img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Cảm hoài| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:58 18/07/2024 1,177 Tag Lớp 12

Soạn bài Cảm hoài| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức dưới đây đã thể hiện được hết những nội dung cũng như nghệ thuật mà tác giả Đặng Dung đã truyền đạt trong tác phẩm Cảm Hoài. Khi đọc tác phẩm, người đọc không chỉ dễ dàng tưởng tượng ra tình cảnh đất nước lúc đó mà còn thấy được ý chí của bao thanh niên trai tráng muốn bảo vệ đất nước.

Soạn bài Cảm hoài| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Cảm hoài: Khởi động 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Đặng Dung

- Đặng Dung sinh năm 1373 mất năm 1414. Ông là người xã Mỹ Tho huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay và là con trai lớn của quốc công Đặng Tất.

- Đặng Dung cũng là tướng lĩnh của nhà Hậu Trần. Cha ông là người theo phò vua Giản Định đế nhưng bị chính vị vua này giết oan. Chính vì vậy mà ông lựa chọn rời đi để khởi nghĩa.

- Người anh hùng Đặng Dung không chỉ là một vị tướng, một người chiến sĩ mà còn là một nhà giả tài năng đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà. Dù số lượng tác phẩm của ông không nhiều nhưng cũng đã chạm được đến lòng người đọc như tác phẩm “Cảm hoài”.

1.2 Trả lời câu hỏi khởi động

Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn. 

Trên thực tế có rất nhiều người đã trải qua biết bao thất bại để rồi với sự nỗ lực của mình đã bước đến đỉnh cao của cuộc đời. Có thể kể đến những nhân vật nổi tiếng như:

  • Walt Disney: Đây là một nhân vật huyền thoại nổi tiếng khi giờ đây Disney đã trở thành một đế chế riêng không chỉ của các bạn nhỏ mà còn với rất nhiều người trưởng thành. Nhưng đến khi người người ngưỡng mộ trước sự thành công của ông thì họ mới biết được trước đó ông đã bị đánh giá là người thiếu đi trí tưởng tượng và sự sáng tạo và đã trải qua vô số lần thất bại.

  • J.K.Rowling hiện nay là một nhà văn lớn khi bà nắm giữ trong tay một trong những tác phẩm nổi tiếng và bán chạy nhất mọi thời đại - Harry Potter. Nhưng thực tế trước đó bà đã bị tất cả các tòa soạn hay nhà sách từ chối phát hành tác phẩm của mình. Ngay cả tuyệt tác Harry Potter cũng bị từ chối không dưới mười lần cho đến khi nó trở nên thành công như hiện nay.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Cảm hoài: Đọc văn bản

2.1 Hình dung thời gian, không gian ở hai câu thơ đầu.

- Tác giả đã lựa chọn thời gian để mở đầu bài thơ là thời kỳ những năm 1407-1409. Đây là lúc nước quân nhà Minh kéo đến đóng chiếm cả Đại Việt.

- Không gian ở tác phẩm rất mênh mông bao la, bao trùm được cả xã hội thời đó. Ta có thể nhìn thấy một thời loạn lạc, nhân dân khốn khổ vì sự ngông cuồng quấy phá của quân giặc cùng với sự đảo điên của thời cuộc.

2.2 Chú ý 

- Các hình ảnh thể hiện hoàn cảnh, khát vọng, tâm trạng của nhân vật trữ tình

+ Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình

  • “Trí chủ hữu hoài phù địa trục" chính là trí lớn của nhân vật khi muốn dùng sức mình để thay đổi thời cuộc giúp đời giúp nước. Ý chí đấy được thể hiện qua biện pháp ẩn dụ “trí” và “địa trục”.

  • "Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà", câu thơ đã thể hiện được khát khao được lập công danh, được cống hiến nhưng lại không tìm được cơ hội.

+ Khát vọng của nhân vật trữ tình:

  • “Trí chủ hữu hoài phù địa trục", đây là một khát vọng lớn lao nhưng lại đầy rẫy khó khăn khi mong muốn có thể chuyển đổi càn khôn, giúp đất nước quay lại với sự bình yên độc lập.

  • "Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt", bao đêm luyện tập màn sắc gươm giáo với khát vọng được cống hiến, được phò tá đất nước.

+  Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

  • “Trí chủ hữu hoài phù địa trục", nỗi phẫn hận uất ức khi chí lớn không thành.

  • "Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt", sự lo âu trăn trở vận mệnh của đất nước mà không thể nhúng tay vào.

  • "Đường mây lơ lửng trời xanh ngắt", ám chỉ sự lạc lõng cô đơn với đời không biết mình là ai hay mình nên làm gì.

- Biện pháp tu từ đối ở hai liên thơ giữa

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ:

  • "Trí chủ hữu hoài phù địa trục": phép ẩn dụ cho người đọc thấy rằng nhân vật trữ tình có chí lớn muốn thay đổi tình hình của đất nước.

  • "Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà": đây là sự ẩn dụ cho mong muốn được cống hiến, được lập công, được bảo vệ đất nước.

+ Biện pháp tu từ đối:

  • "Trí chủ" đối trực tiếp với "tẩy binh"

  • "Phù địa trục" đối trực tiếp với "vãn thiên hà"

+ Biện pháp tu từ so sánh:

  • So sánh hình ảnh “bóng nguyệt” với “gươm” trong câu "Mài gươm đêm trằn bóng nguyệt" để thể hiện được sự lo âu của chính nhân vật trữ tình.

  • Sử dụng điển tích, điển cố: “mài gươm” trong tác phẩm Tráng sĩ ca của Hàn Dũ.

Đăng ký ngay combo sổ tay kiến thức các môn học để nhận ưu đãi cực hấp dẫn từ vuihoc nhé!

3. Soạn bài Cảm hoài: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú.

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là tác giả Đặng Dung. Trước thời thế đảo điên với sự tàn ác ngông cuồng của quân giặc đã khiến cho nhà thơ trở nên bất bình. Ông muốn được chiến đấu, khát khao được cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ đất nước nhưng lại bất lực khi không thể làm gì.

3.2 Câu 2 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra hoàn cảnh – tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh – tình thế đó có đặc điểm gì? 

- Trong bốn câu thơ đầu, hình ảnh đã gợi ra hoàn cảnh và tình thế của nhân vật trữ tình là Trời đất rộng lớn “Khúc ca say”, “Tên hàng thịt”, “Kẻ câu cá” và“Bậc anh hùng”.

- Hoàn cảnh tình thế đó có đặc điểm: thật sự phức tạp do cơn thế giặc kéo đến đóng chiếm đất nước. Thời thế bấn loạn đảo điên khi quân giặc ngày càng ngông cuồng, coi thường quân dân và quấy phá buôn làng. Nhà thơ nói riêng cũng như đại diện cho rất nhiều con người với khát vọng bảo vệ dân tộc, mong muốn được cống hiến nhưng lại không thể làm gì được. Để quên đi nỗi đau cũng như sự tuyệt vọng này, nhà thơ đã lựa chọn làm bạn với men rượu, với lời ca để chìm đắm vào cuộc sống trong mộng.

3.3 Câu 3 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Nhân vật trữ tình có những cảm xúc , suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh tình thế đó. 

- Trước hoàn cảnh tình thế đó, nhân vật trữ tình trở nên rất rối ren với “việc đời dằng dặc mà ta đã già rồi”. Đây là sự bất lực hoàn toàn trước thời cuộc của tác giả.

- Hai câu thơ ở trong phần tả thực đã có sự đối lập hoàn toàn trước “gặp thời” và “thất thế. Người anh hùng đã chiêm nghiệm được cuộc sống thực tế cũng phải trở nên đắng cay chua xót, bất lực mà không thể làm gì được. Nếu may mắn gặp thời thì dù những kẻ kém cỏi “đổ điếu” cũng có thể làm nên việc lớn, tiếng vang muôn đời. Nhưng nếu sinh ra sai thời thế thì dù có tài giỏi đến đâu cũng sẽ trở nên bất lực không thể đạt được ước mơ. Đây chính là nỗi đau, sự chua xót của biết bao người hùng thất thế trước thời cuộc, chán chường tuyệt vọng trước sóng gió.

3.4 Câu 4 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Trong hai câu luận, tác giả sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng  (xoay trục đất, rửa binh khí, kéo sông Ngân…) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình. 

Ý nghĩa của một số biểu tượng:

- “Xoay trục đất kéo sông Ngân”: Đây chính là hình tượng của một con người không chỉ to lớn về ngoại hình mà còn ấp ủ bao chí lớn hiếm người có. Con người này muốn vươn mình lên để làm chủ thời cuộc, chiếm lĩnh vũ trụ với cái nhìn đầy bao quát của mình để rồi có thể “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

- “Rửa binh khí”: Theo quan niệm của một số người, khi binh sĩ chuẩn bị xuất trận mà gặp mưa là điều chẳng lành nhưng với Vũ Vương thì đây là lúc ông trời ủng hộ, giúp đội quân rửa sạch vũ khí chiến đấu. Ở trong tác phẩm thì là để ám chỉ sự sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng ra trận đánh đuổi quân thù của tác giả Đặng Dung.

- “Long tuyền” là một trong bốn thanh kiếm quý báu trong các điển tích của Trung Quốc. Đây là thanh tể tướng kiếm và là một thanh dương.

3.5 Câu 5 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.

Trong hai câu thơ kết, nhà thơ dường như đã quay trở lại với sự trăn trở của bản thân. Ông đang mâu thuẫn giữa khát vọng được cống hiến với chính năng lực và giới hạn mà bản thân ông có. Chỉ qua hai câu thơ đã thể hiện rõ được ý chí cũng như tráng khí của nhà thơ với hai hình ảnh “đầu tiên bạch” và “kỷ độ Long Tuyền”. Cả hai hình ảnh đều mang tính ước lệ tượng trưng.

“Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”: chính là bao nhiêu lần mài sắc thanh gươm Long Tuyền quý giá dưới ánh trăng sáng.

Cả hai câu thơ còn khắc họa rõ hơn sự tiếc nuối và thất vọng đến cùng cực của người có chí lớn nhưng lại phải khuất phục trước thời cuộc nghiệt ngã. Tuy tâm trạng cả tác phẩm đều là tiếc thương nhưng vẫn xuất hiện hình ảnh mài gươm dưới ánh trăng để thể hiện chí anh hùng của tác giả,

Hình ảnh người tráng sĩ - là lão tướng trong hai câu thơ kết chính là vẻ đẹp bi tráng, là mối quan hệ giữa sự bi phẫn “Quốc thù chưa trả sao già vội” với sự kiên trì bền bỉ trong việc “mài gươm dưới nguyệt đã bấy chầy”.

3.6 Câu 6 trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ

- Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ:

  • Tác phẩm đã thể hiện được những tư tưởng tình cảm bao gồm cả ba nội dung lớn về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và cả tinh thần yêu nước.

  • Tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc trong các tác phẩm thơ văn trung đại như “xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”, “trí chúa”, “vận khứ”, “đồ điếu”…

  • Các điển tích điển cố cũng được sử dụng một cách chọn lọc để giúp ý thơ trở nên dễ hiểu hơn.

  • Thể thơ cổ thất ngôn bát cú là thể loại thơ cần tuân thủ chặt chẽ quy định về niêm, luật.

4. Kết nối đọc viết trang 44 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ)  phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Tác phẩm “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả Đặng Dung. Bình luận về bài thơ, nhà thơ Lý Tử Tấn từng nhận xét rằng “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” với ý nghĩa rằng nếu không phải là người có chí anh hùng thì không thể làm được điều này. Quả thật, là một người có tấm lòng yêu nước to lớn cùng với sự nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân nên nhà thơ luôn bày tỏ mong muốn được tham gia, cứu nước và giúp đỡ nhân dân. Đồng thời ông còn bày tỏ nỗi buồn, sự đau khổ và bất lực khi không thể hoàn thành được nghiệp lớn. Để thể hiện ý chí và mong muốn của mình, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh tượng trưng độc đáo “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đó là hình ảnh một con người to lớn với khát vọng phi thường, một con người muốn leo lên để thống trị không gian trong tầm nhìn rộng lớn của mình. Và đó cũng chính là hành trình gian khổ để tìm kiếm được sự chân thành và quý giá nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ muốn xoay chuyển càn khôn, thay đổi sự hỗn loạn của xã hội và muốn cống hiến hết sức lực của mình. Qua hai hình ảnh biểu tượng này, chúng ta thấy nhà thơ không chỉ là một người đang cố gắng trao đi hết sức mạnh của mình mà còn bộc lộ những khát khao hoài bão của một người yêu nước cũng như những hy vọng về hòa bình dân tộc - một quốc gia thịnh vượng và một tương lai không bao giờ có nhuốm khói lửa chiến tranh.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Cảm hoài Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990