img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Những mẫu kết bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:09 30/11/2023 79,382 Tag Lớp 12

Chiếc thuyền ngoài xa là câu chuyện của nghệ sĩ nhiếp ảnh cùng những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật cũng như cuộc đời. Tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn tổng quan cho cả tác phẩm để viết nên một kết bài hay và độc đáo. Bởi vậy, VUIHOC đã soạn ra 20 mẫu kết bài Chiếc thuyền ngoài xa giúp các em hoàn thiện được bài viết cho mình.

Những mẫu kết bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn

1.1 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn 1

Tình huống truyện vô cùng độc đáo, kết hợp với những tuyến nhân vật tư tưởng và nhân vật tính cách – số phận đã để nhà văn được giãi bày nỗi băn khoăn và trăn trở về tính chất phức tạp và đa chiều của cuộc sống, về bao khó nhọc còn đè nặng lên số phận của con người, về những mối quan hệ máu thịt giữa nghệ thuật với hiện thực. Khát vọng được đổi mới nền văn chương bằng việc đi tìm kiếm một quan niệm vừa chân thật hơn, lại hợp lí hơn về con người dựa vào nền tảng triết học nhân bản thông qua giọng văn thấm đẫm chiêm nghiệm, qua cái nhìn rất dân chủ hoá của người trần thuật,… đã trở thành một nhu cầu tự vấn vô cùng mạnh mẽ và trung thực, đủ sức để khẳng định về tư cách “người mở đường” cho giai đoạn đổi mới nền văn học Việt Nam sau năm 1975 của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

1.2 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn 2

Thông qua tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện rất nhiều những thông điệp với ý nghĩa sâu sắc. Không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận hay đánh giá bất kỳ một hiện tượng mà cần phải có cái nhìn thật đa diện và nhiều chiều.Thông qua đó, nhà văn cũng muốn nêu lên thông điệp về mối quan hệ của nghệ thuật với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nào đứng nhìn từ xa để ngắm cuộc sống mà bắt buộc phải kéo gần khoảng cách lại giữa nghệ thuật và cuộc đời. Tình huống truyện cũng giúp góp phần một phần tô đậm thêm cho giá trị nhân đạo của tác phẩm.

1.3 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn 3

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện vô cùng rõ ràng về sự chuyển đổi về khuynh hướng sáng tác cùng với quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Trước năm 1975, những tác phẩm thời chiến của ông thường được sáng tác dựa theo cảm hứng sử thi lãng mạn và mang vẻ đẹp rất rực rỡ. Sau năm 1975, hòa chung cùng nhịp sống mới với người dân, dân tộc, nhà văn đã hướng ngòi bút của mình sang hướng khám phá những giá trị nhân bản đời thường thông qua cảm hứng mang đậm chất triết luận. Thiên truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã khép lại nhưng bóng hình của người đàn bà hàng chài vẫn luôn ẩn hiện phía sau chiếc thuyền chài ngư phủ trong làn sương sớm và để lại ấn tượng hết sức khó phai trong lòng độc giả về bản chất con người trong công cuộc mưu sinh.

1.4 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn 4

Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong mở đường trong công cuộc đi sâu vào để khám phá những "ngóc ngách" của đời sống, phát hiện ra được những góc khuất, những phức tạp tồn tại của cuộc sống ấy. Chiếc thuyền ngoài xa không những là phát hiện của ông về một góc tối trong cuộc sống của những con người sống nghèo khổ mà qua đó ông còn đặt ra nhiều mối trăn trở về mối quan hệ của nghệ thuật với cuộc đời, giữa những người nghệ sĩ với con người đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho những người nghệ sĩ, khi nhìn nhận hay đánh giá về một vấn đề trong cuộc sống cần phải có cái nhìn thật sâu rộng, cảm thông để có thể  thấy được bản chất dù có xù xì, xấu xí bên trong thay vì chỉ tập trung vào cái nhìn phiến diện như hình ảnh chiếc thuyền ở ngoài xa.

1.5 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn 5

Tóm lại, từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật cùng với sự thật về cuộc đời phía sau bức ảnh ấy, truyện Chiếc thuyền ngoài xa đã mang đến một bài học vô cùng đúng đắn về cách chiêm nghiệm cuộc sống và con người: một cách nhìn thật đa diện và nhiều chiều, phát hiện ra được bản chất sau vẻ ngoài vô cùng đẹp đẽ của hiện tượng, ở đó chính là số phận đau khổ của một người phụ nữ, là hoàn cảnh ngang trái trong một gia đình hàng chài hiện dần lên thông qua bức ảnh tuyệt đẹp về một chiếc thuyền trong làn sương sớm. Từ đó, truyện còn cho chính ta thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là những người nghệ sĩ, không thể nào chỉ đánh giá đơn giản và sơ lược khi nhìn vào cuộc sống hoặc con người.

Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT 

2. Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp

2.1 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp 1 

Chiếc Thuyền Ngoài Xa là một trong những tác phẩm đặc sắc với cách xây dựng tình huống truyện hết sức độc đáo, lồng ghép rất nhiều triết lý nhân sinh đan xen với quan niệm tạo hình nghệ thuật. Đặc biệt, ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã làm sáng tỏ lên chủ đề của truyện cũng như ẩn ý mà tác giả đang muốn hướng đến - sự tìm kiếm những cái đẹp ở trong tâm hồn con người, cũng như câu hỏi liên quan đến mối quan hệ của nghệ thuật và mạng sống. Là kiểu truyện ngắn sở hữu một tình huống nhận thức, Nguyễn Minh Châu cũng sử dụng nghệ thuật bút pháp tượng trưng. Các ký hiệu để gọi tên nhân vật (Phụng - tức là gặp gỡ, chứng kiến và có hàm ý người quan sát; Đẩu - chính là quan tòa; Phác là chế ngự và hàm ý phẩm chất nghệ thuật; con gái của hai vợ chồng thuyền chài - nàng tiên cá, hàm ý về vẻ đẹp huyền bí mà sự sống mang lại) cho những biểu tượng trung tâm đó là thuyền ở phía xa. Con thuyền ngoài xa hay một kẻ bất khả tri, có thể điều khiển cũng như chứng kiến? Con thuyền ngoài xa ấy chính là khát vọng tìm tòi, vươn tới níu giữ và ngoái nhìn. Khi thuyền ở khoảng cách xa, ước định và tưởng tượng của anh chỉ vỏn vẹn trong một lớp sương mù. Năm 1983, khi Chiếc thuyền ngoài xa ra đời, đất nước vẫn còn chưa thoát khỏi được hậu quả của chiến tranh, đời sống của nhân dân còn vô vàn khó khăn và những số phận đã ngủ quên bên dưới lớp băng của “giấc mơ đại tự sự”. Bằng sự nhạy bén trong thời cuộc và tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Minh Châu góp phần làm cho tảng băng có những vết nứt cần thiết, những vết nứt ấy để nhìn thấy được bóng tối và cuối cùng là ánh sáng.

2.2 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp 2

Với cách xây dựng tình huống trần thuật hết sức độc đáo và mới lạ, mang ý nghĩa trong việc khám phá, phát hiện đời sống cùng cách đặt bút của người kể (nhân vật Phùng), “Chiếc thuyền ngoài xa” đã để lại một ấn tượng vô cùng sâu sắc. Thành công của Nguyễn Minh Châu là đã đem đến cho độc giả một tác phẩm chứa đầy tính triết lý, suy ngẫm về cuộc đời và về con người, về cả nghệ thuật nữa. Những triết lý đó luôn đúng trong mọi thời đại. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn tiên phong trong thời kỳ đổi mới, đi sâu vào việc khai thác chân lý trong cuộc sống, dũng cảm bộc lộ được những góc khuất trong cuộc sống thuộc hệ thống xã hội tốt đẹp của tất cả chúng ta. Đúng như lời nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn phải cố gắng đào sâu bản chất con người vào chiều sâu lịch sử”. Truyện ngắn “Chiếc thuyền đi xa” cho ta thấy một bài học thực tế, ý nghĩa về cách nhìn nhận cuộc đời và con người: Mỗi con người sống trên đời, nhất là những người nghệ sĩ, không thể chỉ nhìn nhận cuộc đời và con người với cái nhìn sơ sài và phiến diện. Cần phải có cái nhìn đa chiều, nhiều lớp hơn để tìm ra được bản chất thực sự phía sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Đồng thời, tác phẩm in đậm vào phong cách tự sự - triết luận của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

2.3 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp 3

Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng cho trái tim của con người, cho khả năng giải mã được những khía cạnh phức tạp trong cuộc sống. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm về mối quan hệ của nghệ thuật và cuộc sống chính là một nhận thức sâu sắc: “Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời”. Bởi vậy, Chiếc thuyền ngoài xa cũng chính là ẩn dụ nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Cuối tác phẩm, người nghệ sĩ đã hoàn thành được kiệt tác của mình, mang tới cho công chúng cảm nhận về cái đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên, nhưng mấy ai hay được sự thật phía sau vẻ đẹp tuyệt vời ấy? Cuộc đời là như thế, luôn tươi đẹp và êm đềm, nhưng nếu không có trái tim nhận ra được sự xoay vần của số phận thì vẻ đẹp tựa như đóa hồng của sương mai cũng trở thành vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra được sự thật phía sau màn sương ảo diệu, phải tiếp cận được chân lý để nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời và của con người.

2.4 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp 4

Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu ra một bài học về cái nhìn nhiều góc, đa diện và có sự tìm tòi trong việc sáng tạo nghệ thuật với những người nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý thức khám phá và phát hiện chân lý của cuộc sống và thông qua sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Phùng và Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ của nghệ thuật với hiện thực. Theo ông, nhiệm vụ của một người nghệ sĩ chính là khám phá được bản chất của cuộc sống. Cái Đẹp, cái Tốt trước tiên phải là sự thật, Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, không thể nhìn nhận con người và cuộc đời một cách phiến diện mà cần phải có cái nhìn thực sự tỉnh táo, sâu sắc kèm theo những nghiên cứu, tìm tòi và khám phá để hiểu chính xác bản chất của nó. Chiếc thuyền ngoài xa có thể nói là một trong những biểu hiện của khuynh hướng tìm tòi, khám phá của nhà văn Nguyễn Minh Châu, trở về với đời sống thực tại, với vùng đất miền Trung khô cằn sỏi đá, loay hoay để đi tìm câu hỏi cho những người thực sự cần là sự buồn vui lẫn lộn. Với tinh thần muốn đổi mới một cách quyết liệt, Nguyễn Minh Châu đã chọn con người làm đối tượng để phản ánh thay cho hiện thực của cuộc sống.

2.5 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa trực tiếp 5

Với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cho độc giả cảm nhận được sự đa chiều trong cuộc sống. Giống như một bản nhạc không chỉ mang những thanh âm trong trẻo, nhẹ nhàng mà còn chứa những giai điệu vô cùng bay bổng, cao vút, cuộc sống cũng luôn tồn tại song song cả những niềm vui, hạnh phúc lẫn những đau khổ và bất hạnh… vì thế mà con người cần phải luôn nhìn nhận mọi vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc nhất để tránh được cái nhìn vừa ấu trĩ lại hết đỗi giản đơn. Giá trị đích thực trong một tác phẩm chính là phải phản ánh được cuộc sống thật của mỗi con người như chính nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng quan niệm: “Trên con đường đến chủ nghĩa hiện thực đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình”. Sự phát hiện vô cùng mới mẻ của nhà văn cũng chính là một trào lưu trong văn học mới giúp cho các thế hệ nhà văn phải noi theo, điều ấy đã giúp cho Nguyễn Minh Châu trở thành một cây bút mở đường cho nền văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới như nhà văn Nguyên Ngọc đã từng ngợi ca: “Nguyễn Minh Châu thuộc một trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài hoa nhất của văn học ta hiện nay”.

3. Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp

3.1 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp 1

Từ thiên hướng khai thác về hiện thực đời sống một chiều, thuận chiều trước năm 1975, với những tác phẩm chứa đầy tính chất lãng mạn cách mạng và sử thi, những tác phẩm xuất hiện ở chặng sáng tác thứ hai của nhà văn Nguyễn Minh Châu lại trở về với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo với mục đích khám phá được những phức tạp mới nảy sinh sau thời kỳ chiến tranh. Sự đổi mới trong cách nhìn nhận hiện thực, khát vọng của bản thân về khả năng tác động vô cùng kì diệu của văn học đến với đời sống và con người; đặt vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và đời sống, điều đó đã được thể hiện rất rõ nét thông qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa.” Thông qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên những tình huống truyện hết sức độc đáo, để cho người đọc phải có sự suy nghĩ về mối quan hệ của nghệ thuật với cuộc sống và đặt ra một vấn đề vô cùng quan trọng trong xã hội là khi nhìn nhận cuộc sống chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều, nhiều tầng hơn thì chúng ta mới hiểu cuộc sống một cách sâu sắc hơn. Nếu chỉ nhìn nhận cuộc sống một cách hời hợt và dựa theo cảm tính, theo lý thuyết sách vở thì chúng ta chưa thể nào hiểu rõ được những nghịch lý nhưng lại có lí trong thực tế cuộc sống.

3.2 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp 2

Nếu hình tượng của tác giả trong văn Nguyễn Huy Thiệp chứa hàm ẩn với bao chiêm nghiệm và suy tư về thân phận của con người, về cuộc đời với những tác phẩm chứa đựng ngôn ngữ trần thuật ngắn gọn, hàm súc, nhiều khi có phần trơ trụi, nếu cái Tôi ở trong thơ Huy Cận là “một linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu” thì hình tượng tác giả ở trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu lại chính là một người nghệ sĩ luôn hướng đến cái đẹp xuất hiện trong cuộc sống thực của từng kiếp người. Đó cũng chính là nét vô cùng đặc sắc nổi bật mà nhà văn muốn thể hiện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm thể hiện sâu sắc những đổi mới cơ bản của nền văn học Việt Nam sau năm 1975. Văn học đã trở lại với những vấn đề thuộc về đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn tới các đề tài về đạo đức – thế sự (như câu chuyện về người đàn bà hàng chài xuất hiện trong truyện ngắn này). Khác với giai đoạn trước - chủ yếu chỉ khắc hoạ về con người, ở giai đoạn này, văn học đã đi sâu vào việc khám phá thế giới nội tâm hết sức phức tạp và đầy những mâu thuẫn của con người ở trong cuộc sống thường ngày (ví dụ như đời sống tâm hồn của người đàn bà ở vùng biển).

Bạn đã có trong tay bộ sổ tay hack điểm thi THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của vuihoc chưa? Nếu chưa thì nhanh tay đăng ký để nhận được ưu đãi đến 50% bạn nhé! 

3.3 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp 3

“Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…” không chỉ là tiếng lòng của riêng nhà văn Nam Cao mà còn là tiếng lòng chung của rất nhiều tác giả khác nữa, trong đó Nguyễn Minh Châu là một trong những tác giả được kế thừa đầy đủ nhất về tư tưởng đó. Đối với ông thì “Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan”, cuộc sống này làm gì có cái cảnh toàn mỹ và toàn bích như là bức tranh mà nhân vật Phùng đã chớp được trong làn sương sớm, phía sau nó vẫn còn phải ẩn chứa nhiều cảnh tượng vô cùng khủng khiếp, phá tan cái định nghĩa về “nghệ thuật vị nghệ thuật” của biết bao người, trong đó có cả nhân vật Phùng. Cũng từ sự cái nghịch lý ấy, Phùng đã đi sâu vào trong cuộc đời đầy bất hạnh của người đàn bà hàng chài, anh mới lại tìm kiếm ra một chân lý mới đó là “nghệ thuật vị nhân sinh”, nghệ thuật cần phải gắn liền với thực tại ngoài cuộc sống, phải phản ánh được những giá trị mang tính hiện thực và nhân văn, chứ không chỉ để thỏa mãn được cái đẹp đẽ, vẻ hào nhoáng, không mang nhiều ý nghĩa cho xã hội.

3.4 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp 4

Nguyễn Minh Châu, Nam Cao hay Nguyễn Huy Tưởng đều là những nhà văn có nhận thức vô cùng sâu sắc và tinh tế của mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. Nam Cao từng phải thốt lên rằng “Chao ôi, nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”, còn nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong Vũ Như Tô rằng: “Nghệ thuật mà không gắn liền với đời sống thì đó nó chỉ là những bông hoa ác mà thôi”. Nguyễn Minh Châu cũng đồng những ý kiến và quan điểm như vậy, thông qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã sâu sắc nhận thấy được rằng “Ngọc lành có vết, việc đời đa đoan”, làm gì có cái gọi là toàn bích, toàn mỹ, chẳng qua đó chỉ là bề nổi mà thôi, ẩn sâu phía sau là những hiện thực vô cùng phũ phàng. Mà từ ấy người nghệ sĩ phải sử dụng một đôi mắt vô cùng đa diện và thấu hiểu để có thể nhìn nhận được những vẻ đẹp về đạo đức và nhân văn, chớ nên chạy theo những vẻ đẹp dù có hào nhoáng nhưng lại trống rỗng và vô hồn.

3.5 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa gián tiếp 5

Sau khi đọc rất nhiều tác phẩm của các nhà văn khác nhau thì chúng ta có thật sự tìm được câu trả lời dành cho câu hỏi: “Điều gì có thể làm nên phẩm chất của những người nghệ sĩ đích thực?” Đó có thể là “Nhìn được cái khác thường trong cái bình thường và trong những cái khác thường cũng nhìn thấy được cái bình thường”. Thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa”, tư tưởng sâu sắc ấy đã được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện vô cùng thấm thía, để lại cho mỗi người chúng ta vô vàn suy tư. Đúng như nhà văn Tô Hoài đã từng kết luận về những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu rằng: “Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng. Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý”. Đây có lẽ không chỉ là bài học về việc cầm bút dành cho người nghệ sĩ mà cũng chính là bài học nhận thức cho tất cả chúng ta!

>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12

4. Kết bài chiếc thuyền ngoài xa phân tích người đàn bà hàng chài 

4.1 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa  phân tích người đàn bà hàng chài 1 

Tóm lại, nhân vật người đàn bà hàng chài chính là hình ảnh một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu sự đời. Một phụ nữ vẫn luôn giữ được vẻ đẹp vô cùng truyền thống của người Á Đông là cần biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân cho gia đình và chồng con. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả đã gửi gắm đến cho độc giả về những suy ngẫm sâu sắc trong cuộc đời, trong nghệ thuật. "Chiếc thuyền ngoài xa" mang tới một bài học vô cùng đúng đắn về góc nhìn nhận cuộc sống của con người. Đó chính là cái nhìn hết sức đa chiều, ở các cự ly khác nhau, để phát hiện ra được bản chất phía sau vẻ ngoài đẹp đẽ của cuộc sống và con người. Phải chăng phía sau câu chuyện buồn ấy, trái tim nhân hậu của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp với niềm tin mãnh liệt, trân trọng vẻ đẹp thuộc về tuổi thơ, của tình mẫu tử, về sự can đảm cùng tấm lòng bao dung của người đàn bà ấy? Đó không phải là vẻ đẹp của sự chói chang và hào hùng mà còn là những hạt ngọc ấn nấp, lẫn trong cái lấm lem và lam lũ của đời thường.

4.2 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa  phân tích người đàn bà hàng chài 2

Không phải ngẫu nhiên mà tác giả chỉ gọi nhân vật bằng danh từ là “người đàn bà”, có lẽ không phải chỉ có một người đàn bà duy nhất, mà có thể chúng ta còn bắt gặp phải rất nhiều người đàn bà có chung cảnh ngộ như thế ở bất cứ vùng sông nước xinh đẹp nào. Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên một bức chân dung làm cho độc giả phải suy ngẫm, phải trăn trở về cuộc sống của tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Và cái hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng đã chụp được cũng như những gì mà anh nghĩ về người đàn bà ấy chính là triết lý, một triết lý cho cái nhìn nhận đa dạng, đa chiều về cuộc sống này. Tấm lưng bạc phếch và ướt sũng của người đàn bà ấy có lẽ còn gây ám ảnh cho rất nhiều người nữa.

Người đàn bà ấy chính là nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, cũng như tác giả đã sử dụng cái tâm của mình để vẽ lên hình ảnh. Hình ảnh về người đàn bà hàng chài xuất hiện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” giúp gửi gắm nhiều thông điệp cho người đọc về cuộc sống và phẩm chất vô cùng tốt đẹp của những người phụ nữ Việt Nam.

4.3 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa  phân tích người đàn bà hàng chài 3

Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả Nguyễn Minh Châu là một trong những tác phẩm vô cùng xuất sắc phản ánh rõ nét bức tranh xã hội Việt Nam vào sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, tuy chiến tranh đã qua đi thế nhưng hậu quả nó vẫn còn để lại cho con người, cho mảnh đất quê hương một cách dai dẳng, chính sự đói, sự nghèo kiệt quệ đã khiến cho con người ta trở nên khốn khổ, tha hóa. Tuy nhiên không nhằm vào mục đích nhấn mạnh vấn đề này, mà chủ yếu nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn khai thác thêm về vẻ đẹp trong tâm hồn của những con người bé nhỏ, những khía cạnh về mặt đạo đức, từ đó dẫn đến những quan điểm mới lạ về cách nhìn nhận về cuộc đời, cách cảm nhận về những vẻ đẹp chân chính mà ở đó là hình ảnh của người đàn bà hàng chài nổi bật bởi vẻ đẹp của tình mẹ, sự bao dung cũng như sự thấu hiểu lý lẽ ở đời.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

4.4 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa  phân tích người đàn bà hàng chài 4

Người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu là một nhân vật được xây dựng vô cùng hay và đặc sắc, cuộc đời của chị không phải một cuộc đời riêng lẻ mà là cuộc đời chung của vô vàn con người Việt Nam thời kỳ bấy giờ, là cuộc đời của không biết bao nhiêu người phụ nữ miền biển từ bao đời nay, vẫn sống đắng cay khổ cực, luôn nhẫn nhục và hy sinh hết mình vì gia đình. Thế nhưng ẩn sâu vào trong vẻ lam lũ, xấu xí và thô kệch đó là một tâm hồn đáng trân trọng và đáng quý vô cùng, họ mang tấm lòng yêu thương gia đình, con cái thật sự sâu sắc, biết thấu hiểu, dám hy sinh và sẻ chia, suy cho cùng thì cuộc đời của họ là một chuỗi những hy sinh cho những con người của mình, họ luôn luôn rộng lượng vì người khác còn để chính bản thân mình chịu thiệt thòi mà vẫn luôn cảm thấy như vậy là hạnh phúc. Mở ra cho độc giả những góc nhìn mới lạ, những tư duy mới mẻ trong cuộc đời và số phận của mỗi con người trong xã hội.

4.5 Kết bài chiếc thuyền ngoài xa  phân tích người đàn bà hàng chài 5

Bằng chính tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, thông qua cuộc đời của người đàn bà hàng chài, tác giả đã đặt ra những vấn đề đang nhức nhối trong cuộc sống: nạn bạo hành trong các gia đình, sự nghèo đói và thất học dẫn đến sự tha hóa trong nhân cách… những ngang trái và nghịch lý của cuộc sống. Chính số phận của người đàn bà hàng chài là một hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ câu chuyện về người đàn bà, ta càng thấy rõ được: không thể dễ dãi và đơn giản trong việc nhìn nhận bất cứ sự vật, hiện tượng nào của cuộc sống, không được có cái nhìn chỉ một chiều, phiến diện với con người và với cuộc sống. Đây cũng là nét mới lạ trong văn xuôi giai đoạn sau năm 1975 mà Nguyễn Minh Châu chính được coi là vị "khai quốc công thần của triều đại văn học mới".

Có lẽ khi đọc những mẫu kết bài Chiếc thuyền ngoài xa phía trên các em đã chọn được mẫu kết bài hoặc tự viết cho mình một mẫu kết bài theo gợi ý. Khi có sẵn ý tưởng cho kết bài thì bài văn sẽ trở nên hoàn thiện và có khả năng đạt được điểm cao hơn. Cùng theo dõi và chia sẻ cho bạn bè phần kiến thức bổ ích này nhé! Ngoài ra, để học thêm các kiến thức thuộc chương trình ngữ văn cũng như các môn học khác, các em cùng truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990