img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 10:05 05/12/2023 22,978 Tag Lớp 11

Đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 giúp các thầy cô đánh giá kiến thức các em học sinh đã học từ đầu kì 1 cho đến giữa kì 1 của môn Vật lý 11. Vì vậy để bổ trợ cho các em trong quá trình ôn tập, VUIHOC đã tổng hợp một số đề ki giữa kì 1 môn Vật lý 11 cùng đáp án chi tiết. Mời các em cùng theo dõi.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lý 11

Dưới đây là ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 chi tiết: 

STT

Nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Dao động

Dao động điều hòa 

13

9

1

1

Dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng 

3

3

1

-

Tổng số câu hỏi 

16

12

2

1

 

Đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 là bài thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự tuận trong đó trắc nghiệm có 28 câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, tự luận có 3 câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. 

2. Tổng quan kiến thức vật lý 11 cần lưu ý cho bài thi giữa kì 1

2.1 Nội dung kiến thức dao động điều hòa

a, Nhận biết:

- Nêu được các khái niệm và công thức về chu kì, tần số, độ lệch pha, biên độ, tần số góc để mô tả dao động điều hòa.

- Nắm được công thức về thế năng, cơ năng, động năng của dao động điều hòa. Nêu được các khai niệm về dao động, dao động tự do... 

b, Thông hiểu:

- Trình bày được các bước thí nghiệm đơn giản tạo ra dao động và mô tả được các ví dụ về dao động tự do.

- Sử dụng được đồ thị li độ - thời gian. 

- Vận dụng các khái niệm về chu kì, tần số góc, độ lệch pha... để mô tả dao động điều hòa

- Sử dụng đồ thị, phân tích đồ thị đê mô tả chuyển hóa năng lượng và thế năng trong dao động điều hòa. 

c, Vận dụng:

- Vận dụng các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa

- Vận dụng được các công thức để giải bài toán về dao động điều hòa. 

d,  Vận dụng cao: 

- Bài tập thực tế hoặc bài tập liên quan đến đồ thị thực nghiệm, vận dụng các công thức để giải bài toán về dao động điều hòa. 

2.2 Nội dung kiến thức dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng

a, Nhận biết:

- Nêu được các ví dụ thực tế về dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng. 

b, Thông hiểu:

- Lập luận tác dụng và tác hại của một số hiện tượng cộng hưởng cụ thể. 

c, Vận dụng: 

- Vận dụng hiện tượng cộng hưởng để giải quyết một số bài toán thực tiễn. 

Tham khảo ngay bộ tài liệu tổng ôn kiến thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập độc quyền của VUIHOC ngay!

3. Một số đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 và đáp án 

3.1 Đề thi giữa kì 1 môn lý 11 số 1 

a. Đề thi

b. Đáp án 

- Phần trắc nghiệm

1. B 2. A 3. B 4. A 5. B 6. A 7. A
8. B 9. D 10. C 11. A 12. A 13. A 14. A
15. A 16. C 17. A 18. A 19. D  20. C 21. B
22. A 23. C 24. C 25. C 26. D 27. C 28. D

- Phần tự luận 

Câu 1: 

a. Tần số góc của con lắc lò xo là: 

\large a=\omega ^{2}x\Leftrightarrow 8=-\omega ^{2}(-0,02)\Rightarrow \omega =20 rad/s

b. Độ cứng của con lắc lò xo là: 

\large \omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\Rightarrow k=m\omega ^{2}=0,25.20^{2}=100N/m

Câu 2: 

a. Chu kì dao động của con lắc đơn là: 

\large T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}=2\pi \sqrt{\frac{0,04}{\pi ^{2}}}=0,4s

b. Xe lửa có vận tốc là:

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, con lắc dao động với biên độ cực đại, khi đó chi kì dao động riêng của con kacs bằng chu kì lực cưỡng bức: 

\large v=\frac{s}{t}=\frac{s}{T}=\frac{12,5}{0,4}=31,25m/s

Câu 3: 

a. Vật có phương trình dao động là: 

So = 8 cm

\large \omega =\sqrt{\frac{g}{l}}=\sqrt{\frac{\pi ^{2}}{1}}=\pi rad/s

t = 0 => s = Socos\large \varphi <=> 4 = 8cos\large \varphi <=> \large \varphi = \large \pm \pi/3

Do vật đang đi ra biên dương lên \large \varphi = - \large \pi/3
=> Phương trình: s = 8cos (\large \pit - \large \pi/3) 

b. Thời gian ngắn nhất từ thời điểm ban đầu đến khi vật đi qua vị trí cân bằng là: 

- Vẽ đường tròn tính góc quét: 

\large \Delta \varphi =\frac{\pi }{2}+\frac{\pi }{3}=\frac{5\pi }{6} rad

Ta có: 

\large \Delta \varphi =\omega .\Delta t\Leftrightarrow \frac{5\pi }{6}=\pi .\Delta t\Rightarrow \Delta t=\frac{5}{6}s

Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và xây dựng lộ trình ôn thi sớm hiệu quả, phù hợp với bản thân

3.2 Đề thi giữa kì 1 môn lý 11 số 2

a. Đề bài

>> Mời bạn xem thêm: Chinh phục 9+ trong kì thi giữa học kì 1 

b. Đáp án 

- Phần trắc nghiệm

1. D 2. B 3. D 4. C 5. B 6. A 7. A 8. B
9. D 10. C 11. C 12. C 13. C 14. B 15. D 16. B

- Phần tự luận

Câu 1: 

a. Chu kì và tần số góc của con lắc lò xo là: 

- Chu kì: 

\large T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}} = 2s

- Tần số góc: 

\large \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{2\pi }{2}=\pi ( rad/s)

b. Phương trình li độ, vận tốc và gia tốc của con lắc lò xo là: 

- Phương trình li độ: 

\large x=2cos\left (\pi t+ \frac{\pi }{3} \right ) (cm)

Trong đó biên độ dao động là A = 2cm, pha ban đầu là \large \varphi =\pi /3 (rad)

- Phương trình vận tốc: \large v=-v_{max}sin(\omega t+\varphi ), trong đó \large v_{max}=\omega A

=> Phương trình vận tốc là: 

\large v=-2\pi sin\left ( \pi t+\frac{\pi }{3} \right )(cm/s)

- Phương trình gia tốc: 

\large a=-a_{max}cos(\omega t+\varphi ) , trong đó \large a_{max}=\omega ^{2}A =2\pi ^{2}(cm/s^{2})

=> Phuong trình gia tốc là: 

\large a=-2\pi ^{2}cos\left ( \pi t+\frac{\pi }{3} \right )(cm/s^{2})

c. Li độ của vật nhỏ tại thời điểm t = 2,5 s là: 

\large x=2cos\left ( \pi t+\frac{\pi }{3} \right ) (cm)

=> x = \large -\sqrt{3} cm

- Vận tốc của vật nhỏ tại thời điểm t = 2,5 s là: 

\large v=-2\pi sin\left ( \pi t+\frac{\pi }{3} \right )(cm/s)\Rightarrow v=-\pi (cm/s)

- Gia tốc của vật nhỏ tại thời điểm t = 2,5s là: 

\large a=-2\pi^{2}cos\left ( \pi t+\frac{\pi }{3} \right )(cm/s^{2})\Rightarrow a=17(cm/s^{2})

Câu 2: 

a. Khi có lực ma sát vật sẽ dao động tắt dần cho đến khi dừng lại. Lúc này cơ năng sẽ bị công của lực ma sát triệt tiêu. Ta có: 

\large \frac{1}{2}k.A^{2}=F_{ms}.s=\mu mg.s\Rightarrow s=\frac{k.A^{2}}{2\mu mg}=\frac{80.0,1^{2}}{2.0,1.0,2.10}=2m

b. Giả sử ở thời điểm vật ở vị trí có biên độ A1, sau nửa chu kì, vật đến vị trí có biên độ A2. Sự giảm biên độ dao động do lực ma sát tác động trên đoạn đường đó => cơ năng của vật giảm. Ta có: 

\large \frac{1}{2}kA_{1}^{2}-\frac{1}{2}k.A_{2}^{2}=\mu mg(A_{1}+A_{2})

\large \Rightarrow A_{1}-A_{2}=\frac{2\mu mg}{k}

Tương tự như vậy khi vật đi từ vị trí có biên độ A2 đến A3 ta có: 

\large \Rightarrow A_{2}-A_{3}=\frac{2\mu mg}{k}

Vậy độ giảm biên độ say mỗi một chu kì là: 

\large \Delta A=(A_{1}-A_{2})+(A_{2}-A_{3})=\frac{4\mu mg}{k}= const

Câu 3: 

Động năng tính theo li độ: 

\large W_{d}=W-W_{t}\Rightarrow \frac{1}{2}k(A^{2}-x^{2})=\frac{1}{2}k\left ( A^{2}-\frac{4A^{2}}{9} \right )=\frac{5}{9}W

Câu 4: 

Cơ năng của vật dao động điều hòa được bảo toàn nên:  \large W=W_{t}+W_{d}

Khi chất điểm đi được một đoạn S thì cơ năng là: 

\large W=\frac{1}{2}kS^{2}+91.10^{-3} (1)

Khi chất điểm đi tiếp một đoạn nữa thì cơ năng là: 

\large W=\frac{1}{2}k4S^{2}+64.10^{-3} (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 

\large \left\{\begin{matrix} W=\frac{1}{2}k.S^{2}+91.10^{-3}\\ W=\frac{1}{2}k.4S^{2}+64.10^{-3} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} W=0,1J\\ \frac{1}{2}k.S^{2}=9.10^{-3} \end{matrix}\right.

Khi vật đi được một đoạn 3S:

\large W=\frac{1}{2}k9S^{2}+W_{d}\Leftrightarrow W_{d}=0,019=19mJ

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là một số đề thi giữa kì 1 môn Lý 11 cùng đáp án mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em ôn tập tốt và hiệu quả hơn. VUIHOC còn rất nhiều bộ đề hay và sát với cấu trúc đề thi khác được biên soạn bởi các thầy cô dạy giỏi trong khóa học PAS THPT. Các em hãy nhanh tay đăng ký khóa học để được các thầy cô hướng dẫn lên lộ trình học tập khoa học nhé! Truy cập ngay vuihoc.vn để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức vật lý 11 và các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990