Phân tích nhân vật A Phủ - Ngữ Văn 12
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ không chỉ là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài mà nó còn mang giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Bởi vậy, VUIHOC đã viết bài này với mục đích hướng dẫn các em phân tích nhân vật A Phủ chi tiết và hay nhất nhằm hỗ trợ các em trong quá trình làm bài nghị luận văn học. Cùng VUIHOC tìm hiểu nhé!
1. Sơ đồ phân tích nhân vật A Phủ
2. Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ
2.1 Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
- Khái quát về hình tượng nhân vật
2.2 Thân bài:
-
Xuất thân của A Phủ
+ Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống trong hoàn cảnh khốn khổ, tự làm tự kiếm sống, thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh, chăm chỉ, làm được mọi việc, sống có bản lĩnh nhưng không hề tỏ vẻ kiêu ngạo, vì nghèo nên không lấy được vợ.
+Là người không chùn bước trước thế lực thống trị tàn bảo. Ngay cả khi biết A Sử là con của nhà cường quyền nhưng vẫn ra tay, trừng trị cái xấu, cái ác.
-
Trải qua những ngày tháng đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý
+ Vì ra tay đánh A Sử con nhà thống lí nên đã bị phạt vạ ở đợ nhà thống Lí, phải chịu những trận đòn tra tấn, tàn bạo, phải làm thuê không công cho cha con nhà thống lí nhưng không hề khuất phục trước thế lực cường quyền. A Phủ vẫn giữ trong mình sự kiên quyết
+ Khi thành người làm thuê, A Phủ làm việc cần cù, công việc gì cũng làm từ đốt rừng, cày nương, đến chăn bò, chăn ngựa ngoài gò bìa rừng. Dưới cái đàn áp trơ trẽn, A Phủ cảm thấy chẳng hề hấn gì, vẫn phải chấp nhận để sống qua ngày này qua ngày khác.
+ Khi A Phủ để hổ vồ mất con bò trong lúc đi săn, kiên quyết thề rằng sẽ bắt bằng được con hổ nhưng cuối cùng anh vẫn bị tra tấn, hành hạ một cách khủng khiếp, chúng nó đóng cọc, trói đứng A Phủ lại, không cho anh ăn. Nỗi đau khổ đến tận cùng, dồn nén thành những giọt nước mắt lấp lánh trên hai hõm má anh.Mị đã đem lòng cảm thương và giúp anh thoát khỏi.
-
Sức phản kháng mãnh liệt trong con người của A Phủ:
+ Từ nhở bản tính vốn dĩ của A Phủ đã làm mạnh mẽ: gia đình chết hết vì bệnh dịch, làng chết và đói nên bắt A Phủ bán để lương thực của người Thái dưới cánh đồng. Lúc đó A Phủ mới mười tuổi, ngang bướng cương quyết không chịu xuống và trốn lên Hồng Ngài lưu lạc đến bây giờ.
+ Do A Sử cầm đầu bọn gây rối trong đêm mùa xuân Hồng, A Phủ đã gan dạ vung tay ném con quay thẳng vào mặt A Sử, kéo đập đầu xuống đất, đánh A Sử tới tấp. Hành động này thật gan góc, dũng cảm, dẫu chỉ là bộc phát nhưng tất cả đều xuất phát từ sự bản lĩnh, mạnh mẽ tron cong người A Phủ, không thể đứng không nhịn trước thế lực cường quyền.
+ Cảnh tượng khi Mị cởi trói cho A Phủ, mặc dù cơ thể đau đớn đến mức bước không nổi, không còn chút sức lực nào vì phải chịu những trận tra tấn, cực hình mà không có chút gì bỏ bụng. Nhưng anh vẫn gồng lên để chạy thoát khỏi nhà thống lí cùng Mị . A Phủ đã thổi bùng lên sức sống, sự đấu tranh và tạo thời cơ để sức mạnh tiềm tàng trong Mị có cơ hội bùng nổ ra.
-
Đánh giá
+ Tác giả Tô Hoài đã xây dựng hai tuyến nhân vật Mị mang kiểu nhân vật tâm lí còn A Phủ thì lại là nhân vật hành động kiên quyết, táo bạo. Nhà văn kết hợp vừa tả vừa kể để nhấn mạnh các chi tiết cụ thể, những nét tính cách ấn tượng của nhân vật A Phủ.
Song hành với hình tượng nhân vật Mị, A Phủ đã góp phần tái hiện hoàn chỉnh chân dung con người miền núi Tây Bắc: mang thân phận đau khổ nhưng luôn mang trong mình sức sống, tình cảm và khát vọng.
2.3 Kết bài:
- Khẳng định lại một lần nữa những giá trị, nét đặc sắc của nhân vật.
Bộ sổ tay kiến thức tất cả các môn học thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi ĐGNL đang được ưu đãi trước thềm năm học mới. Đăng ký ngay bạn nhé!!!
3. Hướng dẫn phân tích nhân vật A Phủ
3.1 Phân tích A Phủ ngắn gọn
Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Một trong số đó ta không thể không nhắc tới Tô Hoài một cây bút xuất sắc trong nền văn chương nước nhà. Một trong số đó là tác phẩm Vợ chồng A Phủ, qua tác phẩm, Tô Hoài như muốn cất lên tiếng lòng mình để bạn đọc có thể cảm nhận đucợ cái hay cái đẹp trong hình tượng nhân vật A Phủ được xây dựng.
"Vợ chồng A Phủ" là được sáng tác trong hoàn cảnh sau chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952 của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm được in trong tập "Truyện Tây Bắc" xuất bản năm 1953. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật chính Mị và A Phủ. Dù nhân vật A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng lại khiến người đọc ấn tượng mãi về sau này dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau bởi nét tính cách, phẩm chất đáng khen ngợi khiến người đọc vô cùng mến mộ.
Mở đầu phần giới thiệu nhân vật A Phủ, Tô Hoài đã để cho A Phủ xuất hiện trong đánh nhau với A Sử, sau đó bị bắt và bị đánh đập dã man. Tác giả lội ngược dòng kể về hoàn cảnh và tuổi thơ tủi cực của A Phủ. Tuổi thơ của anh chàng gắn với những sự khó khăn, vất vả, khi mất đi gia đình vì nạn dịch chỉ còn một mình bơ vơ, cù bất cù bơ. Đáng thương hơn nữa khi A Phủ còn bị bắt đi để bán đổi lấy thóc nhưng với nét tính cách mạnh mẽ, gan góc từ nhỏ, anh đã chạy thoát và lưu lạc lên Hồng Ngài. Phải làm việc vất vả, cơ cực nhưng A Phủ vẫn nỗ lực từng ngày, trở thành người thanh niên gan dạ, dũng cảm đương đầu với số phận bất hạnh của mình.
Khi lớn lên đôi chút, A Phủ đã cho mọi người thấy được anh là người không hề dễ dàng bị khuất phục, luôn chiến đấu với bản thân để vươn đến những điều tốt đẹp nhất “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại cày giỏi và săn bắn bò tót rất bạo”. Bởi nghị lực sống, lý tưởng cao đẹp đã biến anh trở thành con người được mến mộ bởi mọi người xung quanh. Nghèo khó đến mấy, anh vẫn mang vẻ lạc quan, yêu đời và tự tin vào tương lai phía trước. Điều này khiến nhiều người con gái bị thu hút bởi chàng A Phủ. Nhưng chính vì lẽ không cha không mẹ, nghèo khổ nên A Phủ chẳng thể lấy được vợ, xây dựng được một cuộc sống gia đình như những người bình thường khác. Từ hình ảnh A Phủ đánh A Sử đã khiến người đọc vừa hồi hộp theo từng tình tiết lại vừa thương cảm cho con người này. Hành động “vung con xoay vào mặt A Sử, đánh A Sử tới tấp” đã thể hiện sức mạnh của A Phủ lại càng minh chứng rằng A Phủ chẳng hề nhún nhường này vừa chứng tỏ A Phủ rất khỏe mạnh, vừa không hề nhún nhường trước bọn địa chủ phong kiến tàn bạo. Nhưng vì lý đó mà A Phủ đã bị nhà thống lý Pá Tra tra tấn, bắt phạt ở đợ làm thuê cho nhà thống lí. Có thể nói nhà thống lý chính là hiện thân của chế độ phong kiến miền núi với nhiều hủ tục, sự phân biệt giai cấp nặng nề. Chúng không dừng lại ở việc đánh đập A Phủ như một con vật mà còn đối xử với A Phủ một cách tồi tệ, không hơn không kém con vật. Dù căm phẫn, uất ức đến tột độ nhưng A Phủ chẳng thể kháng cự lại được.
Cuộc đời của A Phủ cũng giống như Mị, sống lay lắt trong nhà thống lí từ ngày này sang ngày khác, dù sống hay chết cũng đều phó mặc cho nhà thống lý. Anh không có quyền lựa chọn cho mình cuộc sống khác, không được chọn hạnh phúc cho mình. Phải làm làm trâu làm ngựa cho gia đình thống lí suốt đời cho đến khi trừ hết nợ. Chính qua nét đặc điểm này Tô Hoài đã khiến người đọc hình dung sự căm phẫn, sự bất hạnh của cuộc đời A Phủ.
Không dừng lại những tình tiết bất hạnh đó, A Phủ tiếp tục phải trải qua một bi kịch khác khi vô tình để hổ vồ mất con bò trong lúc chăn bò mà đã bị nhà thống lý tra tấn, bắt trói vào và đánh đập tàn bạo. Sự đau khổ, bất lực hiện rõ trên khuôn mặt, đôi mắt ấy, và khi chứng kiến cảnh tượng như vậy, Mị đã đem lòng thương cảm, quyết định cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ. Đó là những chuỗi hành động bộc phát nhưng là hậu quả của những ngày tháng bị bóc lột, những con người ấy phải tự tìm lấy cách để giải thoát bản thân mình và đấu tranh để tìm con đường sống còn cho mình.
Người đọc cũng dễ dàng liên tưởng đến những thân phận khốn khổ như Mị và A Phủ mà ta đã từng thấy trong tác phẩm“Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố, nhân vật chị Dậu đã dũng cảm chạy thoát khỏi nhà lý thống trong đêm tối, cái tối tăm mịt mù như cuộc đời chị, người ta mong muốn được một cái kết đẹp của những mảnh đời bất hạnh đó thấy được ánh sáng chiếu rọi của Cách Mạng.
Thành công khi Tô Hoài dùng cây bút chủ lực khắc họa hình tượng nhân vật A Phủ chính là hiện thân cho người nông dân trong xã hội thời bấy giờ bị áp bức, đè nén nhưng vẫn mang trong mình khát khao sống mãnh liệt. Nhà văn miêu tả nhân vật A Phủ qua việc sử dụng các động từ mạnh để thấy được sức sống kiên cường của anh, luôn phải đấu tranh để tự giải phóng bản thân mình bằng sức tiềm tàng của chính mình.
3.2 Phân tích nhân vật A Phủ chi tiết
Với vốn hiểu biết về phong tục tập của nhiều vùng miền khác nhau với lối trần thuật hóm hỉnh, đậm chất tạo hình, Tô Hoài đã viết nên câu chuyện về con người vùng đất này. Một trong những tác phẩm thành công nhất của ông viết về con người Tây Bắc đó chính là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Câu chuyện ấy đã phản ánh chân thực nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người dân tộc thiểu số với khát khao được tự do, được sống một cuộc sống hạnh phúc. Và hình ảnh nhân vật A Phủ được tác giả xây dựng chính là hiện thân cho những con người ấy.
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952 sau chuyên đi thực tế lên vùng miền núi với cán bộ giải phóng Tây Bắc đã đem đến cho nhà văn cái nhìn nhận sâu sắc với cảnh vật và con người nơi đây. Và truyện ngắn được in trong tập truyện Tây Bắc, là tác phẩm phản ánh nét đặc sắc trong cuộc sống và số phận của người nông dân nghèo dưới áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến miền núi. Để từ đó tác giả muốn làm nổi bật lên khát vọng và nghị lực sống mãnh liệt của họ. Bên cạnh chất thơ toát lên từ chủ đề của tác phẩm nhà văn muốn nhấn mạnh hình tượng nhân vật với những nét phẩm chất tốt đẹp được khắc họa trong cốt truyện ẩn sâu trong tâm hồn đôn hậu chất phác của nhân vật chính hòa quyện cùng bức tranh thiên nhiên mang đa sắc màu, một điểm nhấn tạo nên ấn tượng cho tác phẩm trong lòng người đọc.Tác phẩm chính là tiếng nói của c người dân nghèo ở miền núi Tây Bắc về cuộc đời tủi nhục, khốn khó. Họ đi từ những áp bức, bóc lột luôn khát khao về tự do, hạnh phúc, từ cuộc sống tăm tối đến cuộc sống của ánh sáng niềm vui và từ thân phận nô lệ trở thành chiến sĩ chiến đấu bảo vệ quê hương của mình.
Trong số đó, Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân vật A Phủ là đại diện cho kiếp người kiên quyết không chấp nhận sự áp bức luôn mang trong mình sự phản kháng quyết liệt. Sự chuyển biến trong hành động xen lẫn cả tâm lí của a phủ chính là sự chuyển biến hợp lý đi từ tự phát đến tự giác. Đây cũng chính là sự chuyển biến của dân tộc ta trong cách mạng đi từ tự phát đến tự giác. Hình ảnh A Phủ được nhà văn giới thiệu mở đầu qua cuộc đánh nhau với A Sử rồi bị tra tấn, đánh đập tàn bạo ở nhà thống lý Pá Tra rồi mới quay ngược thời gian đi sâu vào xuất thân của nhân vật A Phủ.
A Phủ được nhắc tới trong câu chuyện là một chàng trai có số phận khổ cực, anh đã mất đi người thân trong gia đình vì nạn dịch bệnh, và bị người ta đem bán cho một người Thái ở bản dưới để đổi lấy thóc nhưng với tính cách ngang bướng anh đã chạy trốn được lên Hồng Ngài và sống một cuộc đời mới. Tự thân anh kiếm sống, chăm chỉ làm ăn nhưng vì nhà nghèo nên không thể lấy được vợ. Trong buổi đi chơi ngày xuân, thấy được sự hống hách, ngang ngược của A Sử đã làm A Phủ chông gai chướng mắt mà đánh cho A Sử một trận ra trò. Từ đó, A Phủ đã bị buộc tội và phải làm thuê gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
A Phủ bị cha con thống lý đánh đập suốt cả ngày lẫn đêm đến mức mặt sưng lên, môi chảy máu nhưng vẫn không tha. Với tính cách ngang bướng của mình, bất biết chuyện gì xảy ra A Phủ chỉ in như cái tượng đá . Qua điều này thể hiện nét nổi bật trong tính cách ngang tàn, gai góc của nhân vật dám làm dám chịu. Dù chỉ là người làm thuê không công cho nhà Thống Lý nhưng A Phủ vẫn chăm chỉ, cần mẫn, làm đủ mọi việc quanh năm một mình đốt rừng, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, làm nương,.. việc gì A Phủ cũng quần quật chẳng hề so đo tính toán. Thế nhưng vì một lần mải bẫy chim vô tình để hổ bắt mất con bò mà A Phủ đã bị nhà thống lý tra tấn, đánh đập dã man, không cam chịu "anh nhai đứt hai vòng dây trói xong không thoát", bị bỏ đói suốt mấy ngày. A Phủ thương thân mình, đau khổ, tuyệt vọng, nước mắt của chàng trai mạnh mẽ yêu tự do phải cay đắng buông tay trước số phận nghiệt ngã động đến lòng thương cảm của trái tim người đọc và cả nhân vật Mị. Từ đó càng lộ rõ hơn bản chất thối tha của chế độ phong kiến cường quyền ở miền núi.
Bao kiếp người đã phải trải qua kiếp nạn như vậy trong nhà thống lí, họ gồng mình thoát ra nhưng cũng đến bất lực. Song hành với tuyến nhân vật được nhà văn Tô Hoài lột tả trong câu chuyện, nhân vật mị được miêu tả là một người có sức sống mãnh liệt, tiềm tàng thì A Phủ lại được ông tập trung khắc họa ở tính cách ngang tàng, cứng cỏi của một chàng thanh niên tràn đầy sinh lực, mang trong mình khát vọng cuộc đời tự do. Đây cũng chính là nét đẹp trong tâm hồn chàng trai lao động miền núi mà Tô Hoài tìm ra và tái hiện lại trong câu chuyện một cách chân thật nhất. A Phủ sống giữa núi rừng bao la, anh nghèo tiền bạc nhưng không nghèo phẩm chất, không nghèo tâm hồn, cuộc sống anh phóng khoáng hồn nhiên yêu đời. Dù mệt và đói đến mấy cũng rực lên khát vọng tự do đặc biệt trong tình tiết được Mị giúp cởi trói ngay khi đó A Phủ đã vùng thoát chạy đ. Dẫu trong đêm tối không biết đi đâu nhưng đối với họ thoát khỏi nhà thống lý nghĩa là đã giải thoát số phận bất hạnh, được thoát khỏi địa ngục trần gian và sống một cuộc đời mới.
Qua sự tinh tế trong quan sát nhân vật, Tô Hoài khắc họa thành công hình tượng nhân vật nổi bật với sở trường quan sát nhạy bén và khả năng thiên phú trong việc nắm bắt cá tính con người. Đó chính là một trong nhiều yếu tố khiến tác giả xây dựng được một hình tượng đặc sắc khi chỉ vài đường nét đơn giản. Thông qua A Phủ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm càng được tô thêm rõ nét hơn.Nhân vật A Phủ trở thành biểu tượng trong quá trình giác ngộ, cho sự đấu tranh mạnh mẽ của những người nông dân miền núi.
Nguyễn Minh Châu từng viết “Nhà văn phải là người đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn của con người”. Với nhà văn Tô Hoài, ông không chỉ tìm tòi, phát hiện mà vực dậy nét tính cách gai góc trong con người A Phủ. Qua đó nhà văn khéo léo gửi quan niệm về cuộc sống của bản thân vào nhân vật của mình rằng: Con người lao động, trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ luôn giữ bản lĩnh và sẵn sàng đấu tranh cho chính hạnh phúc của bản thân mình.
Khóa học PAS THPT đang ưu đãi giảm giá và học thử hoàn toàn miễn phí, bạn đã biết chưa? Nhanh tay đăng ký bạn nhé!
3.3 Phân tích A Phủ cho học sinh giỏi
“Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu.”
Qua lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên gợi nhắc cho người đọc về vùng đất Tây Bắc hoang sơ, thần bí. Tây Bắc đâu chỉ hiện lên trong hồn thơ của Chế Lan Viên mà ta còn thấy nó được nhà văn Tô Hoài vẽ lên theo một cách rất riêng về con người, phong tục và cảnh sắc nơi đây. Và một trong số đó là truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được tác giả xây dựng thành công hình tượng nhân vật và A Phủ là nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất con người nơi đây gan trong toàn bộ câu chuyện.
Tô Hoài là một trong những nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam , với số lượng tác phẩm đạt đến kỷ lục. Đa phần các tác phẩm ông viết đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày cùng phong cách trần thuật vui tươi, hóm hỉnh về phong cách sống, sinh hoạt của người dân vùng núi Tây Bắc. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ chính là một thành quả sau chuyến đi thực tế năm 1952 cùng với cán bộ bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Chính nhờ chuyến đi ấy mà Tô Hoài có thêm cái nhìn sâu sắc về tình cảm con người và cảnh sắc nơi núi rừng Tây Bắc. Câu chuyện chủ yếu xoáy sâu vào phản ánh số phận cuộc đời con người lao động nghèo nơi đây luôn hi vọng, khát khao sự tự do trong cuộc sống đau khổ, tù đày.
Chàng trai A Phủ xuất hiện trong nửa sau của câu chuyện hiện lên với xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh nghèo khó. Vì trận dịch đậu mùa mà mất đi cả cha lẫn mẹ và bị người làng bắt bán cho người Thái để đổi lấy lương thực thế nhưng anh không chịu khuất phục với số phận thì A Phủ đã liều lĩnh bỏ trốn lên vùng cao và sống cuộc sống lưu lạc khắp vùng Hồng Ngài. Đến khi trưởng thành, A Phủ vẫn sống trong hoàn cảnh nghèo đói với đôi bàn tay trắng nên không thể lấy được vợ. Chính bản lĩnh gan góc, liều lĩnh, sức sống tiềm tàng đã tôi luyện trong những ngày tháng cơ cực đó mà tạo lên sự bứt phá về sau trong cuộc đời A Phủ.
Khi trưởng thành, anh càng chứng tỏ mình là con người gan góc, khó có thể khuất phục bởi điều gì, cay đắng cuộc đời mà vươn lên những điều tốt đẹp. Chàng “biết đúc lưỡi cày, đi săn bò rất bạo”. Chẳng những lao động giỏi mà A Phủ còn có sức mạnh hơn người, chạy nhanh như ngựa. làm bất cứ công việc gì cũng phăng phăng, nhanh thoăn thoắt. Bởi thế anh nhân được sự mến mộ của rất nhiều cô gái.
Tuy nghèo khó cơ cực nhưng anh vẫn luôn sống lạc quan, yêu đời, tin vào tương lai phía trước. Ngày lễ Tết, A Phủ không xúng xính có quần áo mới như những anh con trai khác chỉ có mỗi chiếc vòng cổ nhưng A Phủ vẫn cứ đi chơi cùng trai làng, đem sao, con quay đi tìm người yêu ở làng. Nhiều người nói rằng lấy được A Phủ như có được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy mà giàu. Chẳng những thế, A Phủ bên trong còn là một con người xông xáo, trọng tình nghĩa, gặp chuyện bất bình dù biết phần thiệt vẫn gan dạ để bảo vệ cái đúng.
Chính vì tính cách phóng khoáng, bướng bỉnh và yêu lẽ phải nên A Phủ đã dám đánh lại con nhà quan khi hắn phá đám chơi ngày Tết. "A Phủ chạy vụt ra, vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. A Sử vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xông tới, nắm cái vòng cổ dập đẫu xuống xé vai áo đánh tới tấp". Hành động đó củaA Phủ không phải là một hành động tự phát mà là hành động thể hiện mối thù giai cấp. Sau đó bọn cha con thống lí đánh đập A Phủ từ trưa cho tới đêm muộn, tra tấn tàn ác, mạn rợ đến mức mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu, hai đầu gối sưng cũng không tha. Thế nhưng bọn người nhà thống lí “Cứ như thế suốt chiều, suốt đêm, cành hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi”. A Phủ không hề khóc lóc nài van khi bị hành hạ tàn ác mà vả lại còn im lặng chịu đòn roi, im như tượng đá. Sự im lặng của anh cho thấy bản lính không chịu khuất phục dù mình là ai và sự căm phẫn tột độ nhưng chẳng thể làm gì để chống cự lại được. Từ đó để thấy được con người, cuộc sống khốn cùng của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị tàn bạo và khắc nghiệt của lũ chúa đất, họ bị đánh đập, tra tấn chẳng khác gì một con vật.
Cuối cùng, với cách xử kiện tàn độc, A Phủ đã bị phạt làm nô lệ không công suốt đời cho nhà thống lí. A Phủ phải ợ đợ cho nhà thống lí, làm viêc không công cho nhà thống lí đến khi nào gạt hết nợ. Đó là một kiếp người bị khinh re, ngược đãi và phải đảm đuogưn những công việc nặng nhọc và bòn rút đi sức lao động thể chất của con người "đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, ngựa quanh năm một thân một mình, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng".
Với cách xử kiện và kết quả của cuộc xử kiện đã cho thấy gia cấp địa chủ thống trị luôn tìm cách để nhấn chìm, dồn người nông dân bần cùng xuống đáy của xã hội, không cho họ có một chút cơ hội nào được ngoi lên đòi quyền sống, quyền làm người đúng nghĩa. CHế độ phong kiến miền núi tàn độc đến mức nắm giữ mạng sống của con người. Bắt họ là một con nợ là nô lệ, được nắm trong tay quyền sống còn của họ. Từ đó để thấy được sự tàn bảo trong lối suy nghĩ và cách hành động cổ hủ, phong kiến của bọn thống trị miền núi.
Tuy thảm và tuyệt vọng như vậy nhưng bản tính gan góc của A Phủ không cho anh bị yếu thế hơn họ. Chỉ vì để hổ vồ mất bò, A Phủ đã đã bị đánh, bị trói vào cọc. Rất có thể anh sẽ phải chết “chết đau, chết đói, chết rét”. Sau bao ngày bị A Phủ "trói đứng ở trong góc nhà", "chỉ đứng nhắm mắt". Dường như A Phủ lúc đó đang nằm giữa ranh giới cái chết và sự sống, thần chết có thể tìm đến bất cứ lúc nào, còn nỗi đau nào lớn hơn khi con người ta ý thức được rằng mình sẽ chết, sự bất lực tuyệt vọng trong A Phủ chẳng thể nào tự cứu lấy bản thân mình. A Phủ không cam chịu, dù bị trói đứng, rất khát, đói, rét trong cái lạnh cắt da cắt thịt nhưng anh vẫn cố gắng vớt vát những điều để giúp mình trốn thoát, anh nhai đứt hai vòng dây trói nhưng không thoát ra nổi. Dây chưa kịp đứt thì trời vừa sáng, Pá Tra lại trong thêm vào cổ A Phủ một vòng dây trói nữa. Nước mắt của chàng trai mạnh mẽ, yêu tự do cứ thế lăn dài trên hai hõm má đã xám đen. Và chính khi thấy giọt nước mắt ấy Mị đã bùng lên ngọn lửa đấu tranh, quyết định cởi trói cho A Phủ và kiếp sống khốn cùng của mình.Từ những nét vẽ trên, Tô Hoài muốn cho ta thấy rõ hơn bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến, chúa đất ở miền núi khi xưa.
Khi được Mị giải thoát, dù chân khụy xuống, không bước đổi nhưng đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết A Phủ vẫn vùng lên chạy thoát khỏi địa ngục trần gian này. Chính anh còn là tác nhân đánh thức sức mạnh tiềm tàng trong Mị trỗi dậy, cứu thoát cả cuộc đời nô lệ của Mị. A Phủ và Mị là một trong những hiện thân tiêu biểu cho sự nỗ lực của người dân tộc thiểu số vùng cao dưới áp bức bóc lột của bọn cai trị phong kiến miền núi. Cho dù đó chỉ là sự tự phát nhưng đó là tiền đề cho sự vươn tới ánh sáng chiếu soi cứu rỗi hai số phận bất hạnh.
Qua ngòi bút điển hình hòa và cụ thể hóa của mình, Tô Hoài đã xây dựng nhân vật mang những nét phẩm chất số phận tương đồng nhưng điểm khác nằm ở cách thay đổi, biến hóa sao cho phù hợp với con người hiện thực. Dù không được Tô Hoài dành tận tâm, tận lực nhấn mạnh nhưng nhân vật A Phủ điển hình hóa cho hình tượng nhân vật mà tác giả muốn khắc họa. Thông qua việc phản ánh số phận của A Phủ, nhà văn còn qua đây lên tiếng tố cáo tội ác của giai cấp thống trị phong kiến miền núi đồng thời bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình. Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy đau khổ, tủi nhục, họ đã vươn lên tìm thấy được ánh sáng rực rỡ của ánh sáng của Cách mạng. Đấy cũng là giá trị nhân đạo, mới mẻ sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc.
Giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT theo lộ trình sớm cho các em học sinh
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các bài văn mẫu phân tích nhân vật A Phủ của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài thuộc chương trình Ngữ văn 12. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn xem thêm: