img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

Tác giả Hoàng Uyên 14:29 27/12/2023 4,936 Tag Lớp 10

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề là một kỹ năng cần thiết dành cho mọi người đặc biệt là những người có đam mê nghiên cứu. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Kết nối tri thức lớp 10 tập 1, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề: Bài viết tham khảo

1.1 Câu 1 trang 116 SGK văn 10/1 kết nối tri thức

Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả ở trong bài viết là gì?

Lời giải chi tiết:

Vấn đề nghiên cứu của tác giả ở trong bài viết đó là dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra - ma - ya - na có trong văn hóa Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

1.2 Câu 2 trang 116 SGK văn 10/1 kết nối tri thức

Để có thể triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào trong văn bản?

Lời giải chi tiết:

Những luận điểm chính đã được tác giả sử dụng để triển khai vấn đề ở bài viết là:

- Dấu ấn của sử thi Ra - ma - ya - na ở trong văn học dân gian và văn học viết thời kỳ trung đại.

  + Sử thi Tewa Mưno được xem là một phiên bản bản địa của sử thi Ra - ma - ya - na

  + Dạ thoa vương, truyện truyền kỳ được ra đời dưới thời của nhà Trần chính là một phiên bản tóm lược hơn của sử thi này

- Dấu ấn của sử thi Ra - ma - ya - na ở trong nghệ thuật điêu khắc

- Dấu ấn của sử thi Ra - ma - ya - na ở trong văn hóa đương đại

1.3 Câu 3 trang 116 SGK văn 10/1 kết nối tri thức

Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để có thể làm sáng tỏ các luận điểm chính?

Lời giải chi tiết:

Để có thể làm sáng tỏ các luận điểm chính trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh được, có những loại bằng chứng chính sau đây:

- Bằng chứng liên quan đến những đặc trưng có trong thể loại sử thi: “Trong sử thi của người Chăm… nhân vật”

- Bằng chứng liên quan đến nền văn hóa của dân tộc tiếp nhận dấu ấn (Chăm): “Trong văn hóa cộng đồng của Việt Nam… đậm nét nhất”

- Bằng chứng có liên quan đến vật thể: “Tại bảo tàng điêu khắc… sử thi Ấn Độ”

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề:

Đề bài: Sau khi đọc và tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời và những hiểu biết của mình về thể loại sử thi, viết báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi trong đời sống những người dân Ê đê hiện nay.

2.1 Lập dàn ý 

a. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần phân tích

b. Thân bài

- Sử thi trong văn hóa người Ê Đê được gọi là "klei khan," trong đó "klei" có nghĩa là lời, bài, và "khan" có nghĩa là hát kể. Hình thức hát kể trong klei khan không chỉ đơn thuần là kể chuyện mà còn bao gồm sự ngợi ca, tạo nên một hình thức nghệ thuật độc đáo và phong cách riêng biệt.

- Hình thức biểu diễn văn hóa sử thi của người dân Ê đê là hình thức hát, hát kể,…

  + Nghệ thuật hát kể sử thi là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian lâu đời của cộng đồng người Ê đê, được truyền đạt qua nhiều thế hệ bằng hình thức truyền miệng từ đời này sang đời khác.

  +Hát kể sử thi của người Ê đê thường tập trung vào nội dung ca ngợi các anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công xây dựng buôn làng, cũng như khen ngợi những anh hùng bảo vệ cộng đồng khỏi sự đe dọa, áp bức, và sự xâm lược của các thế lực khác; …

  + Ngôn ngữ diễn xướng trong văn hóa sử thi Êđê đó chính là sự kết hợp nhuần nhuyễn, mượt mà giữa lời và nhạc.

- Sự ảnh hưởng của sử thi tới đời sống của những người dân Ê đê:

  + Văn hóa tinh thần của người Ê đê được ảnh hưởng sâu sắc bởi việc thực hiện hát sử thi không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong các nghi lễ và hoạt động lao động.

  + Sự tôn sùng của những người dân Ê đê về thể loại sử thi.

c. Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa vấn đề.

2.2 Viết bài 

a. Đặt vấn đề

Sử thi Ê đê bắt nguồn từ bối cảnh xã hội trong thời kỳ có nhiều biến động, đặc biệt là ở trong các cuộc di cư lịch sử và những cuộc chiến tranh xung đột giữa các thị tộc, bộ lạc, đấu tranh để chiếm được đất sinh sống ở vùng rừng núi của Tây Nguyên.

b. Giải quyết vấn đề

Khái quát về đồng bào Ê đê và sử thi Ê đê.

Dân tộc Ê đê, đứng ở vị trí thứ 12 trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, ước tính có hơn 331.000 người cư trú chủ yếu ở Đắk Lắk, phía Nam của Gia Lai, và miền Tây của Khánh Hòa và Phú Yên. Họ gọi sử thi là klei khan, biểu hiện thông qua hình thức hát kể. Khái niệm klei khan không chỉ là việc kể chuyện thông thường mà còn bao gồm những ý nghĩa ngợi ca. Điều này thể hiện sự kết hợp độc đáo của hình thức nghệ thuật này, vừa là lời kể chuyện cũng vừa là bài hát, tạo ra một hình thức kể chuyện vô cùng độc đáo. Đồng bào Ê đê thường sử dụng klei khan để truyền đạt, tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, và tinh thần dân tộc của họ, qua đó giữ gìn và phát triển bền vững di sản văn hóa độc đáo của họ.

Sử thi Ê đê thường phản ánh triết lý về vũ trụ với thế giới thần linh, được chia thành ba tầng chính: tầng trời, tầng mặt đất, và tầng dưới mặt đất. Đây là thế giới mà con người và thần linh giao tiếp, gần gũi với nhau. Tác phẩm sử thi còn thể hiện xã hội cổ đại của người Ê đê, với cuộc sống cộng đồng bền vững, bình đẳng và giàu có. Trong bức tranh này, quyền lực trong gia đình mẫu hệ được đặt lên cao, đồng thời đề cao vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc quản lý và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Các giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần dân tộc Ê đê được thể hiện một cách sâu sắc qua những tình tiết trong sử thi, góp phần giữ gìn và phát triển di sản văn hóa độc đáo của họ.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

c. Hình thức hát kể sử thi

Hát kể sử thi, một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của cộng đồng người Ê đê, đã tồn tại từ thời xa xưa và được truyền miệng qua các thế hệ. Nội dung của hát kể sử thi tập trung vào việc ca ngợi anh hùng dân tộc, tôn vinh những người có công xây dựng buôn làng, những chiến sĩ bảo vệ cộng đồng khỏi sự diệt vong và xâm lược của thế lực khác. Sử thi còn đề cao sự sáng tạo, trí tuệ, tinh thần đoàn kết, và lòng tương trợ lẫn nhau trong khó khăn. Các giá trị nhân văn, chính nghĩa, và phản kháng đối với bất công, vi phạm đạo lý và luật tục được nhấn mạnh. Đồng thời, sử thi cũng tôn vinh sức mạnh cả về thể chất và tâm hồn, tình yêu đôi lứa, và tình cảm gia đình. Cuộc sống đơn giản, chân thực của buôn làng được miêu tả một cách sinh động qua những tình tiết về sinh hoạt và lao động hàng ngày. Mục tiêu cuối cùng của hát kể sử thi là kể lại và thể hiện lại những giá trị truyền thống, giữ gìn di sản văn hóa của dân tộc Ê đê qua thời gian…

Ngôn ngữ trong hát kể sử thi Ê đê là sự hòa quyện của lời và nhạc. Lời của sử thi Ê đê thường mang đặc điểm của ngôn ngữ nói vần, hay còn gọi là klei duê. Nghệ nhân khi diễn xướng sử dụng các làn điệu dân ca truyền thống như Ay ray, kưưt, mmuin để tạo ra những bản nhạc phản ánh cả chất thơ và âm nhạc của văn hóa dân tộc. Hình thức ngôn ngữ này giúp các câu vần kết nối với nhau như những mắt xích, tạo nên một sự nhất quán và liên kết giữa các đoạn văn. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nghệ nhân thuộc lòng những tác phẩm sử thi có thể dài đến hàng vạn câu, duy trì và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Ê đê.

Trong sử thi, cảnh đẹp của những cánh rừng bạt ngàn thường được miêu tả rất chi tiết, đặc biệt là những buôn làng phồn thịnh dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng như Đăm Săn, Khing Ju... Trong tưởng tượng của người kể, những khu rừng này là nơi hoạt động săn bắn, làm rẫy và những bến nước đều hướng về phía đông. Họ tin rằng việc nhìn thấy ánh sáng mặt trời lóe lên từ đỉnh núi mỗi buổi sáng là biểu tượng của sự sống, sự sinh sôi và nảy nở. Ánh sáng mặt trời trở thành một niềm tin cho những điều tích cực và hy vọng trở thành hiện thực. Điều này là biểu tượng cho niềm tin vào sức mạnh tích cực của cuộc sống, và ánh sáng mặt trời trở thành nguồn động viên và hy vọng không ngừng cho cộng đồng.

Ví dụ như ở trong sử thi Khing Ju có một đoạn kể: “Đến sáng hôm sau, khi mặt trời lên khỏi ngọn núi, Prong Mưng Dăng lấy nước trong bầu rửa mặt. Sau đó, vít cần rượu và tiếp tục uống. Càng uống nước trong ché càng đầy, có lúc nước tràn ra ngoài”. Đây chính là điều tốt lành báo ứng cho Prong Mưng Dăng dắt bà đỡ đẻ về gấp cho người em gái mình H’Ling để kịp sinh con, trong khi Prong Mưng Dăng đang mải mê tỏ tình với H’Bia Ling Pang.

d. Ảnh hưởng của sử thi đối với dân tộc Ê đê.

Với bất kỳ sử thi nào, khi một nhân vật nào đó đi tìm người khác và hỏi người nào đó ở trong làng thì sẽ có một câu trả lời khéo léo. Đó là: “Nhìn cột nhà sàn nó dài hơn nhà khác, có nhiều cái bành voi để ngoài hiên, cầu thang rộng bằng trải ba chiếc chiếu. Cầu thang rộng đến nỗi những chàng trai xuống một lúc năm, các cô gái thì xuống được ba người, con heo, con chó chạy đầy dưới sân”. Câu trả lời này cũng làm cho người nghe tưởng tượng về ngôi nhà đó là một ngôi nhà rất đẹp, dài, rộng hơn hẳn so với những ngôi nhà ở trong buôn mình. Riêng về nội thất ở trong nhà, người kể luôn sáng tạo ra những lời kể bằng các ngôn từ tượng hình. Ví dụ: “Cột nhà trong chạm trổ rất đẹp, sàn nhà láng bóng. Gian trong cột bằng chỉ đỏ, gian ngoài cột bằng chỉ vàng”. Những hình ảnh gần như có thật với không gian ngoài hiện thực.

Ví dụ: “Từ trong bành voi, Mtao Grư đạp lên đầu voi nhảy xuống sàn hiên, từ sàn hiên nhảy qua ngạch cửa, từ ghế Jhưng (ghế chủ nhà), nhảy đến chỗ ngồi đánh Jhar (chiêng lớn tiếng ngân vang), từ chỗ đánh Jhar đến chỗ đánh chiêng (ghế kpan), từ chỗ đánh chiêng nhảy đến chỗ đánh hgơr (trống cái)”. Hình ảnh này đã làm người nghe hình dung ra được những hành động nhẹ nhàng, nhanh nhẹn của Mtao Grư đi vào qua những vị trí đặt chiêng, chỗ để của các vật dụng (như jhưng, kpan, thứ tự từ gian ngoài đi vào gian trong). Qua tình tiết của câu chuyện, người nghe cũng đã có thể hình dung đây là một nhà giàu có nhất ở trong buôn làng.

Tại không gian lễ hội bỏ mả của người Êđê M’Dhur, khi bức tranh của lễ hội bắt đầu và chuyển sang khung cảnh khuya, sau khi mọi nghi lễ tạm nghỉ, nghệ nhân kể khan bắt đầu trình bày những bài khan nổi tiếng của dân tộc mình. Đây là một hình thức sinh hoạt kể sử thi độc đáo và truyền thống. Ngồi xung quanh đống lửa bập bùng tại không gian nhà mồ rộng lớn, nghệ nhân hát kể sử thi cho hàng nghìn người nghe. Dân làng, từ già đến trẻ, gái trai và cả những khách gần xa, đều ngồi im lặng say mê lắng nghe những câu chuyện sử thi suốt đêm dài. Đến khi con gà trống gáy vang trên núi, báo hiệu mặt trời đã thức giấc, nghệ nhân dừng câu chuyện để chuẩn bị cho các nghi lễ tiếp theo của lễ hội bỏ mả. Lễ hội kéo dài nhiều ngày, và số đêm mà người tham gia lễ hội được thưởng thức những câu chuyện sử thi cũng tương đương với số ngày diễn ra lễ hội.

e. Kết luận.

Sử thi Ê đê là một tác phẩm nghệ thuật rộng lớn, hoàn chỉnh, phản ánh được đời sống nhân dân và tôn vinh những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho cộng đồng. Hình thức hát kể sử thi không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là một phương tiện bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa lâu dài của dân tộc Ê đê. Thông qua những câu chuyện hào hùng, những nhân vật anh hùng, người dân Ê đê đã được tuyên truyền những giá trị truyền thống này đến với các cộng đồng khác, làm giàu thêm di sản văn hóa dân tộc của vùng đất Tây Nguyên. Hát kể sử thi trở thành một phương tiện giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, thể hiện sức sống và sự tươi đẹp của văn hóa dân dụ Việt Nam.

f. Tài liệu tham khảo

GS.TS Nguyễn Xuân Kinh, Quá trình sưu tầm và nhận thức lý luận đối với sử thi ở Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hoá.

Khan (sử thi) của người Ê Đê, Cục Di sản văn hoá.

Hoàng Hưng (2021), Ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ê đê, Văn hóa Việt Nam.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách Kết nối tri thức lớp 10 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990