img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận

Tác giả Minh Châu 15:03 30/11/2023 10,429 Tag Lớp 12

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận trước khi học sẽ giúp các em hình dung được kiến thức mà mình cần phải học. Có rất nhiều lỗi diễn đạt trong cách sử dụng từ ngữ và sự kết hợp các kiểu câu khi viết văn nghị luận. Bởi vậy, VUIHOC đã viết bài viết này để hướng dẫn các em cách soạn bài, phát hiện được các lỗi và vận dụng được kiến thức vào bài tập cụ thể.

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận: Cách sử dụng từ ngữ

1.1 Câu 1 (Trang 136 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)

Cùng tìm hiểu những ví dụ dưới đây và thực hiện các yêu cầu được nêu ở dưới:

Đề tài: Vẻ đẹp trong tâm hồn của Hồ Chí Minh thông qua một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm và Mới ra tù, tập leo núi.

(1) Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về tập thơ Nhật kí trong tù  … Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong các bài thơ: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.

(2) Nhắc tới sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh … những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

Gợi ý:

a) Đều trình bày một nội dung cơ bản giống nhau tuy nhiên cách sử dụng từ ngữ trong hai ví dụ phía trên có sự khác nhau như thế nào? Hãy nêu rõ những ưu điểm hoặc nhược điểm trong cách sử dụng từ ngữ của mỗi ví dụ.

- Đoạn văn (1): sử dụng quá nhiều khẩu ngữ (trong lúc nhàn rỗi, chẳng thích, vẻ đẹp lung linh) làm thiếu sức hấp dẫn, nhiều từ sử dụng chưa được chính xác nhưng lại có ưu điểm là vô cùng  ngắn gọn và làm người đọc dễ hiểu. 

- Đoạn văn (2): sử dụng những từ ngữ không được chính xác, quá dài dòng nhưng ưu điểm là cách diễn đạt vô cùng uyển chuyển, sinh động lại tăng sức hấp dẫn cho người đọc.

b) Chỉ rõ những từ ngữ sử dụng không phù hợp với đối tượng nghị luận ở các ví dụ trên. Theo anh (chị), có thể sửa lại những từ ngữ đó như thế nào để việc diễn đạt đảm bảo được yêu cầu của văn nghị luận mà vẫn giữ được ý chính trong câu văn và đoạn văn?

Những từ ngữ sử dụng không phù hợp với đối tượng nghị luận ở các ví dụ trên: hẳn ai cũng nghe nói, nhàn rỗi, khổ sở, (tâm hồn đẹp) lung linh, những bài được làm, tập thơ được viết…

Những từ ngữ này chỉ được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày hoặc không có sự liên kết chặt chẽ với nghĩa nên không phù hợp với thể loại văn nghị luận.

Sửa lại như sau:

+ “Hẳn ai cũng nghe nói” có thể sửa thành “Không thể không biết đến” (hẳn ai cũng biết đến).

+ “Nhàn rỗi” có thể sửa thành “nhàn rỗi bất đắc dĩ”.

+ “Lung linh” có thể sửa thành “trong sáng”.

+ “Khổ sở” có thể sửa thành “khó khăn”.

+ “Những bài được làm” có thể sửa thành “những tác phẩm”.

+ “Tập thơ được viết” có thể sửa thành “tập thơ ra đời”,…

c) Hãy viết lại một đoạn văn với nội dung cơ bản tương tự như những ví dụ trên nhưng sử dụng một số từ ngữ khác nhằm thay đổi cách diễn đạt.

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà người còn có vai trò là nhà văn, nhà thơ lớn. Người đóng góp cho nền văn học Việt Nam rất nhiều tuyệt tác. Một trong số đó không thể không kể đến là tập thơ Nhật ký trong tù, đó là tập thơ mà Người viết vào khoảng thời gian bị bọn Tưởng giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc. Thơ không phải là mục đích chính, mục đích cao nhất của những người chiến sĩ cách mạng như Người nhưng Người đã phải tự bộc bạch rằng trong tù không biết làm gì ngoài làm thơ. Với tinh thần vô cùng lạc quan "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" vượt qua những xiềng xích tỏng nhà tù Người đã cho ra đời một số tuyệt tác vô tiền khoáng hậu phải nhắc tới như Chiều tối; Giải đi sớm hay Mới ra tù tập leo núi.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 

1.2 Câu 2 (Trang 137 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Tìm hiểu đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi

“Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ … đang cảm thương cùng các vì sao?”

 (Xuân Diệu, Lời tựa cho tập Lửa thiêng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)

Gợi ý:

a) Những từ ngữ được in đậm trong đoạn trích phía trên có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện cảm xúc của người viết và đã gợi lên được điều gì từ đối tượng nghị luận?

- Những từ ngữ in đậm xuất hiện trong đoạn trích trên có tác dụng giúp biểu hiện sự đồng cảm của người viết đối với nỗi buồn của tác giả Huy Cận.

- Những từ ngữ ấy đã gợi lên một ấn tượng vô cùng sâu sắc về đối tượng nghị luận: Huy Cận chính là một nhà thơ của những nỗi buồn ảo não, triền miên.

b) Sắc thái biểu cảm những các từ ngữ ấy có phù hợp với đối tượng nghị luận trong đoạn trích hay không? Vì sao?

- Sắc thái biểu cảm của những từ ngữ ấy rất phù hợp với đối tượng nghị luận trong đoạn trích.

- Nguyên nhân: Các từ ngữ được in đậm như: linh hồn Huy Cận, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, điệu ái tình, lời li tao, một tiếng địch buồn, một bản ngậm ngùi dài, đìu hiu của khóm trúc… đều là những hình ảnh đã khắc họa nên tâm trạng buồn bã, rất phù hợp với giọng thơ của Huy Cận.

1.3 Câu 3 (Trang 138 Ngữ văn 12 tập 2)

Hãy chỉ ra những từ ngữ sử dụng không phù hợp ở trong đoạn văn sau, sau đó thay thế chúng bằng những từ ngữ thích hợp với yêu cầu của đoạn văn nghị luận cùng vấn đề cần nghị luận. Viết lại đoạn văn đó khi đã thay thế những từ ngữ không phù hợp.

Đề bài: Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ của linh hồn với thể xác con người thông qua đoạn trích cảnh VII trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (tác giả Lưu Quang Vũ).

“Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại … những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.”

Gợi ý:

- Những từ ngữ không phù hợp và những từ ngữ có thể thay tế:

"kịch tác gia" → từ ngữ thay thế: nhà viết kịch

"kiệt tác" → từ ngữ thay thế: tác phẩm lớn

"sự tranh chấp" → từ ngữ thay thế: mâu thuẫn

"người ta ai mà chẳng sống" → từ ngữ thay thế: con người đều sống

"chẳng là gì cả" → từ ngữ thay thế: vô nghĩa

"Anh chàng Trương Ba" → từ ngữ thay thế: Nhân vật Trương Ba

"cũng thế mà thôi" → từ ngữ thay thế: cũng vậy

"anh ta" → từ ngữ thay thế: Ông/Trương Ba

"tên hàng thịt" → từ ngữ thay thế: anh hàng thịt

"chẳng qua đó chỉ là" → từ ngữ thay thế: Đó chỉ là

"phát bệnh" → từ ngữ thay thế: dằn vặt

- Viết lại đoạn văn với từ ngữ phù hợp:

Lưu Quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm xuất sắc trong kho tàng văn học nước nhà. Với tác phẩm ấy, tác giả đã nêu lên một vấn đề mang ý nghĩa sâu sắc: Mâu thuẫn giữa linh hồn với thể xác trong quá trình sống và hướng đến sự hoàn thiện. Con người đều sống bằng cả linh hồn lẫn thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ đến mấy cũng trở nên vô nghĩa khi không có được thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng rơi vào trường hợp như vậy. Trương Ba không thể sống nếu chỉ có phần hồn. Phần hồn ấy, vì những trớ trêu và éo le của số phận, lại bị nhập vào thân xác anh hàng thịt. Đó chỉ là một cái xác đầy “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng làm cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm cho nhân vật phải dằn vặt vì những đòi hỏi và ham muốn quá quắt của nó.

Combo sổ tay kiến thức các môn giúp các em học sinh dễ dàng học và tra cứu kiến thức trong quá trình làm bài tập 

1.4 Câu 4 (Trang 138 Ngữ văn 12 tập 2)

Qua việc tìm hiểu những ví dụ phía, theo anh (chị), khi diễn đạt từ ngữ trong văn nghị luận cần phải chú ý những yêu cầu gì?

* Những yêu cầu cơ bản cần có trong việc sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

- Lựa chọn được các từ ngữ thực sự chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh sử dụng khẩu ngữ hoặc những từ ngữ mang tính sáo rỗng hoặc cầu kỳ..

- Kết hợp với việc sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh...) và một số từ ngữ có tính biểu cảm, gợi hình tượng nhằm bộc lộ cảm xúc sao cho phù hợp.

2.   Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận: Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu

2.1 Câu 1 (Bài 1 trang 138 Ngữ văn 12 tập 2)

Tìm hiểu những ví dụ sau đây và thực hiện những yêu cầu nêu ở phía dưới

Đề bài: Phân tích nhân vật Trọng Thủy của tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.

(1) Ở phần đầu truyền thuyết … mong chuộc lại lỗi lầm, tự trừng phạt và thanh tẩy tội lỗi.

(2) Nếu như từ đầu truyền thuyết … thanh tẩy những tội lỗi của Trọng Thuỷ.

Gợi ý:

a) So sánh cách dùng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn và nêu hiệu quả diễn đạt của cách dùng này.

- Cả hai đoạn văn đều dùng kết hợp các câu với độ ngắn dài khác nhau.

- Khác nhau:

Đoạn (1): sử dụng chủ yếu các câu trần thuật.

Đoạn (2): sử dụng kết hợp giữa câu trần thuật với câu hỏi, câu cảm thán.

- Hiệu quả diễn đạt:

Đoạn (1): vô cùng đơn điệu và nhàm chán.

Đoạn (2): hấp dẫn và sinh động hơn.

b) Vì sao trong một đoạn văn nghị luận cần sự kết hợp giữa nhiều kiểu câu khác nhau? 

Trong một đoạn văn nghị luận cần sử dụng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau vì việc sử dụng kết hợp như vậy trong một văn bản giúp cho việc diễn đạt được linh hoạt, cách lập luận thêm phần chặt chẽ hơn.

c) Đoạn văn nào trong hai đoạn văn phía trên có sử dụng phép tu từ cú pháp? Kể tên những phép tu từ đó? Phân tích ngắn gọn về hiệu quả của những phép tu từ ấy trong việc trình bày đề tài và giá trị biểu đạt cảm xúc của người viết.

- Đoạn văn có sử dụng phép tu từ cú pháp là đoạn văn (2).

- Những phép tu từ cú pháp được sử dụng là:

Câu hỏi tu từ được sử dụng: “Vì sao Trọng Thủy luôn nhìn thấy bóng Mị Châu nơi giếng nước?”

Điệp cấu trúc được sử dụng: Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn. Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lầm. Đó chính là cái chết của sự tự trừng phạt. Cái chết ấy có giá trị thanh tẩy những tội lỗi của Trọng Thủy.

- Hiệu quả của các phép tu từ ấy trong việc trình bày đề tài và biểu đạt cảm xúc của người viết: Góp phần bộc lộ được thái độ của người viết trước cái chết của nhân vật Trọng Thủy, khắc sâu nguyên nhân về cái chết của nhân vật ấy.

d) Tại sao trong bài văn nghị luận nên sử dụng thêm một số phép tu từ cú pháp? Các phép tu từ cú pháp hay được sử dụng trong văn nghị luận là những phép tu từ gì? Nêu một số ví dụ và phân tích một cách ngắn gọn.

- Việc sử dụng thêm một số biện pháp tu từ cú pháp trong bài văn nghị luận sẽ góp phần giúp bài văn thêm hấp dẫn và sinh động hơn.

- Những phép tu từ cú pháp hay được sử dụng trong văn nghị luận là:

Câu hỏi tu từ: “Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao?”

(Thuế máu, trích Bản án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chí Minh)

Phép tu từ điệp cấu trúc: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu….” 

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)

Phép tu từ liệt kê: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…” 

(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh).

>> Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT sớm nhất nhé! 

2.2 Câu 2 (Bài 2 trang 139 Ngữ văn 12 tập 2)

Tìm hiểu những ví dụ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới 

“Cái làng Thiện Vịnh trong thơ Nguyễn Bính … chàng trai quê ra tỉnh.”

(Tô Hoài, Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

 

Gợi ý:

a)  Trong đoạn trích phía trên, người viết sử dụng chủ yếu kiểu câu nào trong tiếng Việt? Kiểu câu đó có hiệu quả như thế nào trong việc truyền đạt nội dung cần thông báo?

Trong trích đoạn phía trên, người viết sử dụng chủ yếu các câu trần thuật (như câu kể). Việc sử dụng những câu trần thuật ấy đã mang tới cho người đọc thêm những thông tin về nội dung cần nghị luận, mà ở đó là viết về không gian nghệ thuật của thơ Nguyễn Bính.

b) So sánh kiểu câu của câu văn “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng.” với những câu văn khác trong đoạn trích và phân tích một cách ngắn gọn về hiệu quả của kiểu câu đó trong việc truyền đạt lại nội dung thông báo và biểu đạt cảm xúc của người viết.

Câu "Chỉ nghỉ lại cũng đã se lòng" là một câu rút gọn, bộc lộ được cảm xúc một cách trực tiếp. Khác với những câu còn lại trong đoạn trích chỉ đơn giản là câu trần thuật. Sử dụng câu rút gọn này sẽ tạo ra sự bất ngờ, lôi cuốn người đọc hơn bởi nó thông báo một cách trực tiếp đến người đọc và người nghe về cảm xúc của tác giả.

2.3 Câu 3 (Bài 3 trang 140 Ngữ văn 12 tập 2)

Chỉ rõ những nhược điểm xuất hiện khi sử dụng kết hợp các kiểu câu của những đoạn văn dưới đây và nêu cách khắc phục những nhược điểm ấy để việc diễn đạt nội dung thêm phần sáng rõ và linh hoạt hơn.

(1) Qua việc xây dựng tình huống … gần gũi nhất trong cuộc đời.

(2) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam … phát triển của nền văn học Việt Nam.

Gợi ý:

– Ngữ liệu (1): kết hợp giữa nhiều câu với cùng một kiểu kết cấu [Trạng ngữ, Chủ ngữ + Vị ngữ] khiến cho đoạn văn có phần khô cứng, lặp lại rất nhàm chán.

Cách khắc phục:

Qua việc xây dựng tình huống rất độc đáo, cách khắc họa nhân vật hết sức ấn tượng và việc thể hiện tâm trạng cùng, sử dụng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi liên tưởng thực sự sâu sắc, Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo nên một truyện ngắn vô cùng đặc sắc. Nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” đã bày tỏ được những trăn trở, tâm tư của con người vào thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết. Dường như, Nhĩ đã gửi đến người đọc một lời nhắn nhủ của tác giả Nguyễn Minh Châu: hãy trân trọng những giá trị, những điều thật bình dị và gần gũi nhất xung quanh chúng ta trong cuộc đời.

– Ngữ liệu (2): kết hợp giữa nhiều câu với cùng một chủ ngữ “văn học dân gian” đã gây ra sự trùng lặp, làm đoạn văn trở nên đơn điệu và khô cứng.

Cách khắc phục:

+ Câu 1: Không thay đổi, giữ nguyên.

+ Câu 2: thay thế chủ ngữ “Kho tàng văn học dân gian Việt Nam” chỉ bằng cụm từ “Đó là”.

+ Câu 3: Thay thế “Văn học dân gian góp phần” bằng cụm từ khác là “Cuốn bách khoa thư này có vai trò”.

+ Câu 4: Không thay đổi, giữ nguyên.

2.4 Câu 4 (Bài 4 trang 141 Ngữ văn 12 tập 2)

Từ những nội dung đã được tìm hiểu trong các mục 1, 2, 3, theo anh chị, khi dùng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần phải chú ý đến những yêu cầu gì?

Gợi ý:

- Cần kết hợp các kiểu câu trong một đoạn, trong bài để tránh được sự đơn điệu, nặng nề, tạo được giọng điệu linh hoạt, biểu đạt cảm xúc: câu ngắn gọn, câu dài, câu mở rộng thành phần hay câu nhiều tầng bậc...

- Sử dụng những biện pháp tu từ cú pháp nhằm tạo ra nhịp điệu, nhấn mạnh về thái độ, cảm xúc: sử dụng các biện pháp tu từ như lặp cú pháp,liệt kê, song hành, câu hỏi tu từ…

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trang bị kiến thức về cách diễn đạt trong văn nghị luận là một điều kiện cần và đủ để có một bài văn hay. Tuy nhiên, các em học sinh thường mắc phải lỗi này trong khi làm bài rất nhiều. Nếu chưa tự tin hoặc cảm thấy cần cải thiện kiến thức này thì hãy tham khảo cách soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận cùng VUIHOC nhé! Ngoài ra, để học thêm những kiến thức hay về ngữ văn cũng như các môn học khác, hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn xem thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990