img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn 10 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:25 15/01/2024 2,042 Tag Lớp 10

Bài “Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn" là một bài học quan trọng giúp học sinh nắm được cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn theo định hướng phát triển năng lực. Hãy cùng VUIHOC tham khảo Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn 10 chân trời sáng tạo dưới đây để chuẩn bị bài thật tốt.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn 10 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

 1. Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: Ngữ liệu tham khảo

1.1 Câu 1 trang 74 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:

“Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?”

- Theo tôi, ngữ liệu trên không được tính là một bài viết hoàn chỉnh.

- Căn cứ vào ngữ liệu ở trong bài viết chỉ có phần phân tích, chưa có đủ phần mở bài giới thiệu về vấn đề sẽ nói trong bài và phần kết để tổng kết những giá trị của bài thơ.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Câu 2 trang 74 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:

“Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?”

- Ở phần phân tích nội dung, người viết đã đánh giá được chủ đề và cả những nét đặc sắc của hình thức nghệ thuật được xuất hiện trong bài thơ.

- Với cách trình bày và lập luận như vậy, người đọc lẫn người nghe có thể hiểu biết một cách đầy đủ, trọn vẹn về những vấn đề xoay quanh luận điểm chính, từ đó có thể tạo ra sự hài hòa cho bài viết nhờ sự xen kẽ.

1.3 Câu 3 trang 74 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:

“Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu.”

Các ý chính được trình bày trong ngữ liệu bao gồm:

- Không gian trong và lạnh của khung cảnh ao thu.

- Sự yên tĩnh, tĩnh lặng của không gian.

- Sự cao, rộng của không gian.

1.4 Câu 4 trang 74 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:

“Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào?”

Tác giả đã dùng những dẫn chứng, lý lẽ sau để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu:

- Miêu tả không gian vừa trong vừa lạnh: trong veo, lạnh lẽo.

- Miêu tả phong cảnh ao thu tươi tắn mà yên tĩnh: sóng biếc, gợn tí, lá vàng, khẽ đưa.

- Miêu tả bầu trời yên tĩnh, trong xanh, cao vút: trời xanh ngắt, vắng teo, lơ lửng.

1.5 Câu 5 trang 74 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo:

“Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không?”

Những đánh giá về chủ đề và hình thức nghệ thuật trong ngữ liệu có xuất phát từ các đặc trưng thể loại của tác phẩm. Đối với mỗi thể loại đều sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau. Ví dụ, trong những bài thơ trữ tình sẽ thường thiên về việc sử dụng hình ảnh với cảm xúc lãng mạn,… Với việc đánh giá như vậy sẽ giúp cho người đọc và người nghe có thể cảm nhận, đồng thời hình dung rõ ràng về thể loại mà bài viết muốn nói đến.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2.  Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ: Thực hành viết 

Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt).

2.1 Bài viết tham khảo 1: Phân tích bài Cảnh khuya

Chủ Tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Dù đã ra đi nhưng những điều ý nghĩa, tuyệt vời nhất về hình ảnh của Bác vẫn còn sống mãi với con dân đất nước Việt Nam. Trong đó có kho tàng thơ ca mà bác đã sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho nhân dân, đất nước. Bài thơ Cảnh Khuya được Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1974 thay lời muốn nói cho một tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng với tình yêu thiên nhiên của Người. Từ đó người đọc cũng cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

Mở đầu bài thơ là cảnh bức tranh thiên nhiên ở núi rừng Việt Bắc. Chiến khu Việt Bắc chính là đầu não của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, là nơi chỉ đạo đấu tranh của Cách mạng. Nhưng không phải vì vậy mà nơi này chỉ trang nghiêm và bận rộn. Bức tranh Việt Bắc vào khuya đã được Bác Hồ miêu tả hết sức đặc sắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’

Trong 2 câu thơ đầu tiên, Bác đã khéo léo khi so sánh tiếng suối ‘’trong như’’ tiếng hát của người con gái. Cảnh đêm khuya thanh vắng vang lên tiếng suối chảy như làm cho cảnh vật có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đã phá vỡ sự im lặng, làm cho cảnh vật thêm sống động, đồng thời làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trong khung cảnh đó, ánh trăng ở trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn cho mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” được tác giả sử dụng như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa và quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng chiếu xuống vạn vật như những bông hoa điểm xuyết đã tạo nên sự hòa quyện của thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc với mặt trăng đêm nay. Khung cảnh khuya Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp tuy cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống qua tình yêu thiên nhiên cùng tâm hồn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt giữa câu ba và câu bốn. Điều này như làm rõ tâm trạng của Bác Hồ lúc này “chưa ngủ”. Cụm từ “chưa ngủ” trong câu thơ này đã thể hiện nỗi niềm thao thức, tâm trạng đầy sự lo âu của Người. Trái ngược với khung cảnh khuya vừa êm ả vừa dịu nhẹ, lúc này  trong lòng Hồ Chí Minh tràn đầy nỗi băn khoăn và lo âu về nhân dân, đất nước cùng độc lập của dân tộc. Qua đây, ta có thể thấy rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho nhân dân, cho nước của Người cha già kính yêu của đất nước Việt Nam

Bài thơ Cảnh Khuya có sự kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, đồng thời bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Cách sử dụng ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế và hàm súc.

“Cảnh khuya” đã cho người đọc, người nghe thấy được một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó chính là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, đất nước. Tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho bài thơ. Ở tác phẩm còn có sự kết hợp linh hoạt giữa các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ đã nối kết hai tâm trạng, đồng thời bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. 

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

2.2 Bài viết tham khảo 2: Phân tích bài Thơ duyên

Nhà phê bình Hoài Thanh đã từng nhận định "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bằng hồn thơ trong trẻo, tâm hồn luôn tràn đầy tình yêu cùng khát khao giao cảm với đời mãnh liệt, nhà thơ Xuân Diệu đã để lại vô vàn tác phẩm giá trị cho đời. Trong số đó phải kể đến bài "Thơ duyên", bài thơ đã mang đến cho người đọc khung cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên mùa thu cùng sự giao duyên, kết nối giữa nhân vật "anh" và "em".

Có thể nói, tác phẩm "Thơ duyên" đã khơi gợi được sự hòa hợp, gắn bó đầy chất thơ giữa vạn vật trong thiên nhiên. Trước hết, điều này  được tác giả thể hiện rõ nét thông qua nhan đề. "Duyên" mà nhà thơ muốn nhắc tới ở đây là sự gặp gỡ, giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người và con người với con người. Từ đó, thi sĩ không chỉ miêu tả vẻ đẹp trời thu mà còn khắc họa lên những mối duyên tình hài hòa. Ở khổ thơ đầu, Xuân Diệu đã tái hiện khung cảnh chiều thu thật êm ả, nên thơ:

"Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền."

Sự kết hợp của đường nét "nhánh duyên" cùng âm thanh "ríu rít", màu sắc "xanh ngọc" và hình ảnh "cặp chim chuyền" đã cho ta thấy đôi mắt tinh tế cùng nét bút tài tình của nhà thơ Xuân Diệu. Bằng cách cảm nhận tất cả các giác quan một cách tinh tế, "ông hoàng thơ tình" vẽ nên bức tranh mùa thu tươi mát, dịu êm. Mỗi chi tiết, từng sự vật hoạt động tách rời nhưng chúng lại có sự hài hòa, gắn kết với nhau. Tất cả cùng tạo nên một buổi chiều thơ mộng, ảo diệu, đồng thời báo hiệu khoảnh khắc thu tới "nơi nơi động tiếng huyền.". Âm thanh của mùa thu như tiếng đàn tiếng ca, vang vọng khắp nơi, làm cho lòng người thêm chộn rộn, bâng khuâng hơn bao giờ hết. Cảnh thu tiếp tục được tác giả gợi tả qua:

"Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều;

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu."

Nhà thơ đã sử dụng hàng loạt các từ láy "nhỏ nhỏ", "xiêu xiêu", "lả lả" vừa để phác họa đường nét mềm mại của cảnh vật, vừa gợi lên nỗi xao xuyến của lòng người. Dường như mọi thứ đều song hành, sánh đôi cùng nhau. Cảnh thu, tình thu đã khéo léo khi đưa chủ thể trữ tình ngược về "buổi ấy lòng ta nghe ý bạn". Đi giữa trời thu và lắng nghe âm hưởng xa xưa vọng lại, lòng người lúc này bồi hồi nhớ đến "Lần đầu rung động nỗi thương yêu". Khoảnh khắc mà trái tim đập rộn ràng, chủ thể trữ tình đã biết đây chính là cảm giác rung động trong tình yêu:

"Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần

Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu

Anh với em như một cặp vần."

Giây phút nhân vật "anh" và "em" đi trên con đường nhỏ trông thật xa cách. Nếu như "em" điềm nhiên bước đi không chút vướng bận thì "anh" lại lững đững, thong dong đi theo sau. Thoạt nhìn bên ngoài, hai ta có vẻ cách xa nhưng thực chất bên trong đã có sự kết nối như "một cặp vần". Đôi ta tưởng chừng xa hóa ra lại gần, gắn bó, giao hòa mật thiết và không thể tách rời. Khung cảnh trở nên đẹp đẽ hơn nhờ sự giao duyên của con người. Bức tranh mùa thu đã huyền diệu càng thêm tươi tắn, nhẹ nhàng tình người, tình thu. Bức tranh đẹp đẽ ấy đã ẩn chứa một trái tim rung động cùng một tình yêu rạo rực ở nhân vật "anh". Chúng ta còn cảm nhận được nỗi ám ảnh về sự chảy trôi của dòng thời gian trong thơ Xuân Diệu được thể hiện ở "Thơ duyên":

"Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần."

Phía cao xa, từng đám mây màu xanh biếc đã bắt đầu "gấp gấp" bay đi. Phía dưới ruộng đồng, những con cò cũng chuyển sang trạng thái "phân vân", không biết nên đi hay ở. Trên khoảng không bầu trời rộng lớn, đàn chim nghe lời nhắc nhở mà giang rộng đôi cánh để tìm về nơi trú. Chiều thu dần buông xuống, cảm giác lạnh lẽo như vẫn vấn vương đâu đây "hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần". Sự giục giã, hối hả của cảnh vật như lan tỏa tới lòng người. Và rồi cái nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến càng làm cho nhân vật"anh" khao khát được giao cảm, hòa hợp. Dù chẳng thể níu giữ bước đi của thời gian nhưng "anh" đã:

"Ai hay tuy lặng bước thu êm

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em."

Chiều thu đến thật bình yên, êm ả nhưng ra đi lại sôi nổi, vội vã. Nhưng nhờ đó, duyên "anh" và "em" mới có thể tìm đến nhau. Đôi ta từ hai người xa lạ mà trở nên đồng điệu về tâm hồn, biết rung động và thổn thức trước tình yêu. Sự kết nối giữa "anh" và "em" thật diệu kỳ làm sao. Trước mối giao hòa của thiên nhiên đất trời, hai ta cũng dần xích lại gần nhau mà không cần "băng nhân gạ tỏ niềm". Từ đây, nhân vật trữ tình đã bày tỏ tấm chân tình "Lòng anh thôi đã cưới lòng em". "Anh" coi "em" giống như mảnh ghép còn thiếu của cuộc đời mình. Như vậy, duyên tình của đôi ta thêm bền chặt nhờ "cưới". Khổ thơ trên đã cho ta thấy được khát khao giao hòa tuyệt đối trong tâm hồn con người.

Bằng giọng thơ vừa nhẹ nhàng và sâu lắng, thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc những hồn thơ trong trẻo và căng tràn nhựa sống. Các biện pháp tu từ được sử dụng một cách điêu luyện như  so sánh "Anh với em như một cặp vần", đảo ngữ "Cành me ríu rít cặp chim chuyền" kết hợp cùng nhiều hình ảnh độc đáo  "Hoa lạnh chiều thưa", "Lả lả cành hoang nắng trở chiều" không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn lên gợi sự giao hòa, gặp gỡ và gắn kết của vạn vật.

Tác phẩm "Thơ duyên" đã thể hiện sâu sắc khát khao giao cảm với cuộc đời của  nhà thơ Xuân Diệu. Qua bài thơ này, ta lại càng khâm phục ngòi bút tài hoa cùng khả năng cảm nhận tinh tế của thi sĩ. Mong rằng, bài thơ sẽ mãi in lại dấu ấn trong lòng độc giả.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn 10 chân trời sáng tạo. Bài học giúp học sinh nắm được cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ văn theo định hướng phát triển năng lực. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990