ta sẽ cho các em thấy được mối quan hệ giữa con người với thế giới. Văn bản mang tới thông điệp rằng con người cần phải học hỏi, khám phá và gia tăng những kiến thức liên quan đến thế giới. Cùng tham khảo phần Soạn bài Về chính chúng ta dưới đây của VUIHOC để tìm hiểu kỹ hơn về văn bản này nhé!
1. Soạn bài Về chính chúng ta trước khi đọc
Bạn suy nghĩ thế nào về quan niệm cho rằng con người chính là chúa tể của tự nhiên.
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào những kiến thức và suy nghĩ cá nhân để nêu ra cảm nhận về quan niệm.
Lời giải chi tiết:
Quan niệm cho rằng con người chính là chúa tể của tự nhiên chưa thật sự chính xác. Con người là loài động vật có trí tuệ và có sự tiến hóa hoàn toàn nên cũng có thể gây ảnh hưởng tới tự nhiên nhưng không có nghĩa được gọi là chúa tể của tự nhiên, khi tự nhiên đã bị ảnh hưởng quá nhiều thì con người cũng sẽ phải gánh chịu hậu quả một cách nghiêm trọng.
2. Soạn bài Về chính chúng ta trong khi đọc
2.1 Câu 1 Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng một loạt câu hỏi
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ lại đoạn mở đầu của văn bản.
- Chú ý vào cách tác giả nêu lên câu hỏi đặt vấn đề nhằm tìm ra dụng ý của nó.
Lời giải chi tiết:
Dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng một loạt câu hỏi đó là
- Gây sự tò mò và hứng thú cho người đọc đối với nội dung của văn bản, với vấn đề được nêu ra trong văn bản.
- Những câu hỏi ấy có thể là chính những suy nghĩ từ tác giả, cách tác giả triển khai vấn đề hoặc những câu hỏi cần được trả lời trong quá trình giải quyết vấn đề.
- Như một định hướng dành cho người đọc.
2.2 Câu 2 Câu nào ở trong đoạn văn thể hiện được quan điểm của tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại đoạn thứ hai của văn bản.
- Chú ý vào nội dung của đoạn văn để chỉ ra được câu văn nói về quan điểm của tác giả
Lời giải chi tiết:
Câu văn thể hiện được quan điểm của tác giả đó là “Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không thể hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.”
2.3 Câu 3 Xác định 2 từ khoá nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới trong đoạn văn
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ đoạn văn thứ ba của văn bản.
- Chú ý vào những câu văn nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới để xác định hai từ khóa.
Lời giải chi tiết:
Hai từ khóa nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới trong đoạn văn đó là “chủ thể”. Chủ thể chính là con người và đối với họ, thế giới chính là khách thể.
2.4 Câu 4 Chú ý phép điệp trong văn bản
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản và chú ý vào những câu văn và đoạn văn sử dụng phép điệp.
Lời giải chi tiết:
Phép điệp được sử dụng ở trong văn bản là điệp từ “chúng ta”, nhằm làm nổi bật lên vấn đề ở trong văn bản, vấn đề về con người, những suy nghĩ, niềm tin và tư tưởng của con người. Phép điệp từ “chúng ta” còn nhấn mạnh về đối tượng chính trong văn bản là chúng ta – con người.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!
2.5 Câu 5 Chú ý vào các lí lẽ, bằng chứng chứng minh cho luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại đoạn văn có luận điểm “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” và chú ý vào những lí lẽ và bằng chứng được nêu ra trong đoạn văn đó.
Lời giải chi tiết:
Những lí lẽ và bằng chứng chứng minh luận điểm “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới” chính là những thông tin về nhau của tự nhiên như là một giọt mưa chứa thông tin về sự xuất hiện của những đám mây đen, ám hiệu cho trời mưa; đồng hồ chứa thông tin về thời gian ở trong ngày giúp cho chúng ta xác định giờ làm việc; gió mang thông tin về cơn bão sắp tới để chúng ta phòng tránh; … và cuối cùng là bộ não của con người chính là nơi chứa đựng tất cả những thông tin đã được tích lũy thông qua kinh nghiệm.
2.6 Câu 6 Xác định câu văn khái quát về ý tưởng chính của đoạn văn
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại đoạn văn trong trang 103.
- Xác định được nội dung chính của đoạn văn nhằm nêu ra câu văn khái quát ý tưởng chính.
Lời giải chi tiết:
Câu văn khái quát ý tưởng chính trong đoạn văn đó là: “Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.”
2.7 Câu 7 Hình ảnh nào được sử dụng để nói lên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại đoạn văn trong trang 103 nhằm xác định hình ảnh đã được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh được sử dụng để nói lên mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là hình ảnh “nhà”, hình ảnh thể hiện được mối liên kết và mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên.
3. Soạn bài Về chính chúng ta sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm đó đã được triển khai thành những luận điểm chính như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại văn bản Về chính chúng ta.
- Dựa vào nội dung của văn bản để có thể chỉ ra quan điểm mà tác giả đã trình bày và những triển khai luận điểm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề con người, những mối quan hệ giữa con người và thực tại, con người với thế giới cùng con người với tự nhiên.
- Những luận điểm chính đã được triển khai là:
+ Trong mối quan hệ của con người với tự nhiên thì con người chính là “chủ thể”, quan sát thế giới với tư cách như người trong cuộc.
+ Tri thức của con người đã phản ánh thế giới. Mọi vật ở trong thế giới đều xuất hiện sự tương tác và trao đổi thông tin cho nhau.
+ Con người là một phần của tự nhiên, gắn liền với tự nhiên mà không thể tách rời và tự nhiên cũng là ngôi nhà của con người.
Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!
3.2 Câu 2 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Để làm sáng tỏ những luận điểm chính, tác giả đã sử dụng đến những bằng chứng và lí lẽ nào? Những thông tin khoa học có trong văn bản mang ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại văn bản Về chính chúng ta.
- Dựa vào những luận điểm đã tìm hiểu được để chỉ ra những bằng chứng và lí lẽ mà tác giả đã sử dụng ở trong văn bản.
- Chú ý vào những thông tin khoa học đã được sử dụng trong văn bản và nêu lên ý nghĩa của chúng trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính.
Lời giải chi tiết:
- Để làm sáng tỏ được các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng đến những bằng chứng và lí lẽ là:
+ Con người là một phần trong thế giới, nằm trong nó rồi quan sát nó. Niềm tin, tư tưởng và tín ngưỡng của con người đều xuất phát từ sự quan sát ở bên trong thế giới, gắn liền với thế giới. Vậy nên con người cũng chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của vũ trụ to lớn này.
+ Bằng chứng về sự thông tin về nhau của tự nhiên giống như một giọt mưa chứa đựng thông tin về sự xuất hiện của những đám mây đen, báo hiệu trời mưa; đồng hồ chứa thông tin liên quan đến thời gian trong ngày giúp cho ta xác định được giờ làm việc;… và cuối cùng bộ não của con người chính là nơi chất chứa tất cả những thông tin đã được tích lũy qua kinh nghiệm.
+ Con người không thể nào tách khỏi tự nhiên; những giá trị đạo đức và tình yêu của con người đều có tính hiện thực. Giá trị cảm xúc của con người đã làm nên xã hội và đó cũng là biểu hiện của tự nhiên.
+ Tự nhiên là ngôi nhà của con người, thế giới đa dạng và đầy màu sắc là nơi để con người cư trú, học hỏi, nơi tìm hiểu và thỏa mãn được sự hiếu kỳ bẩm sinh của con người.
- Những thông tin khoa học có trong văn bản giúp cho những luận điểm chính ở trong văn bản được sáng rõ hơn, logic hơn và tăng thêm sức thuyết phục cho việc nêu lên những bằng chứng và lí lẽ chứng minh luận điểm.
3.3 Câu 3 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Chỉ ra sau đó phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm và các biện pháp tu từ trong văn bản.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại văn bản Về chính chúng ta.
- Chú ý vào những đoạn văn sử dụng đến yếu tố miêu tả, biểu cảm và những biện pháp tu từ sau đó phân tích tác dụng của chúng.
Lời giải chi tiết:
- Những yếu tố miêu tả và biểu cảm là:
+ Miêu tả về sự trao đổi thông tin ở trong tự nhiên, thông tin từ giọt mưa, đồng hồ, tia sáng, gió,… và hình ảnh của “nhà” trong mối quan hệ giữa tự nhiên với con người. Yếu tố miêu tả giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về những bằng chứng được nêu ra trong đoạn văn, đoạn văn sẽ thêm phần sinh động.
+ Tác giả bày tỏ cảm xúc và quan niệm về con người với tự nhiên, đặt ra những câu hỏi mở đầu vấn đề cũng là những suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó. Yếu tố biểu cảm đã được sử dụng khi nêu lên những luận điểm chính, thể hiện được suy nghĩ và cảm xúc của tác giả góp phần làm rõ luận điểm, người đọc cũng có thể tiếp cận vấn đề dễ hơn.
- Biện pháp tu từ đã được sử dụng đó là biện pháp điệp từ “chúng ta” nhằm nhấn mạnh về đối tượng của vấn đề, làm rõ về những mối quan hệ giữa con người với thực tại cùng con người với thế giới, con người với tự nhiên.
3.4 Câu 4 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn nào, với thái độ ra sao?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Tập trung đọc kĩ đoạn văn viết về nội dung mối quan hệ giữa con người với thực tại nhằm tìm ra được góc nhìn và thái độ của tác giả về quan điểm đó.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đã trình bày quan điểm liên quan đến mối quan hệ giữa con người với thực tại từ góc nhìn phía trong, góc nhìn của con người là một phần của thế giới, gắn liền với thực tại.
Thái độ của tác giả với quan điểm ấy chính là một thái độ đồng ý và chấp nhận quan điểm ấy, chứng minh được sự đúng đắn của nó.
3.5 Câu 5 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Tác giả nghĩ như thế nào về khả năng nhận thức thế giới của con người?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Chú ý vào đoạn văn viết về nội dung khả năng nhận thức thế giới của con người nhằm nêu ra suy nghĩ của tác giả về vấn đề ấy.
Lời giải chi tiết:
Tác giả cho rằng con người chưa thật sự nhận thức được hết mọi thứ về thế giới. Con người nghĩ rằng mình đã có thể hiểu hết về thế giới nhưng sự thật là chỉ hiểu được một phần nhỏ của thế giới. Khả năng nhận thức thế giới của con người vẫn chưa đủ để con người coi mình như trung tâm hay là chúa tể. Tác giả cho rằng con người cần phải nâng cao hơn khả năng nhận thức về thế giới.
3.6 Câu 6 trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
“Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.” Bạn nghĩ như thế nào về nhận định này của tác giả?
Phương pháp giải:
- Đọc lại văn bản Về chính chúng ta.
- Dựa vào nội dung của đoạn văn viết về nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” để có thể nêu ra suy nghĩ của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả là hoàn toàn đúng đắn. Tự nhiên và con người có một mối quan hệ vô cùng gắn bó với nhau và không thể tách rời, hai đối tượng ấy có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Tự nhiên là nơi để con người cư trú, nơi con người được khám phá, học hỏi và thỏa mãn được cái sự hiếu kỳ bẩm sinh của mình. Con người không thể nào sống mà thiếu đi tự nhiên cũng như con người không thể nào sống mà không có nhà – nơi để ở. Vì vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của tác giả.
4. Kết nối đọc viết trang 103 SGK Văn 10/2 Kết nối tri thức
Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn được mang theo trong hành trang cuộc sống của chính mình? Hãy viết đoạn văn (độ dài khoảng 150 chữ) để chia sẻ về vấn đề này.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ lại nội dung của văn bản Về chính chúng ta.
- Dựa vào những quan điểm và nhận thức có trong văn bản để có thể chia sẻ suy nghĩ của bản thân về nhận thức cần phải có trong hành trang cuộc sống của chính mình.
Lời giải chi tiết:
Văn bản viết về những vấn đề có liên quan đến con người, những mối quan hệ giữa con người và thực tại, tự nhiên và thế giới cùng với những nhận thức mà con người cần phải có. Để hành trang cuộc sống của mình được trọn vẹn và đầy đủ hơn, tôi mong muốn mang theo mình nhận thức liên quan đến khả năng hiểu biết về thế giới, củng cố thêm những kiến thức cần thiết có trong cuộc sống. Con người là một phần nhỏ trong thế giới và tự nhiên, không thể nào tách rời với thế giới, con người sẽ quan sát thế giới từ bên trong để có thể tìm hiểu những điều thú vị hơn. Hiểu biết thế giới chính là một điều không thể thiếu được trong hành trang cuộc sống để cuộc sống được đầy đủ hơn, kinh nghiệm sống cũng phong phú hơn. Nhận thức thế giới của con người còn rất nhiều điều thiếu sót, con người cho rằng mình là trên hết, là trung tâm nhưng thực chất con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé của thế giới này. Con người tìm hiểu về thế giới và những tri thức học được cũng đã phản ánh thế giới này. Việc nhận thức thế giới và tìm hiểu thế giới sẽ giúp cho ta nâng cao được khả năng hiểu biết, củng cố được kho tàng tri thức của chính mình và đặc biệt giúp cho ta có thêm những kỹ năng sống và kinh nghiệm sống hữu ích.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Bài viết trên đây đã trả lời rõ ràng và chi tiết những câu hỏi thuộc phần Soạn bài Về chính chúng ta. Sau khi đọc bài viết, chắc hẳn các em đã hiểu được phần nào mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và từ đó nhận thấy bài học cho chính mình. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn học thêm những bài soạn khác nữa trong chương trình ngữ văn 10 nói riêng cũng như những kiến thức của môn học khác, các em cần nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm bài giảng cùng các thầy cô giáo nhiệt huyết của VUIHOC ngay nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: