img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:36 15/07/2024 295 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây của Vuihoc chính là Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Qua bài soạn này, các em sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca cũng như tình yêu nghệ thuật của ông. Qua đó còn thấy được những cảm xúc chân thật nhất của tác giả Thanh Thảo.

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca: Khởi động 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo

Tác giả Thanh Thảo sinh năm 1946 với tên khai sinh là Hồ Thành Công tại huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.

Ông tốt nghiệp khoa ngữ văn tại trường đại học Tổng hợp Hà Nội và sau đó công tác tại chiến trường miền Nam.

Thanh Thảo nhận được nhiều giải thưởng của đất nước như giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1979, giải thưởng của Ban Văn học Quốc phòng An ninh và Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Văn học Đông Nam Á vào năm 2014.

Hiện nay ông đang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi và là phó chủ tịch hội đồng thơ hội nhà văn Việt Nam.

1.2 Tìm hiểu về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

Tác phẩm được nhà thơ Thanh Thảo viết vào năm 1979 tại trại sáng tác quân khu năm - Đà Nẵng.

Bài thơ được ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1985 khi tập thơ “Khối vuông rubic” được phát hành.

Tác phẩm được đánh giá là tiêu biểu cho tư duy sáng tác của Thanh Thảo.

Tóm tắt tác phẩm:

Tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” được sáng tác vào năm 1979. Bài thơ được chắp bút từ chính tình yêu vô bờ bến và sự ngưỡng mộ, kính trọng với một nhà nghệ thuật của tác giả Thanh Thảo dành cho Lorca. Do có nội dung ý nghĩa đầy nhân văn và phong cách nghệ thuật thơ rất sáng tạo, mới mẻ nên bài thơ nhanh chóng gây được tiếng vang trong văn học Việt Nam khi đó. Thanh Thảo đặt cho tác phẩm của mình một tựa đề đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Đàn guitar không chỉ là nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng nghệ thuật ở đất nước này. Và Lorca là một nhà thơ, nhạc sĩ, nghệ sĩ và nhà văn nổi tiếng người Tây Ban Nha, một người dành cả đời mình để thúc đẩy và khởi xướng mạnh mẽ cho sự đổi mới trong lĩnh vực nghệ thuật nước nhà. Với nhan đề  “Đàn ghi ta của Lorca”, Thanh Thảo gián tiếp khẳng định cây đàn ghi ta của Lor-ca là biểu tượng cho những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca với tư cách là một nghệ sĩ tài giỏi. Chỉ cần đọc nhan đề ta có thể thấy được rõ hình tượng nghệ thuật trung tâm của cả bài thơ.

1.3 Trả lời câu hỏi khởi động

Câu 1: Theo bạn, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là gì? Hãy dẫn ra một câu thơ,câu văn hoặc một câu danh ngôn nói về điều này. 

Theo em, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ là:

  • Tạo nên những tác phẩm ảnh hưởng đến cảm xúc của khán giả. Chính vì vậy người nghệ sĩ phải có được sự nhảy cảm với đời, dễ rung động trước mọi vấn đề để dễ “thương vay, khóc mướn”.

  • Người nghệ sĩ thường có số phận đa đoan, có phần bất hạnh vì họ phải có những trải nghiệm chân thật nhất thì mới có thể sáng tác. Sứ mệnh của người nghệ sĩ chính là “nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ”.

  • Một câu về điều này: “Người vẫn còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi nghĩ nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương của người đời để làm dịu vết thương của chính mình” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 2: Bạn đã biết gì về đất nước Tây Ban Nha? Nêu những nét văn hóa đặc trưng của đất nước này.

Tây Ban Nha là một nước nằm ở phía Tây Nam của châu Âu. Đất nước này là vùng đất của những chú bò tót và có một văn hóa quan trọng chính là những trận đấu bò tót. Đây là một văn hóa đã có từ rất lâu đời. Tây Ban Nha còn được mệnh danh là vùng đất của ánh mặt trời bởi đất nước này có khí hậu ấm áp nhờ nguồn ánh sáng mặt trời rất lớn.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca: Đọc văn bản

2.1 Lời đề từ gợi điều gì về người nghệ sĩ Lor - ca?

- Lời đề từ của tác phẩm chính là lời di chúc mà người nghệ sĩ nổi tiếng Lorca đã để lại trước khi ra đi “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.

Lời đề từ này đã thể hiện được:

  • Tình yêu nghệ thuật, yêu âm nhạc sâu sắc da diết của Lorca.
  • Tình yêu quê hương đất nước của người nghệ sĩ.

Một tư tưởng đầy nhân văn của người nghệ sĩ. Phải là người trực tiếp làm nghệ thuật mới có thể biết được, những tác phẩm xuất sắc của thế hệ đi trước có thể là tấm gương cho thế hệ sau noi theo nhưng cũng có thể là lối mòn, là gánh nặng mà hậu bối khó có thể vượt qua được. Chính vì vậy, ông đã nhắn nhủ với các nhà nghệ thuật sau này là hãy chôn vùi nghệ thuật của ông đi để rồi bước tiếp trên con đường nghệ thuật của riêng mình.

2.2 Chú ý: nhạc tính của dòng thơ miêu tả tiếng đàn.

Nhạc tính của các dòng thơ miêu tả lại tiếng đàn:

  • “Những tiếng đàn bọt nước” theo nhịp ⅔ thể hiện sự nhẹ nhàng mà bâng khuâng.

  • Dòng thơ “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” lại theo nhịp ¾ tạo nên sự dồn dập đầy mạnh mẽ.

  • Dòng thơ “li-la li-la li-la” là nhịp 2/2/2 như một vòng lặp đầy du dương của tiếng đàn.

  • “Đi lang thang về miền đơn độc” lại theo nhịp 4/3 tạo cảm giác kéo dài nỗi buồn, khiến nó càng trở nên lê thê hơn bao giờ hết.

  • Dòng thơ “với vầng trăng chếnh choáng” theo nhịp 3/2 khiến người đọc thấy được cảm giác chênh vênh chao đảo giữa đời.

  • Dòng thơ “trên yên ngựa mỏi mòn” cũng theo nhịp 3/2 tạo cảm giác nặng nề mà chậm rãi.

2.3 Hình ảnh áo choàng được nhắc lại ở đoạn thơ thứ hai thể hiện điều gì?

Hình ảnh áo choàng được nhắc lại ở đoạn thơ thứ hai đã thể hiện bi kịch thảm khốc đến mức có thể nhấn chìm được cuộc đời của một người nghệ sĩ tài năng. Những hình ảnh về người nghệ sĩ, vầng trăng sáng hay cả trên yên ngựa và cây đàn ghi ta chính là chân dung rõ nhất nói về người nghệ sĩ Lorca. Ông đang nhún nhảy vui mừng theo điệu nhạc li-la li-la. Nhưng tiếng đàn kéo dài cùng với con đường đi không thấy điểm đến cùng với tính từ “mỏi mòn” đã khiến ta thấy được sử mệt mỏi, kiệt sức của ông khi phải làm việc liên tiếp không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài.

Dù yêu thích nghệ thuật cùng với tài năng sáng tác hơn người nhưng chắc chắn, Lorca sẽ có những lúc cảm thấy mệt mỏi trên chính con đường mà mình đã chọn để rồi hình ảnh màu áo choàng đỏ không chỉ thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ đấu bò tót mà còn là màu đỏ của máu, của cái chết đầy thảm thương của Lorca.

2.4 Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận thế nào về tiếng đàn?

- Những hình ảnh biểu tượng gợi cảm nhận về tiếng đàn:

  • Điệp ngữ “tiếng ghita” được nhắc đi nhắc lại đến bốn lần kết hợp tinh tế với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác khiến tiếng đàn như một tiếng khóc nấc đầy nghẹn ngào.

  • Tiếng ghita nâu: là biểu tượng cho những mảnh đất tại đất nước Tây Ban Nha, là tình yêu của Lorca với đất nước của mình.

  • Tiếng ghi ta xanh lá tượng trưng cho tình yêu đời, yêu cuộc sống một cách mãnh liệt.

  • Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: là tiếng đàn đau xót khi Lorca bị sát hại. Ông ra đi khiến cho nghệ thuật của mình trở nên dang dở, không bao giờ có được một cái kết trọn vẹn.

  • Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy là số phận Lorca bị chết oan, một cái chết bi thảm khiến người đời phải tiếc thương.

  • Tất cả những tiếng ghi ta bên trên đều là sự tiếc thương của người dân yêu nghệ thuật của Tây Ban Nha, của thế giới cũng như tiếng lòng của nhà thơ Thanh Thảo khi nhắc đến cái chết đầy oan uổng của người nghệ sĩ Lorca.

2.5 Hình dung về cái chết và sự bất tử của Lor-ca.

- Cái chết của Lorca

  • Cái chết của Lorca là cái chết thảm thương nhất, đột ngột nhất khi mà "Bỗng kinh hoàng/ áo choàng bê bết đỏ". Cách miêu tả này khiến người đọc cảm thấy giật mình vì bất ngờ khi thấy cái chết không được dự báo trước mà còn theo cách rất đau thương.

  • Hình ảnh ẩn dụ cho cái chết của Lorca chính là "Máu chảy đêm qua/ trên đường trắng ngà"

  • “Đường chỉ tay đứt” chính là dấu hiệu khi sự sống kết thúc, không còn một sự chuyển biến nào với Lorca và kỳ tích đã không bao giờ xuất hiện.

- Sự bất tử của Lorca được thể hiện qua:

  • "Tiếng đàn ròng ròng máu chảy": Dù Lorca đã ra đi mãi mãi nhưng tiếng đàn của ông vẫn tiếp tục, không bao giờ dừng lại.

  • “Tiếng đàn không ai chôn cất: thân xác của ông có thể bị vùi xuống lớp đất tối đen lạnh lẽo nhưng tiếng đàn của ông ám chỉ chính nghệ thuật của Lorca luôn hiên ngang với đời, sống mãi trong lòng những người yêu nghệ thuật.

  • “Cây đàn ghi ta - lá hoa rụng đầy” là hình ảnh ẩn dụ cho chính sự bất tử, không bao giờ có thể chết đi của nghệ thuật mà Lorca đã để lại cho đời.

3. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Xác định mạch cảm xúc trong bài thơ.

Mạch cảm xúc của bài thơ là nỗi thương tiếc, xót xa của tác giả cũng như tiếng nói đầy nghẹn ngào mà đầy sự tri âm trước một trái tim luôn sống hết mình vì nghệ thuật. Bài thơ đã nói về cuộc đời của người nghệ sĩ Lorca - là người có tự tưởng tự do hiện đại nhưng lại sống trong thời loạn lạc ở Tây Ban Nha.

3.2 Câu 2 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi những yếu tố nào? Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của thi phẩm này.

  • Nhạc tính của bài thơ được tạo nên bởi âm điệu “li-la li-la li-la” được lặp lại ở đầu và cuối tác phẩm. Đây chính là vòng lặp của một bản nhạc hoàn hảo khiến cho bài thơ như một bài nhạc nhẹ nhàng mà đầy cảm xúc. 

  • Giọng điệu của tác phẩm đầy sự xót thương và tha thiết.

3.3 Câu 3 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Hình tượng Lor-ca được thể hiện như thế nào trong hai đoạn thơ đầu? Những chi tiết nào trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha.

  • Ở trong hai khổ thơ đầu, Lorca được xuất hiện với hình tượng là một người nghệ sĩ tài năng với tâm hồn tự do hiện đại cùng khát vọng có thể là người tiên phong cách tân đổi mới đến nền âm nhạc.

  • Những chi tiết trong hai đoạn thơ cho thấy mối quan hệ giữa người nghệ sĩ với đất nước Tây Ban Nha: “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”. Tây Ban Nha nổi tiếng với những trận đấu bò tót và chiếc áo choàng đỏ chính là biểu tượng của người tráng sĩ trong các trận đấu đó.

3.4 Câu 4 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

 Đọc hai đoạn thơ 3,4 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng khi miêu tả tiếng đàn.

- Phép tu từ toàn phần trong tiếng đàn “li-la li-la li-la” đã gợi lên những hợp âm và giai điệu mà đàn ghi ta tạo ra.

- Phép tu từ so sánh trong câu “Tiếng ghi ta như cỏ mọc hoang”

- Phép tu từ nhân hóa: Tiếng ghi ta được nhân hóa như một con người “ròng ròng” và có cả “giọt nước mắt”. Tiếng đàn như có cảm xúc riêng, mang theo linh hồn như một con người còn sống.

- Phép tu từ ẩn dụ:

  • Hình ảnh “Tiếng ghi ta nâu” ẩn dụ cho tiếng lòng của chính người nghệ sĩ, cho cả tâm tư và những tình cảm của nhà nghệ thuật Lorca.

  • Hình ảnh “Bầu trời cô gái ấy” ẩn dụ cho đất nước Tây Ban Nha - Quê hương của Lorca.

  • Hình ảnh “Giọt nước mắt vầng trăng” ám chỉ sự đau thương và những mất mát của con người sau khi mất đi một nghệ sĩ - một người theo đuổi nghệ thuật chân chính.

- Biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác: “Tiếng đàn” vốn là thứ cần được nghe bằng thính giác lại được tác giả sử dụng biện pháp tu từ chuyển đổi cảm giác để biến thành “long lanh đáy giếng” để mọi người có thể thấy được bằng chính mắt mình.

- Những biện pháp tu từ này có tác dụng:

  • Các biện pháp tu từ giúp cho tác giả có thể tái hiện lại, miêu tả tiếng đàn một cách cụ thể hơn, sinh động hơn và gợi cảm hơn bao giờ hết.

  • Những biện pháp tu từ phối hợp với nhau để thể hiện những cung bậc cảm xúc của tiếng đàn, từ da diết bi thương đến những cảm xúc thiêng liêng khi tiếng đàn được ngân vang.

  • Qua đó, những biện pháp nghệ thuật còn thể hiện được tiếng lòng của tác giả, cho thấy tâm hồn nhạy cảm mà rất tinh tế cũng như sự đồng cảm của tác giả đối với những bất hạnh của con người trong xã hội khi đó.

Đăng ký ngay combo sổ tay kiến thức các môn học để nhận ưu đãi cực hấp dẫn từ vuihoc nhé!

b. Nêu ý nghĩa của những hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai đoạn thơ.

Hình ảnh mang tính biểu tượng trong hai đoạn thơ:

- Hình ảnh của “tiếng đàn ghi ta nâu”:

  • Đây là hình ảnh ẩn dụ cho người nghệ sĩ Lorca và với chính nghệ thuật mà ông đã để lại cho nền nghệ thuật nước nhà và thế giới.

  • Tiếng đàn của chiếc ghi ta màu nâu còn là biểu tượng cho truyền thống nghệ thuật của đất nước Tây Ban Nha. Chiếc đàn giờ đây chính là sự liên kết giữa người làm nghệ thuật với quê hương của mình.

  • Tiếng đàn ghi ta không còn vang lên khúc nhạc vui vẻ hạnh phúc mà là những âm thanh mang âm hưởng bi tráng, nói lên số phận đầy đau khổ và bi thảm của Lorca. Qua đó thể hiện sự tiếc thương và xót xa của tác giả.

- Hình ảnh “bầu trời cô gái ấy”:

  • Bầu trời và cô gái được dùng để ám chỉ đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp.

  • Nhưng giờ đây bầu trời lại đầy sắc u ám càng làm rõ hơn những khó khăn và thử thách mà chính đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt trực tiếp.

  • Bầu trời là nơi tiếng đàn vang đến, là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, là sự kết nối của quê hương với Lorca.

- Hình ảnh “máu chảy”

  • Mỗi khi nhắc đến “máu chảy” chắc chắn là những câu chuyện kinh khủng, đầy bi thương. Đất nước và nhân dân Tây Ban Nha và thời điểm đó phải chịu sự áp bức của chế độ độc tài phát xít. Chính người nghệ sĩ Lorca đã phải hy sinh một cách đầy oan uổng trong cuộc chiến tranh chống lại sự chèn ép của phát xít.

  • Chiếc áo khoác giờ đây chuyển sang màu máu ám chỉ sự phẫn nộ của tác giả với chính quyền phát xít độc ác. Đây là một hình ảnh mạnh mẽ, để lại cho người đọc một sự ám ảnh khó phai.

- Hình ảnh “Cỏ mọc hoang”

  • Cỏ là một sinh vật mạnh mẽ, không cần quan tâm chăm sóc vẫn có thể vươn lên sống và phát triển một cách khỏe mạnh.

  • Cỏ mọc hoang là biểu tượng chứng minh cho sức sống mãnh liệt của những tác phẩm và ý chí làm nghệ thuật của Lorca. Qua đó cũng thể hiện một niềm tin mạnh mẽ vào tương lai đầy tươi đẹp và sáng lạn của đất nước Tây Ban Nha.

  • “Cỏ mọc hoang” và “máu chảy” là hai hình ảnh đối lập hoàn toàn về ý nghĩa. Hình ảnh “máu chảy” đau thương bất lực bao nhiêu thì “cỏ mọc hoang” lại thể hiện sự sống đầy phi thường của nghệ thuật nói chung và tinh thần kiên cường bất khuất của những người nghệ sĩ chân chính.

- Hình ảnh “giọt nước mắt vầng trăng”

  • Đây là hình ảnh đẹp nhưng lại trầm buồn khi biểu tượng cho chính sự tiếc thương và đau buồn của toàn bộ những người yêu nghệ thuật khi nhắc đến cái chết của Lorca.

  • Vầng trăng sáng soi chiếu xuống nơi giếng sâu gợi ra cảm giác có phần ớn lạnh, u ám và chính là nỗi buồn khó có thể biến mất hay phai nhạt.

- Hình ảnh “long lanh đáy giếng”

  • Qua hình ảnh này ta có thể thấy được nghệ thuật của Lorca luôn là một điều gì đó bất tử theo thời gian, không thể nào bị thế lực thù địch giết chết.

  • Dù người nghệ sĩ Lorca bị ám hại, biến mất khỏi cuộc sống thực thì tiếng đàn của ông không bao giờ mất đi. Tiếng đàn cũng như nghệ thuật của Lorca luôn vang vọng, ngân nga, lan tỏa và trường tồn trong mọi hoàn cảnh.

3.5 Câu 5 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Phân tích những hình ảnh đan xen giữa thực và ảo thể hiện cái chết và sự bất tử của Lorca trong hai đoạn thơ cuối. Câu thơ kết có thể đem lại ấn tượng và cảm xúc gì cho người đọc?

  • Tiếng đàn của Lorca chính là nghệ thuật, thể hiện lý tưởng đấu tranh không ngừng của người nghệ sĩ. Bọn phát xít có thể chôn vùi Lorca nhưng người dân Tây Ban Nha nói riêng và những người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới sẽ luôn lưu giữ tiếng đàn của ông. 

  • “Tiếng đàn như cỏ mọc hoang” dù không ai chăm sóc thì nghệ thuật sẽ luôn phát triển. Đây chính là sự bất tử, vĩnh hằng của người nghệ sĩ Lorca.

  • Tiếng li-la li-la li-la vang lên lần cuối với bao sự tiếc nuối, thương xót cho số phận của người nghệ sĩ tài hoa nhưng phận lại mỏng.

  • Hình ảnh “đường chỉ tay đã đứt” thể hiện chân thực nhất về cuộc đời đã đến hồi kết của Lorca. Đây chính là hình ảnh mang tính nghệ thuật cao, thể hiện sự ly biệt của Lorca với cuộc sống.

  • Hình ảnh “dòng sông rộng vô cùng” là hình ảnh mang tính ảo, là những điều nói về thế giới bên kia, là nơi con người sẽ đến sau khi sự sống ở thế giới này kết thúc. Dòng sông rộng lớn đó thể hiện cho sự vô cùng của cõi âm, thể hiện cho một sự vĩnh hằng đúng nghĩa.

  • Hình ảnh “chàng ném lá bùa cô gái Digan - vào xoáy nước” là hình ảnh mang tính biểu tượng. “Chàng” ở đây là chỉ Lorca, “lá bùa” là nghệ thuật của ông và “Cô gái Digan” tượng trưng cho nền âm nhạc dân gian của đất nước Tây Ban Nha. “Xoáy nước” là hình ảnh nguy hiểm, thể hiện cho sự lãng quên sự hủy diệt của nghệ thuật. Câu thơ này thể hiện rõ nhất sự lo lắng và bất lực của Lorca mỗi khi ông nghĩ đến sự hủy diệt của nghệ thuật và khi ông mất đi các tác phẩm của ông có thể bị rơi vào quên lãng.

3.6 Câu 6 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Xác định yếu tố tượng trưng, yếu tố siêu thực trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.

  • Yếu tố tượng trưng xuất hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca”. Đàn ghi ta chính là cuộc đời của người nghệ sĩ, là số phận của Lorca, là thể hiện cho một con người tài hoa yêu đất nước yêu nghệ thuật.

  • Hình ảnh tượng trưng “bầu trời cô gái ấy biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha.

  • Hình ảnh tượng trưng “máu chảy” biểu tượng cho cái chết của Lorca.

  • Hình ảnh tượng trưng “cỏ mọc hoang” biểu tượng cho sự sự sống mãnh liệt của những tác phẩm Lorca để lại cho đời.

  • Hình ảnh tượng trưng “giọt nước mắt vầng trăng” biểu tượng cho những tiếc thương và đau buồn khi Lorca mất đi. 

  • Hình ảnh tượng trưng “long lanh đáy giếng” biểu tượng cho sự bất tử, vĩnh hằng của những gì Lorca để lại.

  • Cái chết của người nghệ sĩ Lorca cũng chính là một hình ảnh siêu thực. Lorca dù chết đi nhưng để lại cho đời nghệ thuật bất diệt. Cái chết của ông là sự mất mát rất lớn trong nghệ thuật đương đại của Tây Ban Nha nói riêng và thế giới nói chung.

  • Yếu tố siêu thực “bầu trời cô gái ấy” đầy ảm đạm là sự đồng cảm của chính tác giả khi nhắc đến những khó khăn và con đường đấu tranh của đất nước Tây Ban Nha sẽ còn rất dài.

  • Yếu tố siêu thực “máu chảy” đến mức nhuộm đỏ cả cái “áo choàng” thể hiện sự phẫn nộ và đau lòng khi thấy những tội ác kinh khủng mà chế độ độc tài đã gây ra cho Lorca và người dân Tây Ban Nha.

  • Yếu tố siêu thực “giọt nước mắt vầng trăng” là hình ảnh đầy sức gợi hình gợi cảm nhưng lại mang lại cho người đọc cảm giác u ám lạnh lẽo bởi nó thể hiện một nỗi buồn kéo dài đến vô cùng.

3.7 Câu 7 trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Bài thơ gợi cho bạn suy nghĩ gì về sức mạnh của nghệ thuật trong đời sống.

  • Nghệ thuật có thể vô hình không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại có sức mạnh to lớn đến với đời sống của con người. Một tác phẩm nghệ thuật có khả năng thể hiện cảm xúc buồn vui, có thể kích thích cảm xúc của con người. Nó chính là sự truyền tải không chỉ của cảm xúc mà còn là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, giữa những người có ngôn ngữ khác nhau.

  • Nghệ thuật là thứ có năng lực thể hiện những hiện thực một cách rõ ràng nhất. Chỉ qua bài thơ  “Tiếng đàn của Lorca” mà người đọc có thể thấy được một cách rõ ràng nhất về thực tế những gì đã xảy ra ở đất nước Tây Ban Nha trong khoảng thời gian chế độ độc tài Franco đóng chiếm và những điều độc ác mà bọn phát xít đã gây ra. Còn tiếng đàn của Lorca mỗi khi cất lên đã thể hiện được tiếng nói của người dân Tây Ban Nha, tiếng lòng của đất nước xinh đẹp phải chịu sự áp bức và bóc lột của quân xâm lược.

  • Nghệ thuật giúp ta được giáo dục một cách hiệu quả và tinh tế nhất. Qua bài thơ “Tiếng đàn của Lorca” đã gợi cho người đọc những bài học về nghệ thuật cũng như giáo dục ta về lòng yêu nước, tinh thần kiên cường bất khuất và niềm tin vào một tương lai tốt đẹp sẽ đến.

  • Nghệ thuật góp phần giúp cho cuộc sống của ta trở nên đẹp hơn bởi chỉ qua bài thơ này mà người đọc như được nâng cao tính thẩm mỹ. Tiếng đàn của người nghệ sĩ Lorca còn giúp cho con người ta sống có hy vọng hơn, có niềm tin vào cuộc sống hơn.

  • Nghệ thuật là thứ sẽ lưu truyền muôn đời và có sức sống mạnh mẽ nhất. Đây là một câu khẳng định bởi dù Lorca đã mất đi từ rất lâu nhưng nghệ thuật của ông vẫn luôn được khắc sâu trong lòng của những người yêu nghệ thuật sau này. Những tác phẩm của ông chính là sự động viên mạnh mẽ cho con người khi phải đối mặt với bất cứ cuộc đấu tranh chống lại bất công áp bức nào.

  • Nghệ thuật được coi là ngôn ngữ chung, tiếng nói chung của tất cả đất nước, của toàn nhân loại. Bài thơ “Tiếng đàn của Lorca” của tác giả Thanh Thảo đã được phiên dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau để dễ tiếp cận đến bạn bè quốc tế hơn và thực tế chứng minh tác phẩm này đã được đánh giá cao và được rất nhiều nước đón nhận. Một phần nguyên nhân lớn cho thành công này cũng bởi vì nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca có sự tác động đến tất cả mọi người và là cầu nối giúp cho các nền văn hóa khác nhau có thể tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau.

4. Kết nối đọc viết trang 50 SGK Văn 9/1 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ.

Bài thơ “Tiếng đàn ghita của Lorca” đã được tác giả  sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo làm tăng thêm vẻ sức hấp dẫn và chiều sâu cho tác phẩm. Hình ảnh “tiếng đàn ghi ta màu nâu” tượng trưng cho nghệ sĩ Lorca và nghệ thuật của ông. Âm thanh của đàn ghi ta gắn liền với truyền thống văn hóa của đất nước Tây Ban Nha. Qua đó thể hiện được sự gắn bó không thể tách rời giữa người nghệ sĩ với quê hương mình. Hình ảnh bầu trời u ám trong “bầu trời cô gái ấy” đã thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với những khó khăn, thách thức mà Tây Ban Nha đang phải đối mặt thời điểm bấy giờ. Hai chữ “máu chảy” là hình ảnh về sự hy sinh của Lorca khi ông là nạn nhân của cuộc chiến chống lại chế độ độc tài thực dân. Màu máu nhuộm đỏ áo choàng đã tái hiện hình ảnh đầy ám ảnh cùng là lòng căm thù của tác giả đối với tội ác của chế độ độc tài. “Cỏ mọc hoang” tượng trưng cho sức sống mãnh liệt trong nghệ thuật của Lorca và niềm tin vào tương lai tươi sáng của Tây Ban Nha. Cỏ mọc hoang đối lập với “máu chảy”, thể hiện sự sống bất diệt đầy phi thường của nghệ thuật và tinh thần bất khuất của người nghệ sĩ. Việc sử dụng phép ẩn dụ đã giúp tác giả thể hiện những suy nghĩ sâu sắc, tình cảm chân thành của mình với Lorca và đất nước Tây Ban Nha. Đồng thời, phép ẩn dụ còn có tác dụng làm tăng tính cô đọng, sức gợi hình gợi cảm của bài thơ. Qua đó giúp người đọc có suy nghĩ và cảm nhận đa chiều hơn. Tăng thêm tính biểu cảm cho tác phẩm. Bài thơ “Tiếng đàn ghita của Lorca” chính là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990