img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 10:06 05/12/2023 18,173 Tag Lớp 11

Đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 giúp các thầy cô đánh giá kiến thức các em học sinh đã học từ đầu kì 1 cho đến giữa kì 1 của môn Hóa học 11. Vì vậy để bổ trợ cho các em trong quá trình ôn tập, VUIHOC đã tổng hợp một số đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 cùng đáp án chi tiết. Mời các em cùng theo dõi.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11

STT Nội dung Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 
1 Cân bằng hóa học Khái niệm cân bằng hóa học 5 3 1  
Cân bằng trong dung dịch nước 5 3 1  
2 Nitrogen  Sulfur  Nitrogen 2 2    
Ammonia và muối ammonium 2 2   1
Một số hợp chất của nitrogen với oxygen 2 2    
Tổng số câu hỏi  16 12 2 1

 

Cấu trúc đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 bao gồm 31 câu hỏi trong đó 28 câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ nhận biết thông hiểu, 3 câu hỏi tự luận ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Số điểm cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu, số điểm cho câu hỏi tự luận sẽ được quy định cụ thể trong đề thi. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm hiệu quả, phù hợp với bản thân

2. Đơn vị kiến thức cần ghi nhớ để làm tốt đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11

2.1 Khái niệm cân bằng hóa học 

- Nhận biết

+ Khái niệm phản ứng thuận nghịch, trạng thái cân bằng trong phản ứng thuận nghịch

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số (Kc

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. 

- Thông hiểu 

+ Viết được biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch

+ Hiểu thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. 

- Vận dụng: Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để thực hiện phản ứng theo chiều thuận, nghịch

2.2 Cân bằng trong dung dịch nước

- Nhận biết

+ Khái niệm điện li, chất điện li, chất không điện li

+ Trình bày thuyết Brønsted – Lowry về acid – base

+ Nêu khái niệm về pH 

- Thông hiểu

+ Viết được biểu thức tính pH và cách dùng các chất chỉ thị xác định độ pH

+ Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ. 

- Vận dụng 

+ Ý nghĩa pH trong thực tiễn

+ Thực hiện thí nghiệm chuẩn độ acid - base

+ Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước

2.3 Nitrogen

- Nhận biết: Trạn thái tự nhiên, ứng dụng của nitrogen

- Thông hiểu: 

+ Giải thích tính trơ của nitrogen ở nhiệt độ thường 

+ Hoạt động của nitrogen ở nhiệt đô cao

+ Ứng dụng của nitrogen trong nghiên cứu và sản xuất. 

- Vận dụng: Liên hệ được quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa. 

2.4 Ammonia và muối ammonium

- Nhận biết: Mô tả công thức Lewis và hình học phân tử của Ammonia và muối ammonium

- Thông hiểu: 

+ Giải thích được tính chất vật lý, tính chất hóa học và viết phương trình phản ứng của ammonia

+ Trình bày tính chất của muối ammonium trong dung dịch 

+ Ứng dụng của ammonia và muối ammonium. 

- Vận dụng:  Thực hiện hoặc quan sát hiểu rõ về thí nghiệm nhận biết ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.

- Vận dụng cao: Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitơ và hydrogen trong quá trình Haber.

2.5 Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

- Nhận biết:  Nêu được cấu tạo của HNO3, tính oxi hóa mạnh và ứng dụng của HNO3

- Thông hiểu: Nêu được tính acid của HNO3 và nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí, nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid. 

- Vận dụng: Nêu được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hóa. 

 

3. Đề thu giữa kì 1 môn Hóa 11 và đáp án 

3.1 Đề thi số 1

a. Đề thi

b. Đáp án

- Phần trắc nghiệm: 

1. C 2. D 3. C 4. A 5. D 6. C 7. D
8. A 9. A 10. C 11. B 12. A 13. C 14. B
15. D 16. D 17. C 18. D 19. B 20. A 21. C
22. D 23. B 24. C 25. D 26. C 27. A 28. A

- Phần tự luận:

Câu 1: 

CHBr = 0,27 M 

Gọi nồng độ của H2 và Br2 phản ứng là a

                   \large H_{2}(k)+Br_{2}(k)\rightleftharpoons 2HBr(k)

Phản ứng:    x               x

Cân bằng:     x              x             0,27 - 2x

\large K_{C}=\frac{(0,27-2X)^{2}}{x^{2}}=2,18.10^{6}\Leftrightarrow x=1,83.10^{-4}

Vậy [H2] = [Br2] = 1,83.10-4  ; [HBr] = 0,27 -1,83.10-4 = 0,27M 

Câu 2: 

\large (1) N_{2} + O_{2}\rightleftharpoons 2NO

\large (2) 2NO+O_{2}\rightleftharpoons 2NO_{2}

\large (3) 4NO_{2}+O_{2}+2H_{2}O\rightarrow 4HNO_{3}
\large (4) HNO_{3}\rightarrow H^{+}+ NO_{3}^{-}

Câu 3: 

Gọi số mol N2, H2 ban  đầu lần lượt là a và b (mol)

=> nN2 p/u = 10%.a = 0,1a (mol) 

                      \large N_{2}+3H_{2}\rightleftharpoons 2NH_{3}

Ban đầu:         a        b

Phản ứng:    0,1a    0,3a        0,2a

Sau p/u:        0,9a  b-0,3a      0,2a

=> nd = a + b (mol) và ns = 0,9a + b - 0,3a +0,2a = 0,8a +b (mol)

Sau phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với ban đầu:

=> Pd - Ps = 0,05.Pd => 0,95.Pd = Ps

\large \Rightarrow \frac{P_{d}}{P_{s}}=\frac{1}{0,95}

Mặc khác, khi nhiệt độ không đổi thì: 

\large \frac{P_{d}}{P_{s}}=\frac{n_{d}}{n_{s}}\Rightarrow \frac{a+b}{0,8a+b}=\frac{1}{0,95}\Rightarrow \frac{a}{b}=\frac{1}{3}

Giả sử có 1 mol N2 và 3 mol H2 

\large \Rightarrow %n_{N_{2}}=\frac{1}{1+3}.100%=25% \Rightarrow %n_{H_{2}}=75%

 

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng ôn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập độc quyền của VUIHOC ngay!

3.2 Đề thi số 2

a. Đề thi

b. Đáp án

- Phần trắc nghiệm: 

1. C 2. D 3. B 4. B 5. A 6. D 7. C
8. A 9. C 10. D 11. A 12. C 13. B 14. D
15. D 16. C 17. B 18. C 19. A 20. C 21. B
22. A 23. D 24. B 25. D 26. A 27. C 28. B

- Phần tự luận: 

Câu 1: 

a. Phương trình: \large H_{2}+I_{2}\rightleftharpoons 2HI 

      Ban đầu:    0,03    0,03              (mol/l)

      Phản ứng: 0,02     0,02 \large \leftarrow  0,04 (mol/l)

=> [H2] = [I2] = 0,03 - 0,02 = 0,01 mol/l

b. Hằng số cân bằng của phản ứng là: 

\large K_{C} = \frac{[HI]^{2}}{[H_{2}][I_{2}]}=\frac{0,04^{2}}{0,01.0,01}=16

Câu 2: 

a, \large N_{2}\xrightarrow[]{+O_{2},t^{o}}NO\xrightarrow[]{+O_{2}}NO_{2}\xrightarrow[]{+O_{2},H_{2}O}HNO_{3}

b, Giả sử hiệu suất là 100%

\large NH_{3}\xrightarrow[]{H=96,2%}HNO_{3}

17                     63        (tấn)

34                    126       (tấn)

Hiệu suất phản ứng là: 

\large H=\frac{160.63}{126.100}=656,69 (m^{3})

Câu 3: 

\large V_{O_{2}}=\frac{841,7.21,03}{100}=177,01 (m^{3})

\large V_{H_{2}}=\frac{841,7.78,02}{100}=656,69 (m^{3})

Từ phương trình (3) ta có VH2 = 3VN2 = 3.656,69 = 1970,08 m3

Từ phương trình (1) ta có VCH4 = VH2 : 4 = 1970,08 : 4 = 492,52 m3

VH2O = VH2 : 2 = 1970,08 : 2 = 985,04 m3

Từ phương trình (2) ta có: VCH4 = VO2 : 2 = 177,01 : 2 = 88,5 m3

VH2O tạo thành bằng VO2 = 177,01 m3

=> Tổng số VCH4 cần dùng là: 492,52 + 88,5 = 581,02 m3

=> Tổng số VH2O cần dùng là: 985,04 - 177,01 = 808,039 m3

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là một số đề thi giữa kì 1 môn Hóa 11 cùng đáp án mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em ôn tập tốt và hiệu quả hơn. VUIHOC còn rất nhiều bộ đề hay và sát với cấu trúc đề thi khác được biên soạn bởi các thầy cô dạy giỏi trong khóa học PAS THPT. Các em hãy nhanh tay đăng ký khóa học để được các thầy cô hướng dẫn lên lộ trình học tập khoa học nhé! Truy cập ngay vuihoc.vn để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức Hóa học 11 và các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990