img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

1001 Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh 12 Có Đáp Án Chi Tiết (P1)

Tác giả Cô Hiền Trần 16:32 24/05/2023 10,246 Tag Lớp 12

Các câu hỏi trắc nghiệm sinh 12 từ chương 1 đến chương 5 rất có ích đối với các em học sinh nhất là các em học sinh có đăng kí môn sinh trong tổ hợp xét tuyển. Bài viết này sẽ tổng hợp các câu hỏi giúp các em có thể ôn tập dễ dàng môn học này hơn.

1001 Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh 12 Có Đáp Án Chi Tiết (P1)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị

Dưới đây là 15 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 1

Minh họa trắc nghiệm sinh 12 chương 1 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử về hoạt động của các enzyme?

A. Enzim ADNpolimeraza là loại enzim có thể tháo xoắn hoặc xúc tác cho quá trình tự sao của ADN.

B. Enzim ARNpolimeraza là loại enzim có thể tháo xoắn và tách mạch trong phân tử ADN.

C. Enzim ligaza có vai trò lắp ráp các nucleotit tự do từ môi trường nội bào vào các đoạn Okazaki.

D. Enzim ADNpolimeraza có vai trò tổng hợp nên nucleotit đầu tiên và giúp bắt đầu hình thành mạch mới.

Đáp án đúng: B

 

Câu 2. Khi nói đến quá trình nhân đôi của ADN thì khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Ở mạch khuôn có chiều 5’ – 3’, mạch mới tổng hợp một cách gián đoạn và cần sự tham gia của nhiều đoạn mồi.

B. Sự tổng hợp của các mạch mới trên cả 2 mạch khuôn đều cần sự tham gia của những đoạn mồi.

C. Enzym Ligaza có khả năng hoạt động trên cả 2 mạch khuôn.

D. Ở mạch khuôn có chiều 3’ – 5’, mạch mới sẽ được tổng hợp một cách liên tục và không cần sự tham gia của các đoạn mồi.

Đáp án đúng là D

 

Câu 3. Các đặc điểm của quá trình tự sao của ADN nhân:

I. Xảy ra trong nhân, ở kì trung gian của quá trình phân bào.

II. Tuân theo nguyên tắc bổ sung cùng nguyên tắc bán bảo toàn.

III. Cả hai mạch đơn đều được dùng làm khuôn giúp tổng hợp nên mạch mới.

IV. Đoạn okazaki tổng hợp với chiều 5’ → 3’.

V. Qua một lần tự sao sẽ tạo ra 2 ADN con có cấu trúc giống hệt với ADN mẹ.

VI. Enzim nối chỉ có thể tác động vào 1 mạch khuôn tính trên 1 đơn vị tái bản.

Số phát biểu đúng trong số phát biểu trên là:

A. 6.

B. 3.

C. 1.

D. 5.

Đáp án đúng: D

Có 5 phát biểu có nội dung đúng là: I, II, III, IV, V.

 

Câu 4. Trên mạch 2 của một gen có chứa 300A, 400T, 500G, 600X. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng theo lí thuyết?

I. Ở mạch 1 của gen, có tất cả 500 nucleotit loại X.

II. Gen có tổng số cặp nucleotit là 1800.

III. Chiều dài của gen là 612 nm.

IV. Gen có tất cả 4700 liên kết hidro.

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Đáp án đúng: C

Cả 4 phát biểu trên đều đúng. 

 

Câu 5. Xét trong một phân tử mARN, kể từ mã mở đầu đến mã kết thúc thì có chiều dài 306 nm. Phân tử mARN này tham gia dịch mã và thấy có 8 ribôxôm trượt qua 1 lần. Số lượng aa được môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã là:

A. 299

B. 399

C. 2392

D. 2400

Đáp án đúng: C

 

Câu 6. Một phân tử ADN có cấu trúc mạch kép đã nhân đôi một số lần liên tiếp và tạo ra 30 mạch pôlinuclêôtit mới. Số phát biểu đúng dưới đây là bao nhiêu?

I. Nếu tuân theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con sẽ đều có cấu trúc giống y hệt nhau.

II. Trong số các phân tử ADN con được tạo ra, có đến 15 phân tử được hoàn toàn cấu tạo từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

III. Phân tử ADN nói trên đã trải qua 4 lần nhân đôi liên tiếp

IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử hoàn toàn được cấu tạo từ nguyên liệu lấy từ môi trường nội bào.

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án đúng: B.

3 câu trả lời đúng là I, III và IV

 

Câu 7. Cho biết các côđon mã hóa nên các axit amin tương ứng như sau: 5’GGG3’ – Gly; 5’XXX3’ – Pro; 5’GXU3’ – Ala; 5’XGA3’ – Arg; 5’UXG3’ – Ser; 5’AGX3’ – Ser. Một đoạn mạch gốc trên một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3’GGG-AGX-XGA-GGG5’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit mang 4 axit amin thì trình tự của chúng là:

A. Ala – Pro – Ser – Pro.

B. Pro – Ser – Ala – Pro.

C. Arg – Gly – Ala – Ser.

D. Pro - Ser – Ser – Ala.

Đáp án đúng: B

 

Câu 8. Khi ribôxom cuối cùng trong poliribôxôm tiếp xúc với côđon kết thúc trên mARN trong quá trình dịch mã thì sự kiện nào dưới đây sẽ xảy ra ngay tiếp theo đó?

A. Các poliribôxôm này sẽ kết thúc quá trình dịch mã.

B. Các ribôxom này sẽ ngừng tạo ra protein và sau đó tự phân huỷ.

C. Ribôxom này sẽ tách ra khỏi phân tử mARN nhưng các ribôxom khác thuộc poli ribôxôm vẫn sẽ tiếp tục thực hiện quá trình dịch mã.

D. Chỉ có một vài ribôxom ngừng lại quá trình dịch mã, các ribôxom còn lại vẫn tiếp tục tiến hành quá trình dịch mã trên mARN này.

Đáp án đúng: A

 

Câu 9: Mã di truyền có bản chất là

A. Sự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định đến trình tự sắp xếp các axit amin bên trong prôtêin.

B. Các axit amin được mã hoá có nguồn gốc từ gen.

C. Ba nuclêôtit cùng loại hay khác loại liền nhau đều mã hoá được một axit amin.

D. Một bộ ba sẽ mã hoá được ra một axit amin.

Đáp án đúng: A

 

Câu 10: Ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động gen là:

A. Chứa thông tin về quá trình tổng hợp một prôtêin ức chế tác động đến cụm gen cấu trúc.

B. Nơi các prôtêin ức chế gắn vào để cản trở các enzim phiên mã hoạt động.

C. Mang thông tin về việc tổng hợp nên một prôtêin ức chế tác động đến vùng vận hành.

D. Mang thông tin về việc tổng hợp một prôtêin ức chế tác động đến vùng khởi động.  

Đáp án đúng: C

 

Câu 11: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit xảy ra ở một bộ ba giữa gen thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Làm thay đổi toàn bộ aa của chuỗi pôlypeptit do gen tổng hợp nên.

B. Làm thay đổi tối đa một aa của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp.

C. Làm thay đổi tối thiểu một aa của chuỗi pôlypeptit do gen đó tổng hợp.

D. Làm thay đổi một vài aa của chuỗi pôlypeptít do gen đó tổng hợp.  

Đáp án đúng: B

 

Câu 12: Nhiễm sắc thể giới tính ở các loài động vật đơn tính giao phối có đặc điểm nào dưới đây không đúng? 

A. Chỉ tồn tại bên trong tế bào sinh dục.

B. Chỉ có một cặp, tương đồng ở giới này và không tương đồng ở giới khác.

C. Mang gen quy định giới tính và mang cả gen quy định tính trạng thường.

D. Ở ruồi giấm, con đực có NST giới tính là XY còn con cái có NST giới tính là XX.

Đáp án đúng: A

 

Câu 13: Phát sinh các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể cơ chế là do tác nhân gây đột biến tác động:

A. Làm đứt gãy NST, rối loạn quá trình nhân đôi NST, trao đổi chéo không cân giữa các crômatít.

B. Làm đứt gãy NST, làm ảnh hưởng đến quá trình tự sao của ADN.

C. Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatít.

D. Làm đứt gãy NST dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi chéo.  

Đáp án đúng: A

 

Câu 14: Rối loạn quá trình phân ly ở một cặp NST tương đồng của tế bào sinh dưỡng sẽ

A. Dẫn đến trong cơ thể chứa dòng tế bào bình thường và cả dòng tế bào mang đột biến.

B. Dẫn tới tất cả tế bào trong cơ thể đều mang đột biến.

C. Chỉ có cơ quan sinh dục mới chứa đột biến.

D. Chỉ các tế bào sinh dưỡng mới chứa đột biến.  

Đáp án đúng A

 

Câu 15: Một loài có một tế bào sinh dưỡng mà bộ NST được kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li 1 cặp NST kí hiệu Dd trong phân bào và tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu NST là:

A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. 

B. AaBbDddEe và AaBbDEe.

C. AaBbDDddEe và AaBbEe. 

D. AaBbDddEe và AaBbdEe.  

Đáp án đúng: C

2. Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Dưới đây là 15 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 2

Minh họa trắc nghiệm sinh 12 chương 2

Câu 1: Khi có giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định và các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền không bị hoà trộn vào nhau và chúng sẽ phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm định giả thuyết đó bằng cách nào?

A. Lai phân tích F1.

B. Cho F2 tham gia quá trình tự thụ phấn.

C. Cho F1 tham gia giao phấn với nhau.

D. Cho F1 tham gia tự thụ phấn.

Đáp án đúng: A

 

Câu 2: Quy luật phân li có cơ sở tế bào học là

A. Quá trình phân li và tổ hợp lại giữa cặp nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.

B. Sự phân li của 2 cặp NST không tương đồng trong quá trình thụ tinh.

C. Sự phân li và tổ hợp lại giữa cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân và quá trình thụ tinh.

D. Sự tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong quá trình thụ tinh.

Đáp án đúng: C

 

Câu 3: Ở người, các gen quy định nhóm máu A, B, O và AB bao gồm 3 alen là IA, IB, IO nằm trên NST thường. Một cặp vợ chồng mang nhóm máu A và B sinh được 1 bé trai đầu lòng mang nhóm máu O. Kiểu gen quy định nhóm máu của cặp vợ chồng này sẽ là:

A. Chồng có KG là IAIO, vợ có KG là IBIO.

B. Chồng có KG là IBIO, vợ có KG là IAIO.

C. Chồng có KG là IAIO, vợ có KG là IAIO.

D. Một người có KG IAIO, người còn lại có KG IBIO.

Đáp án đúng: D

 

Câu 4: Điều kiện cơ bản giúp đảm bảo được sự di truyền độc lập giữa các cặp tính trạng là

A. Các gen không hoà lẫn với nhau

B. Mỗi gen nằm trên từng NST khác nhau

C. Nghiên cứu số lượng cá thể phải lớn

D. Gen trội lấn át hoàn toàn so với gen lặn

Đáp án đúng: B

 

Câu 5: Phép lai P: AaBbEe x AaBbEe tạo được tối đa bao nhiêu dòng thuần về 2 gen trội trong thế hệ tiếp theo?

A. 6

B. 3

C. 1

D. 8

Đáp án đúng: B

 

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, xét trên 2 cặp alen/ 2 cặp NST tương đồng; Giả sử gen B: hạt vàng, alen b: hạt xanh; gen D: hạt trơn, alen d: hạt nhăn. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: BbDD x BbDd.

A. 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt vàng, nhăn.

B. 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, trơn.

C. 2 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, trơn.

D. 3 hạt vàng, nhăn: 1 hạt xanh, trơn.

Đáp án đúng: B

 

Câu 7: Dựa vào điều gì mà Menđen có thể kết luận các cặp nhân tố di truyền lại phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành các giao tử?

A. Tỉ lệ phân li KG và KH ở thế hệ F1.

B. Tỉ lệ phân li KG và KH ở thế hệ F2.

C. Tỉ lệ phân li KH ở các thế hệ tuân theo quy luật tích các xác suất.

D. Tỉ lệ phân li về KH ở thế hệ F1 hoặc F2.

Đáp án đúng: C

 

Câu 8: Điểm nào dưới đây là đúng khi nói về hiện tượng di truyền liên kết không hoàn toàn?

A. Mỗi gen/mỗi NST.

B. Làm hình thành các biến dị tổ hợp.

C. Làm hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.

D. Luôn duy trì được nhóm gen liên kết quý đi với nhau.

Đáp án đúng: B

 

Câu 9: Cho cá thể mang KG (gen liên kết hoàn toàn) tham gia tự thụ phấn. F1 thu được tỉ lệ loại KG này là:

A. 50%.

B. 35%.

C. 75%.

D. 0%.

Đáp án đúng: A

 

Câu 10: Hiện tượng hoán vị gen giúp làm gia tăng tính đa dạng ở các loài động vật giao phối do:

A. Đời lai được tạo ra luôn có số loại KH nhiều và khác biệt so với đời bố mẹ.

B. Giảm phân giúp hình thành nhiều giao tử, khi thụ tinh thì tạo được nhiều tổ hợp KG, biểu hiện thành nhiều KH.

C. Trong quá trình phát sinh giao tử, tần số HVG có thể lên tới 50%.

D. Tất cả các NST đều tham gia tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn tương ứng.

Đáp án đúng: B

 

Câu 11: Tỉ lệ đực cái ở những loài giao phối (động vật có vú hoặc người) xấp xỉ 1: 1 vì:

A. Số giao tử cái = số giao tử đực.

B. Số con cái = số con đực trong loài.

C. Sức sống của các giao tử đực và cái xấp xỉ nhau .

D. Vì cơ thể XY có khả năng tạo ra giao tử X và Y xấp xỉ nhau.

Đáp án đúng: D

 

Câu 12: Nhóm gen liên kết là?

A. Các gen alen/ một NST cùng phân li trong phân bào.

B. Các gen không alen cùng một NST phân li cùng nhau trong phân bào.

C. Các gen không alen cùng bộ NST phân li cùng nhau trong phân bào.

D. Các gen alen cùng bộ NST phân li cùng nhau trong phân bào.

Đáp án đúng: B

 

Câu 13: Nhận định không đúng với điều kiện xảy ra HVG?

A. HVG chỉ diễn ra với những cơ thể có KG dị hợp tử 1 cặp.

B. HVG diễn ra khi có sự TĐC giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I trong quá trình giảm phân.

C. HVG chỉ có ý nghĩa khi có mặt của tái tổ hợp các gen trên cặp NST tương đồng.

D. HVG còn phụ thuộc vào khoảng cách các gen cũng như vị trí của gen đó với tâm động tâm động.

Đáp án đúng: A

 

Câu 14: Bằng chứng sự liên kết gen được thể hiện ở:

A. 2 gen không alen tồn tại trong 1 giao tử.

B. 2 gen, mỗi gen liên quan đến một KH đặc trưng.

C. 2 gen không alen cùng 1 NST cùng phân ly trong quá trình giảm phân.

D. 2 cặp gen không alen ảnh hưởng đến cùng 1 tính trạng.

Đáp án đúng: C

 

Câu 15: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài thu được F1 đều là quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn thu được F2: 152 tròn: 114 dẹt: 38 dài. Tỉ lệ bí quả tròn dị hợp xuất hiện khi cho F1 lai với nhau là:

A. 1/6.

B. 2/5.

C. 1/4.

D. 3/8.

Đáp án đúng: C

3. Chương 3: Di truyền học quần thể

Minh họa trắc nghiệm sinh 12 chương 3

Dưới đây là 15 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 3

Câu 1: Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là quần thể có:

A. Tỉ lệ giới tính đực và cái được duy trì ổn định qua nhiều thế hệ

B. Kích thước quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ

C. Tần số alen và tần số kiểu gen thay đổi liên tục qua nhiều thế hệ

D. Tần số alen và tần số kiểu gen ổn định qua các thế hệ

Đáp án đúng: D

 

Câu 2: Đặc trưng nào là của một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Tần số alen

B. Tần số kiểu gen 

C. Tần số kiểu hình

D. Tần số gặp nhau giữa các cá thể đực và cá thể cái

Đáp án đúng: B

 

Câu 3: Quần thể ngẫu phối không có đặc điểm nào sau đây?

A. Các cá thể trong quần thể giống nhau ở những nét cơ bản nhưng có nhiều chi tiết khác nhau

B. Có sự đa dạng về kiểu gen làm tăng cường sự đa dạng về kiểu hình

C. Giao phối là nguyên nhân tạo thành sự đa hình của quần thể

D. Tần số kiểu gen đồng hợp tăng dần và kiểu gen dị hợp giảm dần

Đáp án đúng: D

 

Câu 4: Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:

A. Tần số alen thay đổi qua các thế hệ

B. Tần số kiểu gen và alen bị thay đổi qua các thế hệ

C. Sự đa dạng di truyền của quần thể được duy trì ổn định

D. Tần số alen không đổi nhưng tần số kiểu gen thì thay đổi liên tục

Đáp án đúng: C

 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về di truyền quần thể?

A. Quần thể ngẫu phối có tần số alen và tần số kiểu gen luôn không đổi qua các thế hệ

B. Quần thể ngẫu phối có khả năng thích nghi thấp hơn quần thể tự phối.

C. Tần số các alen thường không thay đổi qua các thế hệ trong quần thể tự phối

D. Chọn lọc tự nhiên và đột biến giúp cho tần số alen trong quần thể ngẫu phối đạt trạng thái ổn định

Đáp án đúng: C

 

Câu 6: Nhân định nào sau đây là chính xác với định luật Hacđi-Vanbec?

A. Một quần thể giao phối dưới những điều kiện nhất định thì qua các thế hệ sẽ có tần số của các alen trội có khuynh hướng tăng dần, tần số các alen lặn có xu thế giảm dần

B. Một quần thể giao phối dưới những điều kiện nhất định thì qua các thế hệ sẽ có tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng tăng  dần

C. Một quần thể giao phối dưới những điều kiện nhất định thì qua các thế hệ sẽ có tần số tương đối của các alen ở mỗi gen  có khuynh hướng duy trì không đổi 

D. Một quần thể giao phối dưới những điều kiện nhất định thì qua các thế hệ sẽ có tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng giảm dần

Đáp án đúng: C

 

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec không phải là điều kiện nào dưới đây?

A. Kích thước quần thể phải đủ lớn

B. Không xảy ra hiện tượng phát tán,du nhập gen

C. Không phát sinh đột biến, chọn lọc tự nhiên không tác động

D. Các kiểu gen khác nhau phải mang sức sống khác nhau

Đáp án đúng : D

 

Câu 8: Cho thành phần kiểu gen của các quần thể như sau?

1. 1AA

2. 1Aa

3. 0,2AA:0,6Aa:0,2aa

4. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa

Quần thể nào trên đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền

A. 1 và 2           

B. 1 và 3      

C. 1 và 4        

D. 2,3 và 4

Đáp án đúng: C

 

Câu 9: Cho các quần ngẫu phối với thành phần kiểu gen như sau:

1. 0,6AA : 0,4aa    

2. 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa.

3. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa   

4. 0,75Aa : 0,25aa.

Sau một thế hệ ngẫu phối thì những quần thể nào phía trên mang cấu trúc di truyền tương tự nhau?

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (1) và (4)

D. (3) và (4)

Đáp án đúng: A

 

Câu 10: Ở một loài cừu, alen A quy định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu lông trắng, kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông đốm đen và trắng. Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có 64 cá thể lông đen, 192 cá thể lông đốm, 144 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là:

A. 0,3 và 0,7 

B. 0,7 và 0,3 

C. 0,4 và 0,6 

D. 0,6 và 0,4

Đáp án đúng: C

 

Câu 11: Quần thể nào dưới đây đang ở trạng thái cân bằng của Hacđi – Vanbec?

A. 0,42AA : 0,7Aa : 0,04aa.

B. Toàn Aa.

C. 100% aa

D. 0,35AA : 0,29Aa : 0,36aa.

Đáp án đúng: C

 

Câu 12: Một quần thể cừu có 410 cá thể đen, 580 cá thể nâu và 10 cá thể trắng. Alen A (đen) trội không hoàn toàn so với a (trắng). Hãy tính tần số alen của quần thể trên và cho biết quần thể có đang cân bằng hay không? 

A. A: a= 0,9: 0,1 và Quần thể không ở trạng thái cân bằng

B. A: a= 0,9: 0,1 và Quần thể đang ở trạng thái cân bằng

C. A: a= 0,7: 0,3 và Quần thể không ở trạng thái cân bằng

D. A: a= 0,7: 0,3 và Quần thể đang ở trạng thái cân bằng

Đáp án đúng: A

 

Câu 13: Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, xét 1 gen 2 alen, trong đó A >> a, tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Khi quần thể cân bằng di truyền thì khẳng định nào dưới đây đúng?

A. Cá thể chứa alen lặn chiếm 36%

B. Cá thể mang kiểu gen dị hợp/cá thể mang kiểu hình trội = 36%

C. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể trội thì xác suất cá thể đó chứa alen lặn = 0.75

D. Khi các cá thể trội giao phối ngẫu nhiên với nhau thì phải mất 2 thế hệ mới có thể cân bằng di truyền.

Đáp án đúng: C

 

Câu 14: Tính trạng nhóm máu ABO ở người được 3 alen IA, IB, IO quy định. Xét một quần thể đang cân bằng di truyền, tần số các alen IA, IB, IO lần lượt là 0,5; 0,2 và 0,3. Cho các phát biểu dưới đây, số phát biểu chính xác là bao nhiêu?

1. Người mang nhóm máu AB chiếm 20%.

2. Người không mang nhóm máu O chiếm 91%.

3. Có tất cả 3 KG đồng hợp về nhóm máu.

4. Người mang nhóm máu A chiếm 35%.

5. Trong những người nhóm máu B, Tỉ lệ người có KG đồng hợp là 25%.

Số đáp án đúng là

A. 3   

B. 2

C. 1  

D. 5

Đáp án đúng: A

 

Câu 15: Ở một quần thể cừu đang cân bằng di truyền, xét 1 gen có 3 alen quy định màu lông cừu, trội – lặn hoàn toàn: A : xám > a : đen > a1 : trắng. Trong quần thể, tỷ lệ con lông xám là 64%, tỷ lệ con lông đen là 35%, tỉ lệ con lông trắng là 1%. Theo lí thuyết thì có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?

1. Tần số alen A, a, a1 lần lượt là 0,4 ; 0,5 và 0,1.

2. Chọn ngẫu nhiên 2 con lông xám trong quần thể thì xác suất xuất hiện 1 cá thể có KG đồng hợp là 37,5%.

3. Tỉ lệ con xám dị hợp bằng 48%.

4. Số con mang KG dị hợp chiếm 58%.

Đáp án đúng là:

A. 1   

B. 0

C. 3   

D. 4

Đáp án đúng: D

4. Chương 4: Ứng dụng di truyền học

Dưới đây là 15 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 4

 Minh họa trắc nghiệm sinh 12 chương 4

Câu 1: Trong một quần thể, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 và giảm dần biểu hiện qua các thế hệ là vì:

A. Tỉ lệ KG dị hợp giảm, tỉ lệ KG đồng hợp tăng

B. Tỉ lệ KG đồng hợp giảm,tỉ lệ KG dị hợp tăng

C. Tỉ lệ phát sinh các biến dị tổ hợp diễn ra nhanh

D. Tần số ĐB có xu hướng tăng lên

Đáp án đúng: A

 

Câu 2: Hiện tượng con lai mang năng suất, sức chống chịu, phẩm chất, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội hơn hẳn với bố mẹ được gọi là:

A. Hiện tượng thoái hóa giống

B. Hiện tượng ưu thế lai

C. Hiện tượng bất thụ

D. Hiện tượng siêu trội

Đáp án đúng: B

 

Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, người ta thường sử dụng phương pháp giao phối gần hoặc tự thụ phấn để làm gì?

A. Tạo ra ưu thế lai nổi bật hẳn so với đời bố mẹ

B. Tạo ra các dòng thuần có các đặc điểm mà mình mong muốn

C. Tổ hợp lại các đặc điểm quý có từ đời bố mẹ

D. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cho quá trình chọn giống

Đáp án đúng: B

 

Câu 4: Phép lai nào là phép lai thuận nghịch?

A. ♂BB x ♀bb và ♂Bb x ♀bb

B. ♂BB x ♀bb và ♂BB x ♀bb

C. ♂BB x ♀bb và ♂bb x ♀BB

D. ♂Bb x ♀Bb và ♂Bb x ♀BB

Đáp án đúng: C

 

Câu 5: Chọn loại cây trồng phù hợp với việc áp dụng cônsixin nhằm tạo giống mới với hiệu quả kinh tế cao?

A. Cây lúa                                                                               

B. Cây đỗ tương

C. Cây mía                                                                            

D. Cây củ cải đường

Đáp án đúng: D

 

Câu 6: Tạo giống cây trồng sử dụng công nghệ tế bào không bao gồm phương pháp nào dưới đây : 

A. Nuôi cấy hạt phấn và lai xoma

B. Kỹ thuật cấy truyền phôi

C. Kỹ thuật chuyển gen nguồn gốc từ vi khuẩn

D. Nuôi cấy TB thực vật invitro tạo thành mô sẹo

Đáp án đúng: B

 

Câu 7: Cônsixin thường được sử dụng để gây đột biến:

A. Thể dị bội                                                             

B. Thể đa bội

C. Số lượng NST                                                      

D. Cấu trúc NST

Đáp án đúng: B

 

Câu 8: Trong chọn giống, người ta hạn chế sử dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lý, hóa học với các đối tượng: 

A. Vi sinh vật và vật nuôi

B. Vi sinh vật với cây trồng

C. Vật nuôi với cây trồng

D. Vật nuôi

Đáp án đúng: D

 

Câu 9: Câu nào đúng với cơ chế tác động của cônsixin:

A. Làm cho 1 cặp NST không xảy ra phân li trong phân bào.

B. Làm đứt thoi vô sắc do đó toàn bộ NST trong TB không xảy ra phân li trong phân bào.

C. Làm sao chép nhầm hoặc gây biến đổi cấu trúc của gen gây ra đột biến đa bội.

D. Ngăn cản sự hình thành của các thoi vô sắc → toàn bộ NST không xảy ra phân li trong phân bào.

Đáp án đúng: D

 

Câu 10: Ở một loài TV, xét 2 cặp gen Bb và Dd. Người ta lai giữa các dòng thuần về 2 cặp gen này nhằm tạo ra ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội thì con lai đó sẽ có kiểu gen nào dưới đây biểu hiện ưu thế lai cao nhất? 

A. BBDd

B. BbDD

C. BbDd

D. BbDD

Đáp án đúng: C

 

Câu 11: Trong việc tạo ra ưu thế lai, phép lai thuận và phép lai nghịch giữa dòng thuần chủng với mục đích nào dưới đây?

A. Phát hiện được các đặc điểm tạo ra từ hiện tượng HVG để tìm được tổ hợp lai với giá trị kinh tế cao nhất.

B. Xác định vai trò các gen di truyền mà liên kết với giới tính.

C. Đánh giá vai trò của TBC lên sự biểu hiện của tính trạng nhằm tìm ra tổ hợp lai với giá trị kinh tế cao nhất.

D. Phát hiện ra các đặc điểm di truyền tốt nhất theo dòng mẹ.

Đáp án đúng: C

 

Câu 12: Quá trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật chứa gen bị biến đổi hoặc có gen mới để tạo ra các cơ thể với những đặc điểm không có trước đó được gọi là:

A. Công nghệ về tế bào

B. Công nghệ sinh học

C. Công nghệ gen

D. Công nghệ về vi sinh vật

Đáp án đúng: C

 

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây sai khi nói về plasmit ?

A. Có trong TBC của vi khuẩn ,virus

B. Có bản chất là ADN vòng

C. Nhân đôi độc lập với ADN trong tế bào

D. Trong tế bào, mỗi loại plasmid có rất nhiều bản sao

Đáp án đúng: A

 

Câu 14: Câu nào dưới đây là khẳng định đúng?

A. Vecto chuyển gen thường được sử dụng là plasmit hoặc thể thực khuẩn

B. Việc cắt phân tử ADN trong các kĩ thuật chuyển gen là chức năng của enzim ligaza

C. Việc nối giữa các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp là chức năng của enzim restrictaza

D. Vecto chuyển gen có bản chất là ADN, nó tồn tại độc lập bên trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi.

Đáp án đúng: A

 

Câu 15: Để nối giữa các đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit thì người ta cần sử dụng enzim nào dưới đây?

A. Enzyme ADN polimeraza

B. Enzyme ligaza

C. Enzyme restrictase

D. Enzyme amilaza

Đáp án đúng: B

5. Chương 5: Di truyền học người

Dưới đây là 15 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 5

Minh họa trắc nghiệm sinh 12 chương 5

Câu 1: Một đứa trẻ bị hội chứng Đao, phát biểu nào dưới đây chắc chắn đúng với trường hợp này? 

A. Bố bị đột biến ngay khi tạo giao tử

B. Đột biến trong giảm phân của mẹ

C. Tế bào sinh dưỡng của đứa bé có đến 47 NST

D. Đứa bé chính là thể dị bội một nhiễm

Đáp án đúng: C

 

Câu 2: Bệnh, tật hay hội chứng di truyền nào ở người dưới đây là do đột biến NST gây ra?

A. Bạch tạng và Đao

B. Pheninketo niệu và hội Claiphento

C. Ung thư máu và Đao

D. Ung thư máu và tật có lông ở vành tai 

Đáp án đúng: C

 

Câu 3: Bệnh (hoặc hội chứng) nào ở người không phải đột biến NST gây ra?

A. Hội chứng Claiphento

B. Ung thư máu

C. Hội chứng Patau

D. AIDS

Đáp án đúng: D

 

Câu 4: Ở người, hình dạng tóc do 1 cặp gen với 2 alen quy định. Một cặp vợ chồng tóc quăn sinh 1 con đầu lòng cũng có tóc quăn (1), biết rằng em gái của chồng và em của vợ đều có tóc thẳng, những người còn lại trong 2 gia đình đều có tóc quăn. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Xác suất để đứa con (1) không mang alen lặn là 1/2

B. Tất cả con cặp vợ chồng này sinh ra đều có tóc thẳng

C. Cả 2 vợ chồng trên đều mang KG dị hợp

D. Xác suất để sinh con thứ 2 có KG dị hợp là 3/4

Đáp án đúng: A

 

Câu 5: Biện pháp nào sai trong quá trình thực hiện bảo vệ vốn gen loài người? 

A. Tạo môi trường sạch nhằm giảm các tác nhân gây đột biến.

B. Khi mắc bệnh di truyền thì không được phép kết hôn.

C. Thực hiện sàng lọc xét nghiệm trước sinh với người có nguy cơ sinh con bị bệnh khuyết tật di truyền.

D. Dùng liệu pháp gen.

Đáp án đúng: B

 

Câu 6: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

  1. Chọn tổ hợp gen mong muốn.

  2. Tạo dòng thuần chủng với KG khác nhau.

  3. Lai giữa các dòng gen thuần chủng với nhau.

Trình tự quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao:

A. (1) → (2)→ (3)

B. (1) → (3) → (2)

C. (2) → (3) → (1)

D. (3) → (1) → (2)

Đáp án đúng: C

 

Câu 7: Xơ nang là bệnh do gen lặn nằm trên NST thường gây ra, bệnh phát sinh do gặp khó khăn trong việc vận chuyển các ion giữa tế bào và ngoại bào. Bệnh thường gây chết người và hầu hết ở độ tuổi trẻ. Một đứa trẻ được chẩn đoán bị bệnh này, nhưng cha mẹ của bé thì hoàn toàn khỏe mạnh. Tuyên bố nào là đúng?

A. Bố hoặc mẹ mang KG đồng hợp tử về bệnh xơ nang.

B. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4

C. Các con có KG dị hợp tử gây bệnh xơ nang

D. Con trai có khả năng mắc bệnh xơ nang hơn so với con gái

Đáp án đúng: B

 

Câu 8: Phát biểu đúng khi nói về hội chứng Đao ở người là:

A. Người bị Đao trong tế bào chứa 47 NST.

B. Đao có nguyên nhân là đột biến lệch bội thể 1 nhiễm ở NST số 21.

C. Người bị hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim,… và khoảng 50% bệnh nhân chết trong 5 năm đầu.

D. Hội chứng Đao không xuất hiện ở trẻ sinh ra từ người mẹ đã lớn tuổi. 

Đáp án đúng: C

 

Câu 9: Quần thể nào sau đây đang cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec?

A. Quần thể có tỉ lệ KG 0,49AA : 0,25Aa : 0,06aa.

B. Quần thể toàn Aa.

C. Quần thể toàn aa.

D. Quần thể có tỉ lệ KG 0,04AA : 0,28Aa : 0,8aa.

Đáp án đúng: C

 

Câu 10: Khi nói về gen/NST giới tính của người, có các kết luận như sau:

(1) Chỉ tế bào sinh dục mới có NST giới tính.

(2) Trên NST giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính của cơ thể.

(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại thành từng cặp alen.

(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại thành từng cặp alen.

(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn xuất hiện theo từng cặp alen.

(6) Đoạn không tương đồng của NST giới tính X chứa ít gen hơn đoạn không tương đồng trên NST giới tính Y.

Số kết luận đúng là:

A. 1     

B. 2     

C. 3     

D. 4

Đáp án đúng: B

 

Câu 11: Cơ thể bình thường mang gen tiền ung thư nhưng gen này không xảy ra phiên mã nên cơ thể không biểu hiện bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến tạo thành gen ung thư vì cơ thể sẽ biểu hiện bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây thì gây nên bệnh? 

A. Vùng mã hóa

B. Vùng điều hòa

C. Vùng kết thúc

D. Vùng bất kỳ ở trên gen

Đáp án đúng: B

 

Câu 12: Trong chẩn đoán trước sinh thì kỹ thuật chọc dò dịch ối được sử dụng nhằm khảo sát điều gì?

A. Tính chất nước ối.

B. Tế bào tử cung của mẹ.

C. Tế bào thai có bị bong ra trong dịch ối hay không.

D. Tính chất của nước ối cũng như tế bào tử cung của người mẹ.

Đáp án đúng: C

 

Câu 13: Khẳng định sau về ung thư là không đúng?

A. Ung thư là bệnh không có khả năng di truyền cho đời sau.

B. Ung thư có thể do đột biến nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen gây nên.

C. Sự di căn là hiện tượng tế bào ung thư tách khỏi mô khối u và di chuyển vào trong máu.

D. Ung thư là sự tăng sinh mất kiểm soát của tế bào tạo ra khối u.

Đáp án đúng: D

 

Câu 14: Liệu pháp gen là

A. Kĩ thuật chữa trị bệnh bằng cách thay thế các gen đột biến gây bệnh thành các gen lành

B. Việc chữa trị các bệnh bằng cách phục hồi chức năng của gen đột biến

C. Việc chữa trị các bệnh bằng cách loại bỏ các gen đột biến gây bệnh ra ngoài tế bào

D. Việc chữa trị các bệnh bằng cách đưa vào cơ thể thuốc đặc biệt nhằm làm bất hoạt gen gây bệnh đó

Đáp án đúng: A

 

Câu 15: Ở người, hình dạng tóc do 1 cặp gen mang 2 alen quy định. Một cặp vợ chồng đều tóc quăn sinh ra 1 đứa con đầu lòng biểu hiện tóc quăn (1), biết em gái của chồng và em vợ đều biểu hiện tóc thẳng, những người còn lại trong 2 gia đình đều tóc quăn. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Xác suất để (1) không có alen lặn chiếm 1/2

B. Tất cả con của cặp vợ chồng trên đều tóc thẳng

C. Cả 2 vợ chồng đều mang KG dị hợp

D. Xác suất sinh đứa con thứ 2 có KG dị hợp là 1/4

Đáp án đúng: A

Trên đây là tổng hợp các câu bài tập trắc nghiệm của cả chương trình sinh 12. Các em học sinh có thể dễ dàng ôn tập trắc nghiệm sinh 12 dựa trên bài tập của từng chương. Để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về sinh học cấp THPT và ôn thi THPT Quốc gia, các em truy cập vào trang web giáo dục Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để ôn tập ngay từ bây giờ nhé!

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990