img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học

Tác giả Hoàng Uyên 14:38 30/11/2023 11,280 Tag Lớp 11

Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học sách chân trời sáng tạo 11 tập 2 dưới đây sẽ có rất nhiều dẫn chứng khác nhau để các em có thể hiểu rõ nhất về hai chủ đề văn học khác nhau.

Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học: ngữ liệu tham khảo 1

1.1 Câu 1 trang 54 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2 

Đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm liên quan đến vấn đề xã hội được tóm tắt trong luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai (2a - 2b)

- Đặc điểm nội dung:

  • “Sự tương phản của Mèo - Chuột” đã phần nào phản ánh lên mặt trái của làng quê Việt Nam xưa, đó là thực trạng “mãi lộ”, là việc quan lại “làm luật” là những “lệ làng” phi lý mà tầng lớp cai trị, các ông lớn, các phú ông dùng để hành hạ những người nông dân nghèo ngày xưa.

  • Hình ảnh tương phản đó cũng lại phần nào thể hiện được mối quan hệ tốt giữa mèo và chuột. Vốn dĩ là một mối quan hệ bất đồng khi chuột là thực phẩm chính của mèo, nhưng khi vào thời điểm mèo hài lòng tán đồng lễ cưới của cặp vợ chồng chuột thì những khúc mắc thù hận trước đó phần nào tan biến, mâu thuẫn dần hóa giải.

  • Đó còn là bài học của sự kiềm chế, là việc giữ được hòa khí với mọi mối quan hệ trong những ngày lễ lớn, những ngày trọng đại như hiếu hỉ,...

  • Đặc điểm nghệ thuật:

  • “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng”  là tóm tắt cho “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”

1.2 Câu 2 trang 54 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Vấn đề xã hội qua tranh Đám cưới chuột được nêu lên trong bài viết là vấn đề gì và được phân tích trên các khía cạnh nào?

- Vấn đề xã hội qua tranh Đám cưới chuột đã nêu lên được vấn đề xã hội là thực trạng của xã hội nông thôn Việt Nam thời xưa, thời phong kiến. Đó là không khí của phong tục cưới hỏi là không khí hội hè họp mặt,...

- Những vấn đề xã hội đó đã được phân tích trên các khía cạnh khác nhau như tinh hoa văn hóa dân gian hay chính là nghệ thuật hội họa dân gian,...

>> Xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

1.3 Câu 3 trang 54 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Mối quan hệ giữa luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai.

  • Luận điểm thứ ba với luận điểm thứ nhất và luận điểm thứ hai có mối quan hệ song hành bổ trợ lẫn nhau, không thể tách rời.

  • Luận điểm thứ ba xuất hiện để làm củng cố cho hai luận điểm thứ nhất và thứ hai, giúp cho hai luận điểm trên dễ thuyết phục người đọc hơn về cả mặt hình thức lẫn nội dung.

  • Nếu không có luận điểm một và hai thì luận điểm ba chỉ là những lời vô giá trị, sáo rỗng.

  • Luận điểm một và hai được viết nhằm mục đích giới thiệu về luận đề tác phẩm. Tác giả đã tập trung vào luận điểm thứ ba để tổng kết lại tất cả nội dung cần truyền tải đến người đọc.

1.4 Câu 4 trang 54 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp như thế nào?  

- Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được thể hiện thông qua cách sử dụng hệ thống lập luận rõ ràng, hợp lý:

  • Luận điểm 1: Bước đầu tiên, tác giả đã nêu lên được vấn đề xã hội mà tác phẩm sẽ nói đến. Đó là chủ đề “con người không bao giờ có thể sống riêng lẻ, đơn độc”. Để chứng minh cho luận đề đó, tác giả đã sử dụng sự cộng tác đồng lòng của mọi người, mọi dân tộc, mọi độ tuổi cùng nhau chống lại đại dịch Covid 19.

  •  Luận điểm 2: Tác giả đã sử dụng dẫn chứng qua câu nói của A-thơ Uyliam U a rơ để nói lên lý lẽ “cuộc đời đa sự, con người đa đoan, khó tránh khỏi những xung đột…”. Tất cả những lý lẽ đó cũng chỉ để minh chứng cho câu nói “khát vọng về sự hòa nhập, chung sống hòa bình cũng gắn liền với mong muốn buông bỏ thù hận”.

  • Luận điểm 3: Việc đề cập đến văn hóa cuộc sống cộng đồng của tác giả bức tranh Đám cưới chuột đã thể hiện được con đường tìm kiếm sự hòa nhập, hòa giải.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

1.5 Câu 5 trang 54 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Bạn rút ra được những điểm tương đồng, khác biệt nào trong cách viết về một vấn đề xã hội và một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học?

- Tương đồng

  • Cả hai kiểu văn bản đều tập trung vào mục đích trình bày, phân tích các vấn đề trong xã hội.

  • Cả hai đều sử dụng lý lẽ, bằng chứng, số liệu, thống kê, các cuộc điều tra để chứng minh các luận điểm của mỗi tác giả.

  • Cả hai đều chọn lựa các trích dẫn, ví dụ, các cách trực tiếp và gián tiếp để truyền đạt rõ ràng các thông điệp đến người đọc.

- Khác biệt

  • Một vấn đề xã hội:

  • Lựa chọn những vấn đề xã hội theo mong muốn, mục đích của chính tác giả, mang tính cá nhân.

  • Chọn cách tập trung triển khai các luận đề xoay quanh các mặt khác nhau trong cuộc sống.

  • Góc nhìn khách quan hơn để cho người đọc dễ tiếp nhận nội dung của tác phẩm

  • Một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc trong tác phẩm văn học

  • Sử dụng góc nhìn cá nhân để đánh giá, truyền tải cảm nhận về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm văn học.

  • Những đối tượng đọc sẽ thu hẹp hơn bởi cần những kiến thức cơ bản, chuyên môn về văn học, về lĩnh vực mà tác phẩm nhắm tới.

 

2. Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học: ngữ liệu tham khảo 2

2.1 Câu 1 trang 56 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Tác giả bài viết đã nêu và giải quyết vấn đề gì trong tác phẩm Truyện Kiều?

Theo bạn, đó là một vấn đề văn học hay một vấn đề xã hội?

  • Tác giả đã nêu lên và giải quyết được vấn đề chính là sự phi thường trong chính những con người bình thường nhất.

  • Theo em, vấn đề này chính là một vấn đề xã hội bởi những vấn đề này luôn xuất hiện trong chính cuộc sống thường ngày của chúng ta. Mỗi con người sinh ra đều là một trang giấy trắng, không có chữ bình thường hay phi thường ở trên người. Con người ta trở thành như thế nào đều nhờ sự nỗ lực hoàn thiện bản thân, nhờ vào sự cố gắng mỗi ngày của từng con người.

2.2 Câu 2 trang 56 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Với mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp với nhau như thế nào? Những ví dụ nào có thể giúp bạn làm rõ điều đó?

  • Những luận điểm, lý lẽ, bằng chứng luôn có sự kết hợp bổ trợ lẫn nhau, cùng nhau làm rõ một nội dung nào đó mà tác giả mong muốn gửi gắm.

  • Ví dụ trong luận điểm 1:  Không ai sinh ra như một kẻ phi thường hoặc tầm thường mà cuộc sống bên ngoài phối hợp với những phản ứng bên trong của nội giới làm ta trở thành người phi thường hay tầm thường.

  • Lý lẽ: Con người ai cũng đều giống ai, người giống người. Chỉ có sự nỗ lực khác nhau tạo nên những con người khác nhau, vị trí khác nhau.

  • Bằng chứng: Tác giả đã sử dụng các trích đoạn trong tuyệt phẩm Truyện Kiều để làm bằng chứng tốt nhất. Đó chính là hình ảnh người phụ nữ hồng nhan bạc phận Thúy Kiều, dù cô ở trong những thử thách, cô bị cuộc sống vùi dập nhưng cô vẫn giữ được trong mình sự thanh cao, sự phi thường của một con người nhỏ bé.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

2.3 Câu 3 trang 56 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Điểm giống nhau, khác nhau trong cách nêu lí lẽ và đưa bằng chứng khi nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột (tác phẩm hội hoạ) và về nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều (tác phẩm văn học).

- Điểm giống nhau giữa nghị luận về bức tranh Đám cưới chuột và nhân vật Thúy Kiều

  • Tất cả những bằng chứng và lí lẽ đều được chọn lọc qua những đặc sắc của nội dung tác phẩm.

- Điểm khác nhau:

  • Nghị luận về một vấn đề xã hội trong bài viết về tranh Đám cưới chuột:

  • Tác giả sử dụng những hình ảnh, màu sắc, kí hiệu nhằm mục đích truyền tải thông điệp xã hội.

  • Tác giả khéo léo sử dụng hình ảnh biểu tượng và trừu tượng để có thể đưa ra các bằng chứng và lí lẽ.

  • Các bằng chứng được tác giả tạo ra qua các hình ảnh rất trực quan.

  • Nghị luận về nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều (tác phẩm văn học).

  • Tác giả sử dụng căn phòng và sự linh hoạt trong các cách sử dụng ngôn ngữ để truyền tải thông điệp xã hội.

  • Tác giả khéo léo sử dụng các tình tiết và hành động của mỗi nhân vật để có thể đưa ra các bằng chứng và lí lẽ.

  • Các bằng chứng được tác giả tạo ra qua các lời thoại của nhân vật và các tình tiết hợp lý.

 

3. Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học: Thực hành viết 

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội gợi ra từ một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

Trong nền văn học Việt Nam cận đại, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc trưng cho khuynh hướng hiện thực phê phán. Nhưng một trong những tác phẩm hay nhất, tiêu biểu nhất, thật nhất thể hiện khuynh hướng này chính là tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Đây chính là điều kỳ diệu trong cuộc sống, là quan hệ, là tình cảm giữa con người và con người.

Ngay từ đầu tác phẩm, cách xây dựng nhân vật chính của nhà văn Nam Cao khiến cho tất cả độc giả khó có thể tưởng tượng được sự thay đổi về sau này của Chí phèo. Ai cũng nhận ra đây là một con quỷ của làng Vũ Đại, là một người bao nhiêu năm qua chỉ biết đắm chìm trong men rượu, là phần con tồn tại chứ không còn phần người nữa. Và càng khó tin hơn nữa khi nhân vật đánh thức nhân tính của Chí phèo lại là một người đàn bà hơn ba mươi tuổi xấu xí đến mức ma chê quỷ hờn, là một người tâm lý nhận thức còn không được trọn vẹn. Nhưng người phụ nữ tưởng chừng không bằng ai này lại có một lòng tốt không ai bằng, cả làng Vũ Đại đông đúc nhưng không một ai mở tình thương của mình cho Chí Phèo. Chỉ bằng bát cháo hành đơn giản, không chút giá trị, không quá ngon lành nhưng kết hợp với sự ấm áp của tình người của Thị Nở khiến cho Chí Phèo tỉnh lại, tìm lại cho mình chút lương thiện còn sót lại ẩn sâu trong con người mình. Con người vốn dĩ tưởng chừng không thể cứu rỗi khi ngày ngày uống rượu, rạch mặt ăn vạ, đi chửi làng chửi xóm,người mà đã mất đi những xúc cảm của con người nay lại tỉnh táo trước cuộc sống, có thể khóc, có thể cười, có mong muốn được lương thiện.

Từ chính cuộc đời của Chí Phèo, từ câu chuyện của sự thức tỉnh khiến cho người đọc có thể thấy được sức mạnh của tình yêu thương. Tình cảm của con người có sức mạnh giáo dục, có khả năng cảm hóa người khác một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Sức mạnh này không chỉ xuất hiện trong sách vở, trong văn học mà nó còn xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống thực tế. Đó là sự nỗ lực uốn nắn những mầm non đất nước cũng những người thầy giáo cô giáo. Là những người cảnh ngục thi hành công lý cố gắng cứu rỗi những phạm nhận gây tội. Sự cảm thông này có thể kéo tay người đã bước chân xuống đầm lầy. Là cách đưa thế giới thoát khỏi diệt vong bởi chính con người.

Cuộc sống ngày càng phát triển theo quy luật của cuộc sống. Chính trong lúc này cái ác cũng sẽ song hành với cái thiện, cái nào sẽ vươn trước chính là bài toán khó cho loài người. Con người ta sẽ phải chiến đấu mỗi ngày để phát triển bản thân theo sự tốt đẹp, là cách xua đuổi bóng tối. Mỗi người cần bảo tồn phần lương thiện trong mình, cần lan tỏa yêu thương để có thể nhận lại những yêu thương.

Có thể thấy, tác phẩm Chí Phèo không chỉ mang lại giá trị cho nền văn học nước nhà mà còn là một bài học cuộc sống. Tình yêu của Thị Nở đã giúp Chí Phèo tìm lại ý nghĩa của cuộc sống. Cũng như chính tình yêu và cuộc sống phải hài hòa với nhau, cùng nhau phát triển một cách trọn vẹn.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm nghệ thuật hoặc tác phẩm văn học sách chân trời sáng tạo 11 tập 2 bên trên đã phân tích được phần nào sự giống nhau và khác nhau giữa hai đề tài văn học. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em có kết quả cao hơn trong môn Văn học!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990