img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:02 22/07/2024 915 Tag Lớp 12

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức sẽ là bài tổng hợp kiến thức, giúp các em một lần nữa ôn lại nội dung của một số tác phẩm thơ đã được học. Qua đó không chỉ về nội dung mà các biện pháp nghệ thuật tu từ cũng sẽ được nhắc lại và có cách phân tích sâu hơn về ý nghĩa của chúng.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 59 SGk Văn 12/1 kết nối tri thức

Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển thể hiện trong bài thơ. 

Tác phẩm thơ “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du

- Đề tài: Tình yêu đôi lứa, số phận của con người và lên án chế độ phong kiến cổ hủ, bất công.

- Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp tài sắc cùng với những phẩm chất tốt đẹp của con người. Qua đó phê phán chế độ phong kiến thối nạn cũng như khẳng định lại giá trị nhân đạo của tác phẩm khi đề cao giá trị của con người và hướng mỗi người đi đến cái chân thiện mỹ.

- Thể thơ truyền thống lục bát cùng với ngôn từ được chọn lọc và giọng điệu thơ đầy uyển chuyển thay đổi linh hoạt.

- Một vài biểu hiện của phong cách cổ điển đã thể hiện trong bài thơ:

  • Cách thức xây dựng nhân vật với những nhân vật điển hình trong cuộc sống,mang tính ước lệ cao.

  • Cách sử dụng ngôn ngữ đầy chọn lọc, đa dạng những điển tích điển cố cùng với những biện pháp tu từ.

  • Phối hợp miêu tả cảnh vật cùng với tâm trạng của con người.

  • Kết cấu của tác phẩm thơ có tính logic cao, những chi tiết éo le gay cấn đã đẩy bài thơ lên đến cao trào.

- Cách xây dựng nhân vật linh hoạt theo tính cách và đặc điểm riêng của nhân vật:

  • Thúy Kiều được xây dựng với hình ảnh của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại là kiếp hồng nhan bạc phận.

  • Mã Giám Sinh: Một kẻ đểu cáng gian ác, chuyên đi làm việc hại người như bắt cóc buôn người.

  • Tú bà: Cũng là một nhân vật xấu điển hình, chuyên đi lừa gạt các cô gái làm việc cho mình và nhận lợi ích từ trên chính thân thể họ.

Tác phẩm Truyện Kiều chính là một tác phẩm tiêu biểu, điển hình của phong cách sáng tác cổ điển trong kho tàng văn học Việt Nam. Thông qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Du đã thể hiện được giá trị nhân đạo sâu sắc và qua đó phê phán xã hội phong kiến tàn ác cũng như ca ngợi vẻ đẹp của con người.

2. Câu 2 trang 59 SGk Văn 12/1 kết nối tri thức

Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong thơ.

Tác phẩm Đây thôn Vĩ dạ 

- Giới thiệu bài thơ:

- Tác giả Hàn Mặc Tử.

- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

- Nội dung của tác phẩm nói về tình yêu quê hương Vĩ Dạ của tác giả cùng với nỗi nhớ, nỗi buồn trước cảnh vật và con người tại nơi đây.

- Phong cách thơ lãng mạn trong tác phẩm:

  • Bài thơ có cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lãng mạn. Điều đó được thể hiện qua nỗi buồn đầy da diết của tác giả cũng như tình yêu say đắm của mình với quê hương.

  • Hình ảnh thơ đầy thơ mộng mà mơ hồ như thấy ảo ảnh của "vườn ai", "khóm trúc", "thuyền ai", "tiếng chuông", "bóng trăng".

  • Hình ảnh thơ mang đầy sức gợi hình gợi cảm của "hoa bắp lay", "sông trăng", "con đò", "ánh trăng tan".

  • Giọng điệu thơ tha thiết, bâng khuâng đã thể hiện được cảm xúc của tác giả một cách chân thực nhất.

  • Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa cùng với những từ ngữ chọn lọc mang đầy sức gợi.

- Một số biểu hiện nổi bật của phong cách lãng mạn đã được sử dụng trong bài thơ:

  • Cảm hứng chủ đạo là nỗi buồn của tác giả khi nhìn thấy cảnh vật và con người nơi Vĩ Dạ vốn thân quen. Qua đó thể hiện tình yêu say đắm dành cho quê hương của tác giả.

  • Kết hợp cùng lúc nhiều hình ảnh thơ với nhau, có cả những hình ảnh mơ hồn, ảo ảnh hay những hình ảnh giàu sức gợi cảm cùng với giọng thơ trữ tình lãng mạn.

  • Ngôn ngữ thơ cũng đã kết hợp với nhiều biện pháp tu từ và từ ngữ được chọn lọc.

Đây thôn Vĩ Dạ là tác phẩm văn học tiêu biểu của tác giả Hàn Mặc Tử, thể hiện được phong cách sáng tác đầy lãng mạn của ông. Tác phẩm chính là tình yêu thương quê hương Vĩ Dạ của chính tác giả cũng như cảm xúc có phần rối bời của ông khi nhìn thấy cảnh vật và con người ở đây.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3. Câu 3 trang 59 SGk Văn 12/1 kết nối tri thức

Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử:

Hình ảnh siêu thực của tác phẩm có thể kể đến là hình ảnh “Trăng”. 

  • Đây là hình ảnh quen thuộc, xuất hiện rất nhiều trong thơ ca nước ta. Với nhiều người ánh trăng rất sáng, đêm trăng rất thơ mộng nhưng với Hàn Mặc Tử mỗi khi thấy đêm trăng lại là lúc những cơn đau kéo đến. Bởi ông mắc bệnh phong - một căn bệnh không chỉ đau đớn về thể xác mà còn với cả tinh thần người bệnh. Đặc biệt nỗi đau còn gấp lên nhiều lần khi những đến trăng tròn đến.

  • Nhưng chính nỗi đau này mới khiến tác giả thấy được mình đang tồn tại, đang còn sống nên ông vẫn ngóng chờ “trăng” về “kịp”.

=> Việc sử dụng hình ảnh siêu thực đã thể hiện được tâm trạng đầy phức tạp của tác giả. Ở đó có sự cô đơn, có nỗi buồn thương nhớ nhung về quê hương cũng như khát khao được yêu thương và một niềm tin mãnh liệt về một tương lai tốt đẹp hơn. Qua đó cũng thể hiện được vẻ đẹp của nơi Vĩ Dạ.

- Hình ảnh siêu thực qua câu thơ “Sao anh không về chơi thôn?”.

  • Đây là lời gợi mời cũng như một câu hỏi được phát ra từ trong sâu thẳm tâm hồn. Đó cũng chính là nỗi nhớ quê hương da diết.

  • Tưởng là tiếng gọi quen thuộc thường gặp nhưng nó lại mang tính phi thực tế, thậm chí là có chút ảo tưởng.

=> Việc lựa chọn sử dụng các hình ảnh siêu thực đã góp sức rất lớn để tạo nên một bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thành công. Các hình ảnh siêu thực có tác dụng thể hiện được chân thực tâm trạng của nhân vật trữ tình, của tác giả và làm nổi bật lên được vẻ đẹp của vùng đất Vĩ Dạ.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức 

4. Câu 4 trang 59 SGk Văn 12/1 kết nối tri thức

Hãy so sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến và một bài thơ cùng đề tài mà bạn biết hoặc đọc thêm. 

Trong tác phẩm Tây Tiến, người lính hiện lên là một đoàn quân “không mọc tóc” với ngoại hình “xanh màu lá”. Đây là đoàn bình có số lượng lớn cả về số lượng cũng như khí thế áp đảo về mặt tinh thần. Màu xanh lá xấu hiện ở đây là nói về màu áo xanh của người lính cũng như sự xanh xao về ngoại hình của họ. Đoàn binh Tây Tiến bao gồm những người học sinh sinh viên Hà Nội hào hoa phong nhã, đầy mơ mộng và tài năng.

Hình tượng người lính trong tác phẩm Đồng Chí lại khác hơn khi vốn dĩ xuất thân của họ là những người nông dân lao động nên có vẻ lam lũ vất vả hơn. Nhưng chính họ lại là những người chất phác, hiền lành và kiên cường nhất.

Hình tượng người lính trong bài thơ “Việt Bắc” đã khắc họa được vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân trong kháng chiến khốc liệt. Vẻ đẹp của chất lãng mạn được gắn liền với thực tế có phần đau thương mất mát.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 59 Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990