Mẫu kết bài người lái đò sông Đà hấp dẫn
Những mẫu kết bài người lái đò sông Đà hấp dẫn sẽ giúp các em dễ dàng viết được kết bài cho bài văn của mình. Cùng tham khảo các cách viết kết bài hay và gây ấn tượng với người đọc qua bài viết dưới đây nhé!
1.Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi
1.1 Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 1
Lựa chọn viết về con sông Đà gắn với núi rừng Tây Bắc, tác giả Nguyễn Tuân đã thể hiện được tình cảm yêu thương với thiên nhiên và người dân lao động ở nơi đây. Hình ảnh sông Đà hiện lên càng sinh động, dữ dội, hung bạo thì người lái đò lại càng toát lên vẻ đẹp anh dũng, ngoan cường, bản lĩnh. Sự kết hợp hình ảnh sông Đà và người lái đò đã thể hiện được tài năng văn chương của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra nét đẹp tiềm ẩn từ trong những hình ảnh đời thường nhất, đó là nét đẹp “vàng mười thử qua lửa” mà thiên nhiên Tây Bắc và con người nơi đây đem lại. Chính những phát hiện đó đã giúp nhà văn đem đến cho người đọc cảm nhận được sự kì diệu của thiên nhiên, cảm nhận được sự hấp dẫn và độc đáo mà không phải ai cũng có thể nhìn ra được.
1.2 Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 2
Tùy bút “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn, cách miêu tả con sông Đà và con người lao động nơi đây. Đọc từng câu văn, chúng ta như được chìm đắm vào thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc, được chiêm ngưỡng năng lực của những người dân kiếm sống trên dòng sông hung tàn này. Để viết lên những áng văn đẹp như vậy, tác giả không chỉ có tài năng văn chương mà còn sôi sục trong đó là tình yêu dành cho quê hương, đất nước và con người. Hơn nữa, chính sự đầu tư công sức và tâm huyết cho nghệ thuật, cho văn chương của Nguyễn Tuân càng khiến chúng ta khâm phục tài hoa của ông hơn. Và đó cũng chính là điều mà Nguyễn Tuân vẫn luôn quan niệm “ đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì một lĩnh vực nào khác…”
1.3 Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 3
Thông qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” chúng ta hiểu rõ hơn về vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình. Từ hình ảnh thiên nhiên, Nguyễn Tuân đã dẫn dắt đến hình ảnh con người nơi đây, là “chất vàng mười trong tâm hồn” theo suy nghĩ của tác giả. Bằng cách sử dụng câu văn giàu hình ảnh, giàu sự liên tưởng kết hợp cùng vốn hiểu biết sâu rộng, Nguyễn Tuân thực sự đã viết ra những áng văn chương đẹp nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.
>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12
1.4 Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 4
Tùy bút “ Người lái đò sông Đà” là áng văn hay và đẹp nhất trong rất nhiều sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã thể hiện được sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống của người dân lao động nơi đây, đến mức Nguyễn Tuân phải dùng văn chương để lột tả lại vẻ đẹp này, để nó mãi trường tồn theo thời gian, để nhiều người cùng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấn tượng này khi chưa có cơ hội đến với sông Đà, đến với thiên nhiên Tây Bắc. Tác giả không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ca ngợi vẻ đẹp của người dân lao động nơi đây- những con người dũng cảm, kiên trì kiếm sống trên con sông Đà hung dữ.
1.5 Kết bài người lái đò sông Đà cho học sinh giỏi 5
Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con sông Đà hiện lên trước mắt người đọc dưới nhiều góc độ với vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ nhưng cũng rất huyền bí. Hơn nữa, càng miêu tả vẻ đẹp to lớn của thiên nhiên, tác giả lại càng làm nổi bật hơn vẻ đẹp trí tuệ của người dân lao động, những người kiếm sống trên dòng sông Đà hung dữ đó. Hai hình ảnh sông Đà và người lao động đều mang những vẻ đẹp riêng, đều gợi lên niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước và niềm tự hào về tài trí của con người Việt Nam.
Học chắc kiến thức cùng các thầy cô trong khóa học PAS THPT đầu tiên và duy nhất của VUIHOC.
2. Kết bài Người lái đò sông Đà : Hình tượng sông Đà
2.1 Kết bài hình tượng sông Đà 1
Sau khi đọc hết tác phẩm “ Người lái đò sông Đà”, hình ảnh con sông Đà vẫn hiện lên trong tâm trí người đọc với vẻ đẹp hùng vĩ, hung dữ nhưng cũng đan xen vẻ đẹp thơ mộng như chốn tiên cảnh của thiên nhiên. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh sông Đà đầy ấn tượng như vậy.
2.2 Kết bài hình tượng sông Đà 2
Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân, chúng ta cảm nhận được “sức sống” của sông Đà, như trở thành một vật thể sống động, có tâm hồn. Dòng sông Đà vừa hung dữ nhưng cũng rất thơ mộng đó hiện lên trước mắt chúng ta qua cách miêu tả đầy ấn tượng của tác giả. Chắc chắn, phải là một người dành tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết mới có thể viết lên những câu văn tuyệt vời đến vậy. Tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” với hình ảnh sông Đà là chủ đạo cũng là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Ông quan niệm cái đẹp phải gây ra những xúc cảm mạnh mẽ và đập vào mọi giác quan của người thưởng thức cái đẹp đó. Con sông Đà chính là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc mà Nguyễn Tuân vẫn luôn tìm kiếm trong sáng tác của mình.
2.3 Kết bài hình tượng sông Đà 3
Có thể nói, qua cách Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp của sông Đà đã khiến người đọc phải ngỡ ngàng trước hình ảnh tuyệt đẹp đó. Phải là một người có tình yêu thiên nhiên, đất nước cũng như tài hoa sử dụng ngôn ngữ mới có thể tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, trữ tình đến vậy. Sông Đà chính là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước và cùng là công trình nghệ thuật ấn tượng của bậc thầy tùy bút Nguyễn Tuân.
2.4 Kết bài hình tượng sông Đà 4
Bằng tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tài hoa sử dụng ngôn từ mà ít nhà văn tùy bút nào có thể bằng, Nguyễn Tuân đã tái hiện lại hình ảnh con sông đà hùng vĩ, hung dữ nhưng cũng rất thơ mộng và trữ tình. Cái cách mà Nguyễn Tuân viết về con sông Đà lại càng khiến chúng ta tự hào về sông núi Việt Nam, tự hào về Nguyễn Tuân - một bậc thầy về thể loại tùy bút trong thời kì kháng chiến thống nhất Đất nước.
2.5 Kết bài hình tượng sông Đà 5
Có lẽ chính sự kính nghiệp và tinh thần của người nghệ sĩ luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong văn chương mà trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã lột tả hết được hình ảnh một con sông hung dữ nhưng cũng rất thơ mộng với những nét tính cách hoàn toàn đối lập đó. Qua cách mà tác giả viết về con sông Đà, chúng ta lại càng hiểu rõ hơn về cách sử dụng ngôn từ của nhà văn cũng như tình cảm dành cho thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam.
Combo sổ tay các môn học hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy dễ nhớ, dễ hiểu nhất!
3. Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn
3.1 Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 1
Tóm lại, qua tác phẩm “Người lái đò sông Đà” chúng ta thấy được tình yêu thiết tha quê hương, đất nước và con người của tác giả Nguyễn Tuân cũng như tài năng văn chương của ông. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên mà con sông Đà hùng vĩ đi vào thơ văn lại chứa đựng những điều thơ mộng và trữ tình đến thế.
3.2 Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 2
Tùy bút “ Người lái đò sông Đà” đã cho chúng ta thấy được một cây bút tài hoa, luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và nhìn nhận hiện thực dưới góc độ văn hóa và thẩm mỹ. Tác phẩm không chỉ miêu tả sự hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng của sông Đà mà còn ca ngợi hình ảnh bình dị của người dân lao động vùng Tây Bắc trong thời kì kháng chiến.
3.3 Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 3
Qua tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” của tác giả Nguyễn Tuân, chúng ta càng hiểu rõ hơn về cái đẹp trong văn chương của ông. Đó là cái đẹp đã đạt đến độ hoàn thiện và hoàn mỹ. Một lần nữa, tác phẩm đã khẳng định được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc nhất của tác giả.
3.4 Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 4
Trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà”, hình ảnh con sông Đà và người lái đò hiện lên bổ trợ cho nhau, giúp chúng ta vừa thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và nét đẹp lao động trong thời kỳ đất nước còn chia cách bởi chiến tranh. Để viết lên được một tác phẩm hoàn hảo như vậy, chúng ta càng thấy khâm phục tài năng và phẩm chất của nhà văn Nguyễn Tuân.
3.5 Kết bài người lái đò sông Đà ngắn gọn 5
Nguyễn Tuân đã đem đến cho nền văn học nước nhà một tác phẩm vô cùng ấn tượng và độc đáo, một thiên tùy bút với phong cách cá nhân riêng biệt. Khép lại những câu văn cuối cùng trong tác phẩm “ Người lái đò sông Đà”, chúng ta vẫn không thể thôi thổn thức về vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc cũng như nét đẹp bình dị của người dân lao động nơi đây.
4. Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp
4.1 Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp 1
Nếu như tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả sông Hương với vẻ đẹp trữ tình và thơ mộng như một người thiếu nữ thì đến với tùy bút “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, chúng ta lại thấy được một con sông vừa hung dữ lại vừa huyền bí. Với văn phong độc đáo và phong phú, tác giả Nguyễn Tuân đã miêu tả được vẻ đẹp đầy bí ẩn của con sông Đà cũng như tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước và con người nơi đây.
4.2 Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp 2
Phong cách hành văn của Nguyễn Tuân rất độc đáo và phong phú. Trong bài Người lái đò sông Đà, ta thấy phong cách sử dụng ngôn từ của ông được thể hiện trọn vẹn qua giác quan nhạy bén của nghệ sĩ, ngôn từ đầy màu sắc thể hiện được vẻ đẹp ấn tượng của con sông Đà. Sông Đà “dữ dội mà trữ tình”, như tình yêu và niềm tự hào của nhà văn Nguyễn Tuân đối với cây cỏ, sông núi quê hương, sẽ mãi chảy trong dòng chảy văn chương nước nhà.
4.3 Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp 3
Đối với Nguyễn Tuân, sông Đà có vẻ đẹp hoàn hảo, trở thành một sự tồn tại sống động và có hồn. Dòng sông hùng vĩ, hung dữ nhưng cũng đầy chất thơ, trữ tình. Để miêu tả được Sông Đà như vậy phải là người rất yêu quê hương, tự hào về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của quê hương. Tác phẩm "Người lái đò của sông lớn" tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tác giả tin rằng cái đẹp phải là thứ có thể để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Cái gì đẹp thì phải đẹp, cái gì xấu thì phải xấu kinh khủng. Sông Đà quả thực là tặng phẩm mà thiên nhiên Tây Bắc dành cho đất nước và cũng là thứ vàng mười mà tác giả đã khao khát tìm kiếm và thể hiện trong tác phẩm của mình.
4.4 Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp 4
Trong tùy bút “ Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã chú trọng tạo ra những tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ bản chất thật. Dòng sông càng hung dữ, người lái đò càng tài hoa, dũng cảm. Hình ảnh sông Đà càng hung dữ bao nhiêu thì càng làm nổi bật lên tài trí của những người dân lao động kiếm sống trên dòng sông. Phải là một người có tình yêu thiên nhiên đất nước mới có thể miêu tả được dòng sông Đà đẹp “dữ dội” đến như vậy. Và cũng phải có tình cảm yêu thương đồng bào, tác giả mới có thể lột tả hết hình ảnh của người dân nơi đây.
4.5 Kết bài người lái đò sông Đà gián tiếp 5
“Người lái đò sông Đà” là một tác phẩm văn học xuất sắc, thể hiện những nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuấn, một cây bút tài hoa, uyên bác, luôn khám phá, miêu tả thế giới từ góc độ văn hóa, thẩm mỹ, đồng thời dùng khả năng nghệ thuật của mình để miêu tả con người. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của thiên nhiên vùng Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp nghĩa khí, vẻ đẹp anh hùng, vẻ đẹp tài hoa của người dân lao động nơi đây. Nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào về thiên nhiên đất nước cũng như con người Việt Nam.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để viết kết bài người lái đò sông Đà và một số mẫu kết bài hay nhất. Để học nhiều hơn các kiến thức các môn học trong chương trình THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời các bạn xem thêm: