Tìm hiểu về quá trình hình thành quần thể thích nghi
Trong bài học này, VUIHOC sẽ gửi đến các em các kiến thức liên quan đến quá trình hình thành quần thể thích nghi chi tiết và đầy đủ nhất. Phần kiến thức này thuộc bài 27 trong chương trình Sinh học 12. Mời các em cùng theo dõi!
1. Sơ đồ tư duy quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Để nắm bắt được bài học nhanh chóng, VUIHOC gửi đến bạn sơ đồ tư duy bài học quá trình hình thành quần thể thích nghi. Mời các em cùng xem:
2. Khái niệm đặc điểm thích nghi
- Đặc điểm thích nghi là những đặc điểm trên cơ thể của sinh vật như hình thái, giải phẫu, sinh lí... giúp chúng có khả năng sống sót tốt hơn trong môi trường.
- Đặc điểm của sự thích nghi là hoàn thiện khả năng thích nghi của các sinh vật trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này sẽ làm tăng số lượng các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi trong quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ví dụ: Một số loài động vật có hình thái giống với môi trường sống để thuận tiện săn mồi và tránh kẻ thù
3. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
3.1 Cơ sở di truyền
- Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (kiểu gen) trên cơ thể sinh vật chính là kết quả của một quá trình lịch sử kéo dài và chịu sự chi phối của 3 nhân tố là quá trình đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
+ Quá trình đột biến: Đột biến tạo thành alen mới => tạo thành các kiểu hình mới làm nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc.
+ Quá trình giao phối: Giao phối giúp sinh vật phát tán những đột biến có lợi và tạo tổ hợp gen thích nghi.
+ Quá trình chọn lọc tự nhiên: Quá trình này sẽ sàng lọc các kiểu hình, sau đó loại bỏ những kiểu hình bất lợi và củng cố thêm những kiểu hình có lợi => tăng tần số tương đối của đột biến có lợi (tổ hợp gen thích nghi).
=> Tốc độ của quá trình hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào 3 nhân tố chi phối trên. Chọn lọc tự nhiên luôn đào thải những cá thể có kiểu hình kém thích nghi và giữ lại những kiểu hình thích nghi. Chính vì vậy các alen quy định các kiểu hình thích nghi sẽ ngày càng gia tăng trong quần thể qua nhiều thế hệ.
=> Quá trình hình thành quần thể thích nghi chính là quá trình tích lũy alen quy định các kiểu hình thích nghi. Như vậy môi trường chỉ có vai trò sàng lọc chứ không thể tạo ra được các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Tham khảo ngay bộ sổ tay ôn tập kiến thức và tổng hợp các kỹ năng xử lý mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc Gia
3.2 Thí nghiệm chứng minh
- Thực hành 2 thí nghiệm trên 500 con bướm sâu đo sống trên thân cây bạch dương:
+ Thí nghiệm 1: Thả 500 con bướm đen vào rừng cây bạch dương trồng ở vùng đất không bị ô nhiễm. Chú ý thân cây bạch dương lúc này có màu trắng. Sau một khoảng thời gian, người ta bắt những con sinh vật này lại và thấy phần lớn những con bướm này có màu trắng. Đồng thời khi nghiên cứu thức ăn trong dạ dày của các con chim ở đây thì thấy chim bắt được nhiều bướm đen hơn bướm trắng.
+ Thí nghiệm 2: Thả 500 con bướm trắng vào rừng cây bạch dương được trồng trong vùng ô nhiễm. Lúc này thân cây có màu đen. Sau một thời gian, người ta bắt những con bướm này lại và nhận thấy phần lớn bướm có màu đen. Tương tự khi phân tích thức ăn trong bụng chim, họ thấy được số lượng bướm trắng bị chim bắt nhiều hơn số lượng bướm đen.
- Giải thích sự hóa đen của loài bướm Biston betularia sống trên cây bạch dương:
+ Khi sống trên thân cây bạch dương màu trắng, quần thể bướm đen khi đậu trên thân cây rất dễ bị phát hiện => số lượng bướm đen giảm => số bướm trắng gia tăng
+ Khi sống trên thân cây bạch dương màu đen, quần thể bướm trắng đậu trên thân cây dễ bị chim phát hiện => số lượng bướm trắng giảm => số bướm đen gia tăng.
4. Sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định. Vì vậy nó chỉ ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Một khi hoàn cảnh thay đổi, đặc điểm thích nghi vốn là lợi thế của sinh vật sẽ trở thành bất lợi và dần dần sẽ được thay thế bằng đặc điểm thích nghi phù hợp hơn.
Ví dụ: Khi bướm trắng sống ở thân cây bạch dương trắng, màu trắng của nó sẽ phù hợp thích nghi với môi trường sống đó. Tuy nhiên khi môi trường bị ô nhiễm khiến thân cây bạch dương dần chuyển sang màu đen thì bướm trắng sẽ dần bị bướm đen thay thế để thích nghi với môi trường sống mới.
- Trong trường hợp sống ở môi trường ổn định, không có sự thay đổi thì sự đột biến và những biến dị tổ hợp vẫn liên tục phát sinh. Chính vì vậy, trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật đời sau luôn xuất hiện với đặc điểm thích nghi hợp lý hơn những đời trước.
Ví dụ: Cây hạt kín hoàn thiện hơn cây hạt trần, cá có xương hoàn thiện hơn cá có sụn...
Đăng ký để được thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia sớm đạt điểm 9+ môn Sinh ngay từ bây giờ bạn nhé!
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Những đặc điểm thích nghi sẽ giúp sinh vật sống tốt hơn trong môi trường mà nó sinh sống. Những đặc điểm này không phải hình thành nhanh chóng mà cần phải có một quá trình kéo dài dưới sự chi phối của nhiều yếu tố. Hy vọng bài học quá trình hình thành quần thể thích nghi trong chương trình Sinh học 12 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn vì sao có sự thay đổi ở kiểu hinh, kiểu gen của các sinh vật trong quá trình tiến hóa. Đây là nội dung bài học quan trọng, sẽ xuất hiện trong đề thi sinh tốt nghiệp THPT, vì vậy các em cần chú ý ghi nhớ nội dung kiến thức này.
>> Mời bạn tham khảo thêm: