img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:49 03/02/2024 7,731 Tag Lớp 10

Phân tích và đánh giá một tác phẩm truyện là một đề bài văn nghị luận vô cùng phổ biến và thường gặp trong các đề thi học kỳ hay thi học sinh giỏi. Bởi vậy, để các em có thể đạt được điểm số cao nhất khi gặp phải đề bài như vậy thì dưới đây VUIHOC đã Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách cánh diều.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách cánh diều: Định hướng

1.1 Tác giả đã nêu nhận xét về vấn đề gì ở trong đoạn mở đầu?

→ Tác giả đã nhận xét về kết cấu của đoạn trích “Hồi trống cổ thành”

1.2 Tác giả đã phân tích và làm rõ nhận xét được nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

→ Phân tích từng phần ở trong kết cấu: phần đầu => sự việc chính và mâu thuẫn => quá trình phát triển của những biến cố  => Kết thúc

1.3 Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện trong đoạn trích được nêu ở mở đầu đã được làm rõ hay chưa?

→ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện trong đoạn trích được nêu ở phần mở đầu đã được làm rõ.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

1.4 Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ được nhận xét của người viết.

+ Hồi trống Cổ Thành chỉ là một đoạn trích rất ngắn song vẫn có thể được xem là một câu chuyện ở trong tác phẩm tự sự với cốt truyện hoàn chỉnh

+ Quá trình phát triển của những biến cố dần phơi bày được nguyên nhân sự việc và đẩy mâu thuẫn đến cao trào

+ Câu chuyện diễn ra thông qua hàng loạt biến cố bất ngờ rất kịch tính. Bất ngờ mà lại vô cùng tất yếu và hợp logic. 

+ Qua những va chạm và xung đột, tính cách của hai nhân vật chính đã được thể hiện một cách sinh động và rõ nét

Để viết được bài văn nghị luận phân tích và đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần phải chú ý:

- Xác định rõ được yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu ra

- Đọc lại toàn bộ văn bản truyện được nêu trong đề thật kỹ.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung và hình thức) mà bài viết sẽ phân tích và đánh giá 

- Suy nghĩ và thực hiện theo những bước viết bài văn nghị luận văn học.

2. Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện sách cánh diều: Thực hành viết 

Đề bài: Phân tích nhân vật dì Mây ở trong tác phẩm “Người ở bến sông Châu” (Sương Minh Nguyệt)

Bài làm tham khảo 1: 

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như thế, giá trị chân chính của nghệ thuật nằm ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta lại như được làm quen, gặp gỡ cũng như thấu hiểu với một số phận hay với một cuộc đời. Và có lẽ, tôi sẽ chẳng thể nào quên được nhân vật dì Mây ở trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh.

Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam vào giai đoạn hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của nhân vật dì Mây – một người lính đã trở về sau cuộc kháng chiến chống thực dân Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được những vất vả và bất hạnh của dì mà còn thấy được cả sự khốc liệt mà chiến tranh đã gây ra cho con người. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

Trước hết, dì Mây chính là một hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên để chiến đấu, dám hi sinh thân mình vì độc lập của dân tộc. Là một cô gái vô cùng trẻ đẹp với mối tình đang đến thời nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ tình cảm ấy để đi vào chiến trường, dám đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì đã nhận được sự đón tiếp hết sức nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ chính bởi chiến tranh đã cướp đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình còn đang dang dở, một thanh xuân đang rực rỡ và cả một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy vô cùng lạc lõng ngay ở chính quê hương của mình khi mọi thứ đều đã có rất nhiều sự thay đổi. Người mà dì luôn yêu thương và mong muốn được gắn bó suốt cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh ở trong chiến trận mà kết hôn với một người con gái khác. Mái tóc dì trước kia đen óng mượt bao nhiêu thì giờ đây rụng nhiều, xơ và thưa đi bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã bị lấy mất đi đôi chân của mình. Dì phải sử dụng chân giả, chống nạng gỗ và rất khó nhọc khi leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến rất dồn dập nhưng dì vẫn luôn luôn nghị lực và kiên cường, vẫn luôn sống với đầy sự lạc quan. 

Dì Mây còn là một người phụ nữ hết sức thuỷ chung và vị tha trong tình yêu. Ở chiến trường, không có một ngày nào dì không viết tên của người mình yêu ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn ở nơi đạn nổ bom rơi ấy luôn ôm theo nỗi nhớ và yêu thương vô hạn dành cho người bạn tại nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ đó sẽ có một cái kết viên mãn sau lúc trở về từ chiến tranh nhưng không... dì đã trở về trong sự lãng quên của người mà dì vô cùng yêu thương – chú San. Chàng trai dì đã từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mới ở bên tình yêu mới. Dì chẳng thể nào trách được ai, có chăng là vì thời gian đã xoá nhoà đi tất cả kí ức đẹp đã có giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” hay “làm lại” của chú San, dì đã khẳng khái đáp lại là “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau và dù có thương, có yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của bản thân cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái nào đó khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây luôn sẵn sàng hi sinh chính bản thân mình. Một con người với trái tim thực sự cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào trong tình huống trớ trêu hơn khi đặt dì vào tình huống đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây cùng với đôi chân thương tật của mình đã giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì vẫn nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh phải cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai có thể nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thay thế cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công và nghe được tiếng trẻ con khóc, dì Mây cảm thấy “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ đây chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận vô cùng bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không cần phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ giờ đây dì cũng đang được sống hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận của người đàn bà ấy!

Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống chất chứa những thử thách để thông qua đó, nhân vật có thể tự bộc lộ mình. Chúng ta có thể thấy được rằng chiến tranh đã cướp đi của con người rất nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ và cả tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể nào vùi dập đi tâm hồn con người – một tấm lòng vô cùng vị tha và cao thượng. 

Bài làm tham khảo 2:

Đề tài viết về người lính sau khi trải qua chiến tranh là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Ma Văn Kháng,... Một trong số ấy không thể không nhắc tới nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh cùng với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật nhất đó là Dì Mây.

Mây - đại diện cho một thế hệ thanh niên đã sẵn sàng dâng hiến cả quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là chuỗi ngày lăn lộn trên khắp những nẻo đường Trường Sơn. Mây là người duy nhất được sống sót ở tiểu đội quân y. Mây trở về làng khi mà gia đình đã nhận được tin tức báo tử của cô. Và cái ngày cô trở về quê cũng là ngày mà người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng rằng cô đã hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây vẫn còn sống quay về, San đã tìm đến Mây. Anh xin cô được cho mình bỏ vợ để cả hai có thể làm lại từ đầu. Mây khóc và từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

Vậy là kể từ đó, cuộc sống của đôi vợ chồng San – Thanh cùng với Mây ở nhà bên, cách nhau mỗi một hàng rào tre, diễn ra vô cùng trớ trêu và đau khổ. Trước đây tóc cô dài tới gót chân, xinh đẹp nhất trong làng đã dũng cảm xung phong để ra chiến trường và rồi khi trở về thì tóc cô đã rụng đi nhiều và xơ, cô trở về với sự lãng quên của gia đình, người thân và cả người yêu của cô. Chiến tranh đã cướp đi của cô tuổi trẻ, nhan sắc cùng với tình yêu. Vết thương ở trên người mỗi khi trái gió là lại vô cùng đau nhức. Cô trở về chỉ có một mình bên chiếc nạng gỗ và bên con búp bê không biết nói chuyện. Nếu như trước kia cô rất năng động, hoạt bát, lại xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình một vẻ buồn tẻ và đượm buồn ở trong thân thể của người phụ nữ.

Mây không giống như những hình ảnh của người phụ nữ xưa mà mang đến hơi thở hiện đại, cô là người luôn sẵn sàng hy sinh và sống cho người khác nhưng chắc chắn không phải là một người cam chịu và nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định vô cùng quan trọng vào những thời điểm quan trọng với sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ ngay ở trong lời chia tay. Không chịu được hoàn cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi ở bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng mà không biết bao giờ mới nguôi ngoai. Sau một khoảng thời gian thì mọi thứ cũng quay lại về với cuộc hàng ngày, tóc của Mây cũng đã dài thêm đôi chút, da dẻ thì hồng hào nhưng có lẽ vết thương ở sâu bên trong, độ tuổi xuân thì thì đã không còn đó nữa. Trong khi ấy, anh lính trinh sát Quang mà Mây đã gặp ở chiến trường tìm về tận quê của cô. Dù cô có trốn chạy và lảng tránh nhưng Quang vẫn quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc cũng như bù đắp cho Mây suốt phần đời còn lại. Nhưng cô lại không chấp nhận mà lựa chọn rằng chăm sóc con cho thím Ba, tiếng ru của cô hòa cùng với cảnh đêm ở miền sông nước và cả sự cảm nhận lắng nghe của các chú lính làm cầu. Có thể thấy được rằng chiến tranh không chỉ để lại nhiều vết thương thể xác cho người lính, mà nó còn làm thay đổi cả số phận, gây ra những trái ngang vô cùng đau khổ cho họ ngay cả khi họ đã trở về với thời bình, khi mà chiến tranh đã kết thúc. Và những “người trở về” ấy với sự kiên cường cùng với lòng nhân ái họ đã có thể vượt qua được nghịch cảnh để được sống tốt hơn, khẳng định được phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.

Dì Mây ở trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được rằng những thứ được và mất ở sau chiến tranh, những góc khuất ở trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu cùng với sự thông cảm sâu sắc tới thân phận của người phụ nữ thông qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh một cách tích cực.
 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Phía trên là phần Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện đã chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng cho các em. Hy vọng sau khi đọc phần định hướng và thực hành viết ở trên, các em có thể biết cách viết một bài văn hoàn chỉnh để đạt được điểm cao nhé! Ngoài bài soạn này ra, khi muốn tham khảo bất kỳ bài soạn nào khác ở trong chương trình ngữ văn nói riêng hoặc những bài soạn khác trong môn học khác nói chung, các em hãy truy cập vào website của VUIHOC đó là vuihoc.vn để có thể  đăng ký khoá học một cách nhanh chóng và được giảng bài trực tiếp từ các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng nhiệt huyết.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990