Phân tích bài Tự do
Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài Tự do chi tiết. Ngoài ra, trong bài viết này VUIHOC cũng sẽ cung cấp cho các bạn sơ đồ tư duy phân tích đơn giản cùng một số bài văn mẫu phân tích theo hướng dẫn để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi bài viết nhé!
1. Lập dàn ý chi tiết Phân tích bài Tự do
1.1 Mở bài Phân tích Tự do
Giới thiệu đôi chút về tác giả: Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn trong phong trào thơ của nước Pháp, ông đã từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra, ông đã thoát ly khỏi chủ nghĩa siêu thực, cùng với nhân dân nước Pháp đứng lên kháng chiến chống lại chủ nghĩa phát xít. Thơ của Pôn Ê-luy-a mang đậm màu sắc trữ tình chính trị và mang hơi thở mới của thời đại.
Về tác phẩm: Bài thơ “Tự do” được Ê-luy-a viết vào khoảng thời gian là mùa hè 1941, trong khoảng thời gian nước Pháp đang bị xâm lược bởi đội quân phát xít Đức, tác phẩm được in trong tập “Thơ ca và chân lý, 1942” (1942). Bài thơ “Tự do” được cho là kiệt tác của văn học, là thánh ca của nền thơ ca trong thời kỳ kháng chiến Pháp.
1.2 Thân bài Phân tích tự do
a. Chủ đề bài thơ
- Em tương đương với Tự do (Tự do được nhân hóa thành em – một cách nói khá tha thiết hơn, có sự gần gũi nhưng cũng lại rất thiêng liêng, sâu xa).
- Chủ đề bài thơ: Khát vọng về sự tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả đất nước Pháp) khi đất nước đang bị xâm lược.
- Những điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật
b. Kết cấu bài thơ
- Phép lặp cấu trúc, cú pháp: 11/12 khổ thơ dịch (tương ứng với 20/21 khổ thơ gốc) lặp lại: “Trên … trên …Tôi viết tên em”.
- Điệp từ “trên” và theo kiểu “xoáy tròn”.
→ Hiệu quả nghệ thuật: Mạch cảm xúc vô cùng mạnh mẽ hướng tới tự do tuôn trào, liên tục, nhịp nhàng, trôi chảy của những người nô lệ đang rên xiết dưới ách xâm lược phát xít.
c. Không gian, thời gian biểu hiện Tự Do và cách thức liên tưởng.
- Từ “trên” biểu đạt cả không gian và thời gian:
+ Chỉ nơi chốn – không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)
+ Chỉ thời gian (tôi viết Tự Do vào khi nào)
- Cách liên tưởng: Hình ảnh của các khổ thơ thể hiện sự liên tưởng ngẫu hứng (Tự do được viết mọi lúc, mọi nơi):
+ Viết tên em - Tự Do trên các vật thể cụ thể, hữu hình.
+ Viết tên em – Tự Do trên những thứ trừu tượng, vô hình
→ Khát vọng Tự do thể hiện trong không gian, thời gian và tồn tại trong cuộc sống của mỗi người.
11 khổ thơ đầu
- Câu Tôi viết tên em được lặp lại ở cuối khổ thơ thể hiện cảm xúc dâng trào, nghiêm túc và tình yêu tự do mãnh liệt. Sự lặp lại này cũng tạo nên nhạc điệu, điệp khúc ấn tượng cho bài thơ
+ Cách lặp từ trên…trên… theo kiểu vòng xoáy tạo nên sự tự do lan tỏa liên tục, rộng khắp và đã tạo nên nhạc điệu bay bổng cho bài thơ.
+ Cách tác giả đã sử dụng đại từ em để gọi thay cho TỰ DO là cách nhà thơ nhân hóa đối với khái niệm trừu tượng này. Từ ngữ này giúp nhà thơ diễn tả được mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tình yêu tự do tha thiết.
- “Tôi viết tên em lên”:
+ Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên cát, trên tuyết, trên gươm của binh lính, trên mũ vua quan => sự vật cụ thể, hữu hình
+ Viết trên tuổi thơ vang dội, viết ở trên cuộc đời trong xanh, viết trên chiếc ao mặt trời mốc meo, viết về hồ trăng lấp lánh... => sự vật trừu tượng, vô hình
Như vậy, tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể, trong giấc mơ, tưởng tượng, ký ức và cả những điều mà trực giác thông thường không thể cảm nhận được. Chủ nghĩa siêu thực không phân biệt rõ ràng giữa không gian và thời gian. "Tôi viết tên em" trong thời thơ ấu; cho dù là ban đêm, ban ngày, khi hừng đông, lúc đêm tối, có khi ở tận đại dương, ở trên núi cao; dù là lúc bão giông; hay lúc bình yên,... Nên dù ở đâu, bằng mọi cách, tôi thể hiện sự tự do cháy bỏng, mãnh liệt của mình..."Em" - TỰ DO đã chiếm trọn không gian của "tôi"; lấy trọn vẹn thời gian của "tôi" và chiếm lấy suy nghĩ hành động của "tôi" luôn hướng về "em".
Khổ thơ cuối
“...Để gọi tên em - TỰ DO.”
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa "em" (chính là TỰ DO), khiến Tự Do trở thành nhân vật có hồn và “em” trở thành điều đáng yêu, đáng trân trọng nhất.
- "Gọi tên em": cảm xúc được bộc lộ, được nói ra, tình yêu tự do dâng trào đến đỉnh điểm. Tự do là sức mạnh kỳ diệu tái tạo cuộc sống. Tình yêu tự do cũng là tiếng gọi hy sinh cho tự do.
- Sử dụng kết cấu vòng tròn như thể không bao giờ kết thúc - mở ra một kết cấu mới, một cảm xúc mới. Tự do là thứ không có tận cùng, không có hồi kết. Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ đang bị mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ đã trở thành một bản trường ca, khẳng định tinh thần đấu tranh giành lại sự tự do.
1.3 Kết bài Phân tích tự do
Tình yêu tự do tha thiết cất lên từ trái tim nhà thơ đã vang vọng trong trái tim cả dân tộc; Khát vọng tự do được chuyển hóa thành khát vọng hành động để giành tự do cho mọi người. Vì vậy, bài thơ được coi là trường ca của thơ ca kháng Pháp.
2. Sơ đồ tư duy phân tích bài Tự do
Dưới đây là sơ đồ tư duy hướng dẫn phân tích bài Tự do ngắn gọn:
3. Hướng dẫn phân tích bài Tự do
3.1 Phân tích bài Tự do mẫu 1
Ê-luy-a là một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ ca Pháp, cùng với niềm khát vọng tự do lớn lao nên cả cuộc đời của ông luôn luôn đóng góp và đi tìm thêm những điều mới mẻ. Từ điều mới mẻ đó đã khiến cho ông đưa ra những đóng góp rất tuyệt vời thông qua tác phẩm Tự do.
Cả đời đam mê và muốn giành lại tự do nên ông luôn cố gắng theo đuổi và góp phần tìm kiếm cái đẹp và sự tự do trong cuộc sống nơi ông sinh ra, ông đã tạo ra cho chúng ta những gì đẹp đẽ nhất hoàn toàn khác và cũng đưa sự phát triển của chúng ta đến một một tầm cao mới,mỗi chúng ta đều thấy được tự do là một điều vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo nên những yếu tố quan trọng nhất, thậm chí những yếu tố khác phát triển được là nhờ chính bản thân chúng ta luôn kỳ vọng và mong mỏi tự do, hạnh phúc cho mỗi người. Ta có thể thấy khát vọng tự do ngày càng hiện lên rõ nét trong con mắt của tác giả, khát vọng ấy đã đưa con người đến sự hiểu biết và có được những điều thực sự tốt đẹp và đến với thế giới này, nó đã làm những điều tuyệt vời hơn cho chúng ta. Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện niềm khao khát ấy được thể hiện qua nhân vật “em”, nhân vật “em” mà tác giả mong muốn bộc lộ được những khát khao của bản thân, tự do ấy đã mang lại cho chúng ta những những sự phát triển mới. Chúng ta có những điều tốt đẹp và muốn bày thể hiện nó cho chính mình.
Âm hưởng mềm mại của bài thơ đã tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng và có điều tuyệt vời khi khát vọng tự do của tác giả ngày càng được bồi đắp và thể hiện qua những bài thơ, bài thơ tự do của tác giả đã làm nổi bật nên được khát vọng tự do, và thể hiện nó ngày càng chi tiết, hoàn thiện hơn. Cuộc sống tự do ấy đã chi phối con người và chính khát vọng này đã cho ta hiểu được tầm quan trọng của con người và chính điều này đã tạo nên những yếu tố để ngày càng phát triển thêm những yếu tố trong nhân cách của tác giả sẽ càng thêm kiên định về tư tưởng và nhân phẩm của mình, mỗi người trong số chúng ta đều nên tạo ra cho mình những thứ được gọi là biểu hiện của tự do và khát khao, khao khát tự do hơn.
Niềm vui được tạo ra khi tác giả sử dụng tự do để viết và nói với chính mình về những điều tự do và vui vẻ, và niềm khát khao tự do không chỉ tạo nên những âm điệu, những nốt nhạc, tấu lên bản nhạc du dương trong tâm hồn tác giả mong muốn một cuộc sống tự do, hạnh phúc chính vì vậy cuộc sống của chính ông là không muốn sống trong những khoảnh khắc hạn chế, mong muốn đưa con người lên một tầm cao mới, ngày càng phát triển hơn, đây không phải là thể loại khác của những người theo chủ nghĩa siêu thực, ông đã tạo ra một cái gì đó vô cùng rõ ràng trong không gian.
Ở hình tượng nhân vật “em”, chính niềm khao khát về chính mình, về cuộc sống tự do mà tác giả muốn thể hiện đã chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng tác giả. Tác giả đã viết cho nhân vật tồn tại một lý tưởng trong tuổi thơ và tâm hồn tác giả, nó hiện ra trong mọi không gian.
Khát vọng tự do trong con người của tác giả đã được thể hiện một cách chân thành và nó chiếm một vị trí đặc biệt và có ý nghĩa sâu sắc hơn trong không gian rộng lớn này, mỗi ngày tác giả được thể hiện trong mỗi bài thơ của tác giả và thể hiện điều này một cách sâu sắc và giữ một vị trí rất đặc biệt trong tâm hồn của tác giả. Hình ảnh em chiếm một vị trí đặc biệt ở đây em là sự tự do, tác giả lựa chọn không nói trực tiếp về tự do mà tác giả nói về nhân vật em trong một khía cạnh ẩn dụ nói về tất cả những điều đó. Chúng ta có thể thấy một điều rằng tự do xuất hiện trong tâm trí tác giả nhiều hơn sâu lắng, mang nỗi nhớ nhung mong chờ rất hợp lý và tạo dấu ấn mạnh mẽ trong tâm hồn và con người tác giả.
Ở đây, nhân vật trữ tình là nhân vật em thể hiện một ý nghĩa sâu sắc, lớn lao hơn, mang trong tâm hồn tác giả tình yêu tự do vượt lên trên tất cả. Những điều đó tác giả đã chỉ ra một cách sâu sắc là những điều vô cùng quan trọng, những thứ trong tâm hồn ông, nhân vật mà em hiện diện trong tác phẩm này với tần suất lớn, đã tạo ra được những thứ hoàn toàn có thể phục vụ cho đất nước tươi đẹp khi khát vọng tự do được dấy lên như thế. Với những mong muốn đó, tác giả đã vẽ ra một không gian rộng lớn về mong muốn tự do, chúng ta phải có niềm tin về tự do.
Bức tranh về tự do được tác giả viết nên bằng khát vọng,ông bày tỏ những tình cảm lớn lao, qua đó ngoài mong đợi về một nền tự do, chúng ta phải tạo cho dân tộc mình niềm tin để phát triển độc lập tự do của chính mình, và mỗi ngày ông đều bày tỏ những khát khao đó qua những lời thơ mình, hình ảnh khát vọng ấy trong tâm hồn tác giả đã sống động và trở thành linh hoạt và sống động hơn trong thơ ông, mỗi câu thơ đều thấm đẫm những ước vọng ấy, tình yêu đất nước thanh bình, tự do được thể hiện trong thơ ông.
Những từ ngữ mà tác giả thoát ra thể hiện sự tự do, hạnh phúc cho chính bản thân mình, đó là những điều quan trọng và việc nhân hóa nhân vật được tác giả thể hiện những điều đó một cách chân thực và tuyệt vời trong tâm hồn nhân vật, gọi họ thật gần gũi và tạo nên niềm tin yêu về một đất nước trọn vẹn và tình cảm sâu nặng. Khi tác giả gọi tên em cũng là lúc tác giả gọi tên tự do, ở đây ta thấy được tự do và khát vọng của tác giả được thể hiện một cách sinh động, và tình yêu tự do được tác giả bàn luận nhiều trong bài viết này.
Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, khát vọng tự do càng được thể hiện rõ nét, chúng ta có niềm tự hào riêng về một đất nước tự do, khát vọng này đã ăn sâu vào tâm khảm tác giả, mỗi người có những yếu tố nhẹ nhàng hơn trong cách của tư duy và hoàn toàn có thể chiếm những khoảng không gian vô tận hơn trong tâm hồn tác giả, nó chiếm lĩnh nhân vật trong những khoảng không gian bao la và không gian ngày càng hiện đại và vô cùng ý nghĩa trong một không gian hoàn hảo nhất là niềm tin vào những điều này.
Bài thơ Tự do thể hiện tình yêu tự do tha thiết chảy trong lòng thi nhân, âm vang trong tâm hồn cả dân tộc. Khát vọng tự do được chuyển hóa thành khát vọng hành động để giành tự do cho mọi người. Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị vì cho đến nay nhiều nước trên thế giới bị xâm lược, nhiều người còn ít tự do.
Bộ sổ tay luyện thi THPT Quốc Gia và kỳ thi đánh giá năng lực đầy đủ các môn sẽ giúp các em tóm tắt những kiến thức trọng tâm cần nhớ để đạt được điểm cao trong kỳ thi. Đăng ký ngay để được nhận ưu đãi cực hời từ vuihoc nhé!
3.2 Phân tích bài Tự do mẫu 2
Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là một nhà thơ lớn của nền văn học nước Pháp. Ông đã từng tham gia vào phong trào siêu thực. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ II, ông đã thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng với toàn bộ nhân dân nước Pháp tham gia các hoạt động chính trị: chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít giành lại độc lập dân tộc.
Ông đã sáng tạo ra một thể thơ mới, giàu trí tuệ và chứa chan khát vọng nhân văn. Thơ ông chứa chất trữ tình triết lý. Trong thơ ông, dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét và tràn đầy chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại.
Bài thơ Tự do được Pôn Ê-luy-a sáng tác vào thời gian mùa hè năm 1941, trong lúc Pháp đang bị xâm lược bởi đội quân phát xít Đức. Bài thơ được in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942". Bài thơ được coi là trường ca của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ gồm 21 khổ, không kể dòng cuối chỉ là chữ TỰ DO. Mỗi khổ thơ có 4 dòng, trong đó 3 dòng đầu được viết thành 7 âm tiết, 1 dòng cuối (cũng là điệp khúc của cả bài) chỉ có 4 âm tiết. Bài thơ nguyên văn không có vần, không có dấu câu, cuối bài thơ kết thúc bởi dấu chấm.
Với chủ để thể hiện khát vọng tự do, đồng thời cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do cho nhà thơ (và toàn thể dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít Đức xâm lược. Không thể sống nô lệ, tự do đã trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, lương tâm của thời đại.
"Tôi viết tên em" - TỰ DO nổi bật lên đó chính là hình thức lắp kết cấu, điệp từ "trên...trên" theo kiểu cấu trúc "xoáy tròn"; câu thứ tư mỗi khổ thơ như một điệp khúc. Từ “trên” biểu thị cả không gian và thời gian: chỉ địa điểm - không gian (tôi viết Tự do ở đâu), thời gian (tôi viết Tự do khi nào). “Tôi viết tên em” trên mọi không gian và thời gian. Cụ thể: viết tên “em” lên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, viết tên “em” trên tuyết, trên gươm đao của những người lính, trên mũ áo các vị vua quan. Trừu tượng: Viết tên “em” trên thời thơ ấu đầy âm vang, viết tên trên những mảnh đời còn trong xanh, viết trên ao mặt trời đầy ẩm mốc, viết trên mặt hồ hiện vầng trăng lung linh...
Tự do hiện diện trong mọi không gian cụ thể và cả trong giấc mơ, trí tưởng tượng, ký ức và cả những gì mà trực giác thông thường không thể cảm nhận được. Chủ nghĩa siêu thực không phân biệt rõ ràng giữa không gian và thời gian. "Tôi viết tên em" trong thời thơ ấu; ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông, lúc đêm tối, cho dù là ở ngoài đại dương, trên núi cao; lúc bão giông; khi bình yên,. Vì vậy, ở bất cứ đâu, trong bất cứ ý nghĩa nào, tôi thể hiện sự tự do cháy bỏng, mãnh liệt..."Em" - TỰ DO đã chiếm trọn những không gian của "tôi"; chiếm trọn vẹn thời gian của "tôi" và tất cả những suy nghĩ hành động của "tôi" luôn hướng về "em".
Tôi "gọi tên em" - TỰ DO
(khổ cuối)
Nghệ thuật nhân hóa "em" (chính là TỰ DO), khiến Tự Do trở thành nhân vật có hồn và "em" trở nên vô cùng đáng yêu và đáng trân trọng nhất. "Gọi tên em": cảm xúc được bày tỏ, lời nói được cất lên, tình yêu tự do được đẩy lên cao trào. Tự do là sức mạnh kỳ diệu tái tạo cuộc sống. Tình yêu tự do cũng là tiếng gọi hy sinh cho tự do.
Cấu trúc kiểu vòng tròn: như không bao giờ ngừng - mở ra một hoạ tiết mới, một cảm xúc mới. Tự do là thứ không có tận cùng, không có hồi kết. Đặt trong hoàn cảnh nước Pháp lúc bấy giờ đang bị mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng, bài thơ đã trở thành một bản trường ca, khẳng định tinh thần đấu tranh cho tự do.
Như vậy, có thể nói giá trị nội dung của bài thơ "Tự do" thể hiện tình yêu tự do tha thiết chảy trong lòng thi nhân, âm vang trong tâm hồn cả dân tộc. Khát vọng tự do được chuyển hóa thành khát vọng hành động để giành tự do cho mọi người. Bài thơ vẫn còn nguyên giá trị vì cho đến nay nhiều nước trên thế giới bị xâm lược, nhiều người còn ít tự do.
Về giá trị nghệ thuật, đoạn thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: trùng điệp, thủ pháp liệt kê hình ảnh, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc... qua các khổ thơ. Mạch cảm xúc, liên tục, mạnh mẽ. Một hình thức thể hiện đặc biệt với các lớp hình ảnh lặp lại, chồng lên nhau và nối tiếp nhau. Hình thức nhân hóa của TỰ DO trở thành một nhân vật có tâm hồn thực sự, giàu tính người “em” biểu cảm tạo nên cách nói gần gũi nhưng cũng thật thiêng liêng, sâu lắng.
Giải pháp ôn luyện các môn học thi THPT Quốc Gia theo lộ trình "cá nhân hóa" đầu tiên tại Việt Nam. Tham khảo ngay khóa học PAS THPT bạn nhé!
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là hướng dẫn lập dàn ý và cách phân tích bài Tự do - Pôn Ê-luy-a trong chương trình Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời các em xem thêm: